Hồng y Kurt Koch: “Tôi không so sánh Con đường Thượng hội đồng Đức với chủ nghĩa nazi”  

76

Hồng y Kurt Koch: “Tôi không so sánh Con đường Thượng hội đồng Đức với chủ nghĩa nazi”

  Hồng y Kurt Koch là chủ tịch của Hội đồng Tòa Thánh về Hiệp nhất kitô hữu từ năm 2010. | © Jacques Berset

cath.ch, Maurice Page, 2022-09-30

 

Bị các giám mục Đức chỉ trích mạnh vì trong một phỏng vấn hồng y ngụ ý cho rằng Con đường thượng hội đồng Đức có những điểm tương đồng với thời đức quốc xã, hồng y đã xin lỗi và giải thích trong một tuyên bố dài ngày 29 tháng 9 – 2022.

Trong cuộc họp báo diễn ra sau cuộc họp khoáng đại của Hội đồng Giám mục Đức, tổng giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đã trách cứ hồng y Koch vì đã chỉ trích dữ dội Con đường thượng hội đồng Đức trong một phỏng vấn với tuần báo bảo thủ công giáo Tagespost, ngài đã so sánh nó với đức quốc xã. Ngài yêu cầu hồng y rút lại “việc đi trượt ra ngoài lề không thể chấp nhận này và ngay lập tức phải xin lỗi”, ngài đe dọa sẽ trình việc này lên giáo hoàng.

So sánh với phong trào nazi của Tín hữu Kitô (Deutsche Christen)? Hồng y Koch tự hỏi: “Tôi không khi nào so sánh đường lối thượng hội với hệ tư tưởng đức quốc xã và tôi sẽ không bao giờ làm như vậy. Trong cuộc phỏng vấn, trọng tâm thực sự là vấn đề thần học của các nguồn mặc khải mới.” Tinh thần của thời nay và cái mà tôi gọi là tình cảm rõ ràng đóng một vai trò trong việc này. Có thể thay đổi giáo huấn của Giáo hội theo cách này không?”

Sau đó, ngài đề cập đến ‘Tuyên ngôn Thần học của Barmen’, của tín hữu tin lành Đức ký năm 1934, họ phản đối phong trào phát xít Đức của Tín hữu Kitô (Deutsche Christen). Ngài nhấn mạnh: “Khi nói điều này, tôi không hề so sánh Con đường thượng hội đồng với não trạng của ‘các Kitô hữu Đức’ và tôi cũng không muốn làm điều này. Tuy nhiên tôi rất hối tiếc vì đã có hiểu lầm.”

Các nguồn của mặc khải

Và hồng y trở lại câu hỏi cơ bản của mình: “Đức tin kitô giáo phải luôn được giải thích theo cách vừa trung thành với nguồn gốc của nó vừa thích nghi với thời đại của chúng ta. Vì thế chắc chắn Giáo hội phải lưu ý đến các dấu chỉ của thời đại và thực hiện chúng một cách nghiêm túc. Nhưng chúng không phải là những nguồn mặc khải mới.”

 “Trong tiến trình ba yếu tố nhận thức của người tín hữu – nhìn thấy, phán đoán và hành động – các dấu hiệu của thời đại là một phần của tầm nhìn và không phải là một phần của phán xét, cùng với các nguồn mặc khải. Tôi thiếu sự phân biệt cần thiết này trong văn bản định hướng của Con đường thượng hội đồng Đức”.

Hồng y Koch là cựu giám mục giáo phận Bâle, Thụy Sĩ, nhấn mạnh ngài nêu ra câu hỏi này không phải chỉ vì sợ có một cái gì đó không nhúc nhích, cũng không có ý định đặt ngoài vòng hợp pháp như giám mục Bätzing đã đề nghị với tôi, nhưng vì lo ngại cách tiếp cận thần học chung cho tương lai của Giáo hội ở Đức.”

Nhiều người đặt câu hỏi

“Nếu giám mục Bätzing tuyên bố trong cuộc họp báo rằng những dấu hiệu của thời đại là ‘nguồn kiến thức cho sự phát triển của học thuyết ’ thì tôi có thể hoàn toàn đồng ý với ngài. Nhưng các nguồn kiến thức khác với các ‘nguồn mặc khải’.”

Hồng y Koch tiếp tục nhắc lại, cho đến nay ngài không phải là người duy nhất đặt ra những câu hỏi, trong số nhiều người đặt câu hỏi có các học giả kinh thánh, thần học gia giáo điều, triết gia chia sẻ những câu hỏi này. “Vì thế, nhận xét phê bình của tôi không thể đơn giản là nói lên một thần học hoàn toàn sai lầm.”

Những câu hỏi vẫn còn cấm kỵ ở Đức

 “Ý định của tôi không phải là để làm tổn thương bất cứ ai. Tôi chỉ đơn giản cho rằng ngay cả ngày nay chúng ta cũng có thể học hỏi từ lịch sử, thậm chí từ một lịch sử rất khó khăn. Như được thể hiện qua phản ứng gay gắt của giám mục Bätzing và những người khác, tôi phải nhìn nhận sau sự việc, thử nghiệm này đã thất bại. Và tôi phải nhận thức, ký ức về sự xuất hiện của các hiện tượng của thời đại Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia rõ ràng vẫn còn là điều cấm kỵ ở Đức. Tôi xin những ai cảm thấy bị tổn thương vì lời nói của tôi xin thứ lỗi cho tôi và tôi cam đoan, đây không phải chủ ý của tôi.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Dưới thời Hitler cũng có tranh luận tương tự”, một đối đầu chưa từng có giữa Giáo triều và các giám mục Đức vì cải cách