Giáo hội: một vụ nổ bung không thể tránh khỏi?

221
Giáo hội: một vụ nổ bung không thể tránh khỏi?
resnovae.fr, Don Pio Pace, 2022-10-01
Tiến tới một vụ nổ bung?: Đó là tựa đề (trong đó dấu chấm hỏi hoàn toàn mang tính hình thức) của quyển sách “Tiến tới một vụ nổ bung? Các trao đổi về hiện tại và tương lai của đạo công giáo” (Vers l’implosion? Entretiens sur le présent et l’avenir du catholicisme) giữa bà Danièle Hervieu-Léger, nhà xã hội học về tôn giáo, giám đốc nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Nghiên cứu Xã hội (EHESS), và ông Jean-Louis Schlegel, nhà xã hội học tôn giáo, cựu giám đốc tạp chí Esprit.
Hai nhân vật đối thoại đã nói lên chẩn đoán được bà Danièle Hervieu-Léger đặt ra trong một thời gian dài, theo đó, sẽ có một sự “loại trừ văn hóa” công giáo: mối liên hệ giữa văn hóa công giáo và văn hóa chung sẽ không còn nữa. Lỗi của sự lỗi thời của công giáo: Giáo hội của Công đồng Vatican II sau khi mở các kẻ hở để đạo công giáo đến gần hơn với thế giới đương đại, và vì sợ hãi trước sự táo bạo của mình, đã dừng lại trên đường đi. Bà Danièle Hervieu-Léger và nhà xã hội học Jean-Louis Schlegel, những người bi quan, tin rằng những cải cách mà họ cho là cần thiết (tu sĩ lập gia đình, phụ nữ trong chức thánh, trong số các chuyện khác), đã không xảy ra và dù sao thì cũng quá trễ. Họ nói đạo công giáo sẽ không sống còn, một cuộc khủng hoảng nội bộ đã cho thấy ba trụ cột của đạo công giáo đã sụp đổ: độc quyền của sự thật, vùng lãnh thổ của các giáo xứ và vị trí trọng tâm của linh mục như một nhân vật thiêng liêng.
Theo họ, sự đứt gãy giữa hai đạo công giáo – mà bà Danièle Hervieu-Léger gọi là “dòng ly giáo” – là giữa hai nhóm giáo dân công giáo khác biệt, nhưng đang chuyển động. Lẽ ra thực tế là “đa dạng, rất nhiều, tan vỡ”. Đạo công giáo sẽ trải qua hiện tượng “đa phân hóa” nhưng không nằm trong lô-gích sống tản mác như người Do thái, Armenia, Liban, v.v., thành lập các cộng đồng nhỏ ở các vùng đất nước ngoài. Ở đây, các cộng đồng công giáo nhỏ bé đã trở thành các cộng đồng nhỏ tản mác tại chỗ, trên vùng đất có thể nói trở nên xa lạ dưới chân họ. Với nhiều căng thẳng nội tâm, họ sẽ tự quản lý mà qua đó, có thể là “cơ hội” – nhưng ở đây các dự đoán của các tác giả trở nên mơ hồ – trong chừng mực vì những cộng đồng “tản mác” này sẽ phải phát minh lại một truyền thống “cực kỳ sáng tạo”. Các nhà chức trách giám mục hài lòng với việc trở thành những người bảo đảm cho “mối dây hiệp thông”, có thể khá lỏng lẻo. Nói cách dễ hiểu, nếu chúng ta hiểu chính xác, vì động lực của Công đồng Vatican II, dù được Đức Phanxicô thúc đẩy (như chúng ta biết, ngài bị “Giáo triều” cản trở…) về mặt thể chế đã không thể đi đến cùng, và sẽ đi đến cùng nhờ sự sụp đổ đột ngột do những áp lực bên ngoài cũng như bên trong của đạo công giáo.
Ngoại trừ… Ngoại trừ cả hai chú ý rất nhiều đến sự lờ mờ “giữ gìn”, có thể nói như Yann Raison du Cleuziou trong quyển sách Ai là người công giáo ngày nay (Qui sont les cathos aujourd’hui, nxb. Desclée de Brouwer, 2014) ở một mức độ nào đó chống lại sự thế tục hóa bên trong của đạo công giáo. Họ đồng ý rằng sự tồn tại của “gia đình giữ đạo” buộc các nhà xã hội học thế hệ của họ phải điều chỉnh lại các phân tích của mình. Nhưng theo họ khía cạnh dễ thấy nhất của sự phản kháng việc giữ gìn này (và điều làm bực tức nhất cho những người bảo vệ sự tấn công của Traditionis custodes, Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng), như đó là “truyền thống hóa” liên tục việc tuyển chọn linh mục – giáo sĩ thuộc loại truyền thống hay Cộng đồng Thánh-Máctinô sẽ đại diện từ 20 đến 40% tu sĩ Pháp vào năm 2050 – hầu như không thay đổi bất cứ điều gì, bởi vì điều này đại diện cho một bẩm sinh  giáo sĩ rất nhỏ. Rất nhỏ, chúng tôi biết, nhưng một cách tương đối, vì đạo công giáo tự nó đã trở nên tê liệt trong xã hội, như các tác giả nhấn mạnh.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Công đồng Vatican II còn lại gì?
“Công đồng Vatican II xóa sổ các nhà thờ”: sáu thành kiến sai lầm về công đồng