Chúng ta đã nghe thấy sự tức giận, kinh ngạc và buồn bã của dân Chúa
vaticannews.va, Jean-Charles Putzolu, Vatican, 2022-11-08
Trong phòng họp bán nguyệt tại Lộ Đức ngày 8 tháng 11 năm 2022. AFP
Trong thông điệp kết thúc cuộc họp khoáng đại mùa thu, sau lời thú nhận của hồng y Jean Pierre Ricard, các giám mục Pháp chia sẻ cảm xúc của họ với dân Chúa bị tổn thương vì các vụ lạm dụng và che đậy. Giám mục Olivier Leborgne, giáo phận Arras và là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp cho Vatican News chúng tôi biết cảm nghĩ của ngài và nêu ra các biện pháp được hội nghị thông qua.
Ngày thứ ba 8 tháng 11, sau khi cuộc họp kết thúc, giám mục Olivier Leborgn đã nói lên cảm xúc của ngài: “Tôi bị suy sụp. Các giám mục rất xúc động. Xúc động trước hết cho các nạn nhân, cho dân Chúa mà họ đồng hành, những người mà các giám mục hiểu rất rõ, họ bị lung lay và đôi khi họ cho biết họ không còn tin tưởng nữa. Và cũng xúc động sâu xa với các linh mục chúng ta, những người đang bị bất ổn trong chức vụ của mình.”
Một cuộc họp được đánh dấu bằng những tiết lộ điếng lòng. Ngày thứ hai 7 tháng 11, tổng giám mục chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp Éric de Moulins-Beaufort tuyên bố với báo chí có 11 giám mục hoặc cựu giám mục đã bị liên lụy với pháp lý dân sự hoặc với giáo luật về các vụ bạo lực tình dục của họ.
Tổng giám mục chủ tịch cho biết, hồng y Jean-Pierre Ricard, nguyên tổng giám mục giáo phận Bordeaux đã thừa nhận có “hành vi đáng trách” với một trẻ vị thành niên 14 tuổi cách đây 35 năm.
Ngoài ra còn vụ giám mục danh dự Michel Santier, giáo phận Créteil bị Vatican trừng phạt năm 2021 vì “lạm dụng thiêng liêng với hai thanh niên trưởng thành” trong những năm 1990, và sự im lặng xung quanh lệnh trừng phạt ông đã tạo sự tức giận nơi giáo dân và các nhóm nạn nhân ở Pháp.
Không đi sâu vào chi tiết, tổng giám mục De Moulins-Beaufort nhấn mạnh “về tính đa dạng của các vụ, các tội đã phạm hoặc bị cáo buộc”.
Bốn biện pháp để có hiệu quả cao hơn
Giám mục Leborgne giải thích trên Vatican News: “Thực sự đây là một vụ tai tiếng, các giám mục Pháp đã đưa ra một số quyết định để tiếp tục đi tới đàng trước, rõ ràng hơn, hiệu quả hơn trong việc xử lý những hành vi lạm dụng của một giám mục.”
Tòa giám mục dự định làm việc để thay đổi các cách thực hành, gồm 4 biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu giao tiếp trong các vụ đã xảy ra, cụ thể là vụ giám mục Santier, được báo chí tiết lộ một năm sau khi đã có lệnh trừng phạt.
Vì thế giám mục Leborgne nói về quyết định thành lập một hội đồng Vox estis lux mundi, đồng hành với giám mục nhận xử lý một giám mục khác, để ngài không đơn độc, cùng đồng hành với thông tin được thu thập, để ngài có thể làm những gì ngài phải làm và gởi báo cáo về Rôma. Chúng tôi quyết định học hỏi để hiểu hơn, phân biệt các thủ tục khác nhau, để thấy những gì là nguồn cội nhằm phản ứng theo cách tốt hơn. (…) Chúng tôi tin tưởng vào sự trưởng thành của dân Chúa mà qua năm tháng, chúng tôi thấy họ không thể chịu được sự im lặng lừa dối họ, và vì thế chúng tôi phải suy nghĩ lại cách giao tiếp. Giao tiếp là một hành động công lý, cần có nhiều quy trình rõ ràng hơn để cập nhật về các vấn đề truyền thông, công khai các biện pháp trừng phạt. Và cuối cùng sẽ có một phái đoàn giám mục đến Rôma. Một vài giám mục và một số người đủ tiêu chuẩn để thấy được làm sao quan hệ giữa Rôma và các giám mục trong các vụ này được suông chảy hơn.”
Hồng y Ricard Giáo hội Pháp một lần nữa rơi vào tình trạng hỗn loạn
Nói hay không nói?
Giám mục Leborgne cho biết, “về mặt truyền thông chúng tôi đã làm việc với một luật sư trong lãnh vực dân sự, ông cho chúng tôi biết luật pháp không cấm nói, nhưng không yêu cầu nói, và trong luật dân sự, chính thẩm phán là người quyết định có công bố hay không, vì họ nghĩ điều quan trọng là việc chữa lành cho thủ phạm, vì thứ trật công cộng. Nhưng hoàn toàn không tự động”.
Giám mục Leborgne nói thêm: “Những gì chúng tôi thấy trước hết, đó là mất thông tin, sau đó là dân Chúa – và chúng tôi muốn mạnh mẽ lặp lại điều này với Rôma – là dân Chúa ở Pháp cảm thấy bị lừa dối gấp đôi khi có điều gì đó che giấu họ. Và vì thế, dù việc công bố không bao giờ là tự động trong luật dân sự cũng như trong giáo luật, vi vậy chúng tôi muốn làm việc trên những quy tắc này, dựa trên sự trưởng thành của dân Chúa và lòng tin tưởng của dân Chúa. Vì thế chúng tôi yêu cầu xem lại hoàn toàn các thủ tục của chúng tôi trong việc công bố các quyết định.”
Linh mục Hans Zollner: “Một bước tiến lớn, dù đã đến rất trễ”
Đánh giá từng trường hợp một
Nhưng các giám mục và Rôma phải “suy nghĩ chính xác từng trường hợp một. Mô hình công bố nào – một khi hình phạt đã được công bố, chúng tôi không bao giờ công bố khi phán xét chưa xong – và xem công bố với ai, nhưng xem nó một cách hệ thống và không phải bằng cách phân mảnh thông tin, mà bằng cách tập hợp chúng lại với nhau, phân định những gì liên quan đến những trường hợp này, tin tưởng và tôn trọng dân Chúa.
Trong trường hợp vụ giám mục Santier, “chúng tôi chỉ tiếc một việc, đó là khi đơn từ chức đã được Rôma chấp thuận và Rôma đã tuyên bố chấp thuận thì giám mục đó không còn là giám mục nữa. Giám mục Santier đã chủ động nói: “Tôi ở lại cho đến khi có người kế nhiệm”, đó không phải là quyết định của Rôma, và Rôma không dám phản ứng. Tôi không biết chính xác chuyện gì xảy ra, nhưng khách quan mà nói, lúc đó giám mục Santier bị covid rất nặng, nên có thể tin được. Vì vậy, chúng tôi ở trong tình trạng bối rối. Rõ ràng trong trường hợp này, chúng tôi phải suy nghĩ hơn. Nhưng khi có người từ chức, chúng ta phải rõ ràng: họ từ chức vì mệt mỏi, vì bệnh, vì đến tuổi hay vì những lý do nghiêm trọng hơn? Chúng tôi phải có khả năng thông tin”, giám mục đồng ý với lời của Đức Phanxicô khi ngài trả lời phỏng vấn trên máy bay từ Bahrain về Rôma chúa nhật 6 tháng 11, chúng ta phải loại thói quen che giấu xấu xa này.
Cả sắc phong và các danh dự cũng không bảo vệ được một khi đã phạm lỗi
Cùng nhau trên con đường hoán cải
Một thách thức khác với các giám mục và với các tu sĩ là xây dựng lại lòng tin tưởng của giáo dân Pháp, họ bị sốc vô cùng trước những tiết lộ mới này.
Giám mục Leborgne đảm bảo: “Chúng tôi kiên quyết tiếp tục công việc, một trăm giáo dân đã giúp chúng tôi suy nghĩ, đôi khi họ thúc đẩy, họ lay chuyển chúng tôi (…) Chúng tôi vẫn chưa hoàn thành những gì được yêu cầu. Chúng tôi luôn phải tiến về phía trước. Tôi hy vọng – và tôi hết lòng mong – chúng tôi sẽ cố gắng trở thành những người phục vụ đơn sơ.” Giám mục Leborgne mong muốn toàn Giáo hội cùng tham gia, ngài kết luận: “Vì tôi tin, tất cả chúng ta, kể cả các giám mục, tất cả chúng ta cùng nhau thoát ra văn hóa che giấu này. Chúng ta đang đi trên một con đường và chỉ có tương lai mới biết liệu chúng ta có dự vào một cuộc hoán cải sâu đậm và thực sự hay không. Nhưng tôi nghe nói lòng tin tưởng đã bị tổn thương nặng. Tôi không có giải pháp kỳ diệu nào để khôi phục ngoại trừ tôi tự hoán cải và giúp Giáo hội ở Pháp hoán cải. Nhưng bắt đầu với sự hoán cải của tôi.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Sơ Véronique Margron: “Cảm giác bị phản bội thật mãnh liệt”