Tagle, Hollerich, Roche, Tolentino de Mendoça: một vài “hồng y có thể làm giáo hoàng” cánh tả

121

Tagle, Hollerich, Roche, Tolentino de Mendoça: một vài “hồng y có thể làm giáo hoàng” cánh tả

Hình minh họa

resnovae.fr, Linh mục Claude Barthe, 2022-10-17

Việc xem xét hồ sơ của những hồng y tiến bộ, mà chúng ta biết các chiến lược gia của phong trào này, đặc biệt là các tu sĩ Dòng Tên, đã thúc đẩy một trong số họ tiến đến cuộc bầu chọn vào chức vị Thánh Phêrô trong mơ. Ba trong số này được đưa ra: Tagle, Hollerich, Roche. Nhưng danh sách không đầy đủ. Chẳng hạn còn thêm tân hồng y người châu Phi Richard Kuuia Baawobr, 63 tuổi, bề trên Dòng Trắng có thể được đưa ra.

Giám mục Phi châu Richard Kuuia Baawobr thuộc Dòng Trắng sẽ là hồng y

Luis Antonio Tagle, hồng y làm vui-lòng-người-trẻ

Luis Antonio Tagle, người Philippin, 65 tuổi, chắc chắn là người không có suy nghĩ độc đáo lớn lao, nhưng chắc chắn là tiến bộ.

Ngài là sinh viên xuất sắc của của cha Dòng Tên, có bằng thần học tại Đại học Công giáo Washington. Tham gia vào công việc Lịch sử của Công đồng Vatican II, được Trường Bologna (Giuseppe Alberigo, Alberto Melloni) biên tập, điển hình là quyển lịch sử “theo khoa chú giải về sự rạn nứt”.

Ngài được Đức Bênêđíctô XVI phong hồng y-tổng giám mục Manila, nâng lên hàng các học giả được công nhận, dù các học giả này ủng hộ “khoa chú giải về sự rạn nứt”. Và Đức Phanxicô đã nâng hồng y lên nhân vật hàng đầu: năm 2014 và 2015, ngài là một trong những đồng chủ tịch của hai Thượng hội đồng về Gia đình, làm cho những lần xuất hiện này có vẻ “trẻ” mà ngài thích, họ nói về hồng y, đó là “người tốt”.

Ngài không cần phải dệt các mạng lưới: tất cả các khuynh hướng vận động đều hành động vì ngài. Hồng y Honduras Rodriguez Maradiaga (thuộc Hội đồng các Hồng y, người chuẩn bị cuộc cải cách nổi tiếng của Giáo triều) đã đề xướng “người bảo vệ những người bị gạt ra ngoài lề xã hội” làm chủ tịch Caritas Quốc tế để kế vị mình.

Được xem là đại diện lớn cho “tư tưởng thần học châu Á”, ngài được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc ngày 8 tháng 12 năm 2019. Việc cải tổ Giáo triều đã quy tụ Hội đồng và Ủy ban Giáo hoàng về Tân Phúc âm hóa làm thành một. Được bổ nhiệm làm hồng y phó-bộ trưởng (Pro-Préfet) một trong hai phân bộ của mình, ngài ở đó như trên cái bệ. Quyền bộ trưởng là của giáo hoàng, để biểu thị tính ưu việt của Bộ này, là Bộ trưởng, giống như trước Công đồng, các giáo hoàng, các vị thầy về học thuyết, chính họ là các Bộ trưởng của Tòa thánh.

Nhưng các trách nhiệm Rôma và bầu khí căng thẳng của giới giáo triều hiện nay đã cho thấy các giới hạn của hồng y Tagle và đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ngài: ngài là nạn nhân của hội chứng kiệt sức nghề nghiệp, burn-out. Tươi cười và bí ẩn, ngài vẫn ở “kho trừ bị”.

Hồng y Tagle kêu gọi người công giáo Phi Luật Tân không suy đoán về giáo hoàng tương lai

Jean-Claude Hollerich, hồng y thượng hội đồng

Về phần mình, hồng y Hollerich, người Luxembourg, 64 tuổi, là người đích thực Dòng Tên. Chịu chức năm 1990, ngài vào Dòng Tên Nhật, ngài hiểu ngôn ngữ và văn hóa Nhật (ngài dạy tại Đại học Sophia ở Tokyo). Tổng giám mục Ratzinguerian của Luxembourg năm 2011, năm 2019 ngài được Đức Phanxicô phong làm hồng y.

Nhà vatican học Sandro Magister đã dành cho hồng y một bài báo giết người: “Nếu mật nghị muốn có một Phanxicô thứ nhì, thì đây là tên của người đó và chương trình của họ” [1]. Năm 2021, ngài được bổ nhiệm làm tổng tường trình viên của thượng hội đồng thường niên về tính đồng nghị, được xem là một phương tiện để đối phó với những “thái quá” của Con đường Thượng hội đồng Đức. Vì thế ngài có một loạt các cuộc phỏng vấn, để trình bày chi tiết về một loại chương trình đúng mức.

Nếu mật nghị muốn có một Phanxicô thứ nhì, thì đây là tên và chương trình của người đó

Ngài phản đối tuyên bố phá thai là quyền cơ bản của quốc hội châu Âu, nhưng ngài hiểu phải quan tâm đến nhân phẩm của phụ nữ và cho rằng giáo huấn của Giáo hội để bảo vệ sự sống không còn thuận tai và cần phải tìm ra những con đường khác. Những con đường nào? Ngài không nói gì về chuyện này. Ngài mong muốn, “sau khi cân nhắc kỹ lưỡng” các ông đã lập gia đình viri probati sẽ được phong chức, theo ngài điều này giúp giải quyết khủng hoảng ơn gọi. Ngài không cho phụ nữ chịu chức linh mục là hữu ích, vì trong các tiềm năng của chức tư tế thông thường của những người đã được rửa tội, sẽ cho phép họ thực hiện nhiều vai trò quan trọng. Một cách cụ thể, ngài tán thành biện pháp của thời đại: phụ nữ không nhất thiết phải truyền phép Thánh Thể, nhưng họ có thể giảng lễ.

Hồng y Hollerich: Cần thay đổi học thuyết về đồng tính

Và trên hết: “Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta nhìn về tình dục”. Thật vậy: “Lập trường của Giáo hội về tội trong các quan hệ đồng tính là sai lầm. Tôi nghĩ những cơ sở xã hội học và khoa học của học thuyết này không còn đúng nữa”. Điều này cũng áp dụng cho những người ly dị ‘tái hôn’ và ngay cả với những người tin lành: “Ở Tokyo, tôi đã cho tất cả những ai đến dự thánh lễ được rước lễ. Tôi chưa bao giờ từ chối cho bất cứ ai rước lễ. Tôi đi từ nguyên tắc, nếu một người tin lành rước lễ, đó là vì họ cũng như các người công giáo khác hiểu rước lễ có nghĩa là gì, ít nhất cũng như những người công giáo khác tham dự thánh lễ đều biết.” Nhưng phải nói thêm: “Tuy nhiên, tôi sẽ không đồng tế với một mục sư phái phúc âm.” Ouf!

Hồng y Jean-Claude Hollerich: “Để được nghe, Giáo hội phải thay đổi phương pháp của mình”

Arthur Roche, hồng y muốn chấm dứt phụng vụ truyền thống

Tân hồng y Arthur Roche không có tầm vóc của một nhân vật lịch sử, cũng không tìm cách trở thành: Horace, nhà thơ thời Cổ đại nói Auream quisquis mediocritatem diligit, ai cũng yêu thích sự tầm thường vàng…, áp dụng đúng vào nhân cách của ngài. Nhưng nhà nhân văn vĩ đại đã lọt vào những người có thể hậu-Phanxicô. Ngài đã trở thành người của một ý tưởng: triệt những kẻ thù nghịch cải cách phụng vụ.

Người Anh Yorkshire, 71 tuổi, năm 2012, ngài được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm làm Thư ký bộ Phụng tự vì ngài biết rõ hơn bất cứ ai về hồ sơ các bản dịch tiếng Anh của phụng vụ mới (ngài từng là chủ tịch Ủy ban Quốc tế Phụng vụ tiếng Anh, ICEL, cơ quan phối hợp rất tự do giữa các hội đồng giám mục nói tiếng Anh).

Khi triều giáo hoàng Đức Phanxicô bắt đầu, ngài tích cực tham gia trong việc tấn công chống lại phụng vụ truyền thống qua các giai đoạn: tự sắc năm 2019 bãi bỏ Ủy ban Ecclesia Dei; năm 2020 cùng với Bộ Tín Lý phát động cuộc điều tra toàn thể các giám mục của Giáo hội la-tinh về việc áp dụng tự sắc Summorum Pontificum; xuất bản Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng Traditionis custodes ngày 16 tháng 7 năm 2021, kèm theo thư của giáo hoàng gởi các giám mục thông báo rõ về ý định của các nhà biên soạn: bỏ lex orandi cũ (diễn đạt ngoại thường của luật cầu nguyện). Và được đặt dưới sự giám sát của Bộ Phụng tự Kỷ luật Bí tích, hay nói cách khác là dưới sự giám sát của hồng y Arthur Roche, người đã thành bộ trưởng của bộ này.

Và ngày 18 tháng 12 năm 2021, thông qua Responsa của ngài, câu trả lời cho các câu hỏi được cho là đặt ra cho Giáo hội về chủ đề Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng Traditionis custodes, hồng y Roche thêm vào. Chỉ có sách lễ truyền thống, và từ đó việc cử hành Thánh Thể, vẫn được cho phép như một khoan dung. Ngài cấm việc dùng các sách khác (nghi thức các bí tích và giáo hoàng của giám mục) và do đó cấm cử hành tất cả các bí tích một cách truyền thống: rửa tội, giải tội, thêm sức, hôn nhân, xức dầu và phong chức. Một cách lý thuyết.

Tổng Giám mục Arthur Roche, cánh tay mặt phụng vụ của Đức Phanxicô

Tân hồng y Arthur Roche: tranh luận về phụng vụ là một “bi kịch”

Hay hồng y Tolentino de Mendonça?

Tờ Catholic Herald tự tin khẳng định cuộc chạy đua tiền-mật nghị hiện nay đang diễn ra giữa hồng y Tagle người tiến bộ, hồng y Péter Erdő người bảo thủ [2] và hồng y Matteo Zuppi, ở một trung tâm không xác định [3], tuy nhiên tờ báo ghi nhận, cuộc bầu chọn giáo hoàng phải có 2/3 số phiếu và do đó cần có sự đồng ý rộng rãi. Kết quả là, tờ báo đưa ra một tên mới, đó là tân hồng y José Tolentino de Mendonça, người sẽ là “nhân vật được tất cả các phe phái chấp nhận và có khả năng thu hút sự ủng hộ rộng rãi trong số họ.” [4]

Hồng y Tolentino, tân bộ trưởng Văn hóa và Giáo dục

Hồng y người Bồ Đào Nha đến từ Madeira, sắp 57 tuổi, được đào tạo là học giả Kinh thánh, về cơ bản ngài đã có sự nghiệp hàn lâm và trở thành nhà lưu trữ và thủ thư của Giáo hội la-mã từ năm 2018. Cùng năm, ngài được mời giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho Giáo triều, năm sau ngài được phong hồng y và nhân dịp cải tổ Giáo triều gần đây, ngài trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục.

Ngài tác giả của một sự nghiệp đáng kể về thơ ca, kịch nghệ, tiểu luận, cầu nguyện và ngài đã nhận không ít các giải thưởng văn học. Là nhà thơ chán chường, con cưng của các thư phòng văn hóa ở Lisbon và của giới trí thức công giáo lusitanian, ngài được tuần báo Expresso bình chọn là nhân vật Bồ Đào Nha của năm 2019.

Bồ Đào Nha vui mừng trước việc bổ nhiệm hồng y Tolentino làm bộ trưởng Văn hóa và Giáo dục

José de Mendonça là người theo tinh thần Bergoglian: “Chúng ta đang sống giữa thành phố, trong không gian đầy biên giới, đầy những bức tường vô hình và những tắc nghẽn hiện sinh […] Ước mong các tín hữu kitô được tái hôn, bị tổn thương bởi kinh nghiệm đắm tàu trong hôn nhân, hay bởi thực tế của các gia đình mới, hoặc những người đồng tính, họ tìm được trong Giáo hội một nơi để lắng nghe, chào đón và thương xót. [5]”

Ngài còn hơn chính cả Bergoglian, vì ngài rất thân với nữ tu Teresa Forcades, Dòng Biển Đức Montserrat, một nhà nữ quyền thuyết phục: “Chấp nhận phá thai như một tội nhẹ không mâu thuẫn với Thiên Chúa của người tín hữu kitô” [6]. Sơ là người phò-tránh thai, phò-phong chức cho phụ nữ và đi khắp thế giới để truyền bá ý tưởng của mình: “Tôi nghĩ chủ đề chấp nhận đồng tính hoặc những thiểu số tình dục nói chung trong Giáo hội, Đức Phanxicô đã không thúc đẩy những thay đổi về học thuyết nhưng bầu khí trong Giáo hội đã thay đổi. […] Tôi có thể nói cho chính tôi và cho những người bạn đồng hành khác, những người làm việc để hội nhập đồng tính hoàn toàn vào Giáo hội [7]. Hồng y đã viết lời tựa hùng hồn cho quyển sách của nữ tu, Thần học nữ quyền trong lịch sử (La théologie féministe dans l’histoire) [8].

Ai sống sẽ thấy. Nhiều lần và theo nhiều cách khác nhau, ngày xưa Thiên Chúa đã gởi tai ương đến để phạt tội lỗi của tín hữu kitô. Một mình Ngài biết, Ngài cho phép làm điều gì.

Cha Pio Pace

[1] Nếu mật nghị muốn có một Phanxicô thứ hai thì đây là tên và chương trình của người đó | Diakonos.be.

[2] Péter Erdő, 70 tuổi, tổng giám mục giáo phận Esztergom-Budapest và là người đứng đầu Giáo hội Hungary.

[3] Hồng y ứng viên Zuppi 67 tuổi, bị phe bảo thủ dìm vì đã viết lời tựa quyển sách tiếng Ý của linh mục Dòng Tên James Martin, tổng biên tập tạp chí Dòng Tên America, Một cây cầu để xây dựng. Mối quan hệ mới giữa Giáo hội và những người LGBT (Un ponte da costruire. Una relazione nuova tra Chiesa e persone LGBT, Marcianum Press, 2018). Trong loại văn học này, không bao giờ nói rõ ràng, để lãnh nhận bí tích, người xin nhận các bí tích phải ngừng lại để không ở trong hoàn cảnh tội lỗi công khai. Phải thừa nhận lời nói đầu là để đề xuất “một phương pháp sư phạm học thuật về tính dần dần”. Những người bảo thủ cho rằng, chưa đủ rõ ràng để hy vọng về một giáo huấn đạo đức không thể bào chữa.

[4] Tân hồng y Mendonça, Enter Cardinal Mendonça, newly-promoted love poet and possible future Pope – Catholic Herald.

[5] Radio Renascença, ngày 22 tháng 12 năm 2016.

[6] TV5, ngày 11 tháng 3 năm 2016.

[7] Media-Presse-Info, ngày 18 tháng 10 năm 2019.

[8] La teologia feminista en la història, Fragmenta Editorial, 2007.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Ngày phải bỏ phiếu đến gần”: Tại Vatican, các hồng y phác thảo chân dung tân giáo hoàng