Chuyến đi Bahrain: Đức Phanxicô và thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb, một tình bạn lâu dài

76

Chuyến đi Bahrain: Đức Phanxicô và thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb, một tình bạn lâu dài

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, đặc phái viên tại Bahrain, 2022-11-04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại Bahrain, ngày thứ sáu 4 tháng 11, Đức Phanxicô và thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb gặp nhau lần thứ sáu kể từ năm 2016. Tại Vatican, người ta không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai người và vai trò của mối quan hệ này trong việc khuyến khích đối thoại giữa tín hữu kitô giáo và hồi giáo.

Ngày thứ sáu, trước nguyện đường hồi giáo của dinh hoàng gia Bahrain, 23 nhân vật lãnh đạo tôn giáo cao cấp ngồi xếp thành hình vòng cung. Một số bên phải mặc kami, áo khoác dài màu trắng của các chức sắc hồi giáo. Một số bên trái mặc áo chùng màu trắng có giây đỏ hoặc tím. Giữa hai phía của hình vòng cung này là hai người vào chỗ khi màn đêm buông xuống trong sân lát đá cẩm thạch trắng. Giáo hoàng và thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb của Học viện Hồi giáo Al-Azhar, Ahmed Al Tayeb dự cuộc họp Hội đồng các Nhà hiền triết.

Đức Phanxicô sẽ gặp “Hội đồng các Nhà hiền triết hồi giáo” ở Bahrain

Đức Phanxicô và thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb trong buổi họp

Cần phải nói thượng giáo sĩ cao cấp sunni đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức chuyến đi, và cuộc gặp ngày hôm nay là một quá trình bắt đầu từ nhiều năm giữa hai người. Một tình bạn nảy sinh giữa Đức Phanxicô và thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb, phẩm chất và chiều sâu mà những người thân cận giáo hoàng không ngừng đề cao.

Một tình bạn đáng kể đã làm nên chuyện

Vì Đức Phanxicô đã duy trì tình bạn với thượng giáo sĩ kể từ sau ngày hai người ký một văn bản lịch sử về tình huynh đệ của con người năm 2019. Ngoài viết thư và gọi điện thoại cho nhau, hai người cũng thường xuyên gặp nhau. Cuộc gặp ở Bahrain là lần thứ sáu kể từ năm 2016, và lần gần đây nhất chỉ cách đây vài tuần trong một đại hội liên tôn được tổ chức tại Astana, thủ đô của Kazakhstan tháng 9 vừa qua.

Một quan chức cao cấp của Vatican cho biết: “Đó là một tình bạn đáng kể đã làm nên chuyện,” khi họ thấy việc tiếp tục gặp nhau của hai người chứng tỏ cho thấy đối thoại giữa người theo thiên chúa giáo và hồi giáo là có thể. Một trong những người thân cận với giáo hoàng nói: “Đó là thông điệp cho tất cả người hồi giáo.” Nhưng cũng có một số người ở Vatican cho rằng, cách giao tiếp với giáo hoàng như vậy, thượng giáo sĩ Al Tayeb có thể bị chỉ trích nặng trong nội bộ.

Ông Marco Impagliazzo, chủ tịch cộng đồng Sant’Egidio, người dấn thân vào các cuộc đối thoại giữa các tôn giáo cho biết: “Họ gặp nhau và thân tình như anh em. Họ nói chuyện rất thoải mái. Chúng ta đang ở trong một thời điểm mà bất kỳ một hình thức đối thoại nào cũng được hoan nghênh. Điều này chỉ có thể có lợi cho tín hữu kitô trong thế giới Ả rập.”

“Anh rất dũng cảm”

Tại Bahrain, một lần nữa hai nhà lãnh đạo tôn giáo đã cho thấy tình bạn của họ khi họ nói chuyện bên nhau trong buổi kết thúc diễn đàn liên tôn ngày thứ sáu. Thượng giáo sĩ đã mời gọi anh em hồi giáo nhánh chiit có một suy nghĩ pháp lý chung và khẳng định ở một quốc gia chủ yếu hồi giáo, mọi người đều phải có quyền như nhau, kể cả những người có tín ngưỡng khác. Ông nói: “Tôi kêu gọi các học giả hồi giáo trên khắp thế giới, bất kể học thuyết, trường phái của mình phải khẩn cấp tổ chức một tình huynh đệ tôn giáo giữa con người. Những lời được giáo hoàng ca ngợi vài giờ sau đó, khi hai người có cuộc gặp riêng trong phòng khách của dinh hoàng gia. Đức Phanxicô nói với thượng giáo sĩ: “Hôm nay anh rất dũng cảm khi nói về cuộc đối thoại giữa những người hồi giáo.” Sau đó Đức Phanxicô và thượng giáo sĩ có buổi nói chuyện riêng kéo dài vài chục phút, dưới bức chân dung giáo hoàng được vẽ trong dịp này.

Một tình bạn chiến lược

Đức Phanxicô nói: “Tôi nghĩ chúng ta cần gặp nhau nhiều hơn để hiểu nhau và để ghi vào lòng, cần đặt thực tế lên trước ý tưởng.” Một cách ngài nhấn mạnh về sự cần thiết nên có các cuộc gặp thường xuyên giữa tín hữu, nhưng cũng giữa những người lãnh đạo của họ.

Đức Phanxicô ở Bahrain, giữa sự mở ra giữa các tôn giáo và các căng thẳng trong nội bộ hồi giáo

Về phần mình, thượng giáo sĩ xem tình bạn này như để giới thiệu mình là người tương đương với giáo hoàng trong thế giới hồi giáo. Tuy nhiên, sự tương đương này rất xa thực tế vì thế giới hồi giáo rất phân mảnh, không chỉ giữa người sunni và người chiit mà ngay cả trong nội bộ của những phái này.

Nhưng đằng sau những bài phát biểu khai mạc khuyến khích đối thoại với người hồi giáo và cuộc chiến chống lại bất kỳ biện minh tôn giáo nào cho bạo lực thường được Vatican đề ra, thượng giáo sĩ Ahmed Al Tayeb cũng không ngần ngại tố cáo những gì ông xem là đồi trụy của phương Tây. Đặc biệt về quyền đồng tính được phương Tây xem như một “quyền tự do” đã làm cho thế giới “hỗn loạn”. Rất nhiều lời chỉ trích mà chúng tôi muốn tránh bình luận ở Vatican, để gìn giữ một tình bạn mà ngày nay dường như mang tính chiến lược hơn bao giờ hết.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Mối quan tâm của Đức Phanxicô đối với thế giới rạn nứt