Bóng Trung Quốc trên chuyến đi Kazakhstan
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-09-10
Đức Phanxicô sẽ đi Kazakhstan ngày thứ ba 13 tháng 9, khi chủ tịch Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch có mặt tại thủ đô Kazakhstan trong thời gian này. Thứ bảy hàng tuần, đặc phái viên thường trực của báo La Croix đưa quý độc giả đến hậu trường Vatican, quốc gia nhỏ nhất thế giới.
Đây là câu hỏi được đặt ra ở Vatican trong những ngày này, vài ngày trước khi Đức Phanxicô lên đường đi Kazakhstan dự Đại hội lần thứ 7 các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới. Giống như cái bóng mà ai cũng biết đang treo lơ lửng trên chuyến tông du lần thứ 38 của Đức Phanxicô đến Kazakhstan từ ngày 13 đến 15 tháng 9. Trên thực tế, với việc thượng phụ Mátxcơva Kyrill hủy bỏ chuyến đi Kazakhstan mà Đức Phanxicô dự định sẽ gặp thượng phụ trong chuyến tông du Trung Á này, cuộc gặp bất ngờ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành vấn đề trọng tâm của chuyến đi này.
Nếu lúc này không không chắc hai người sẽ gặp nhau, vì họ không tham gia ở thủ đô Kazakhstan trong cùng một sự kiện, thì khả năng này là một phần của các cuộc đàm phán giữa Rôma và Bắc Kinh trong việc gia hạn thỏa thuận tháng 10 năm 2018 cho các cuộc bổ nhiệm chung các giám mục Trung Quốc.
Nhưng dù sao, tuy mong chờ này khó khả thể – nhưng không phải là không thể – thì chính những liên hệ không chính thức đã được bàn đến trong những ngày gần đây giữa hai bên. Kể cả trong môi trường của các học giả.
Đây là trường hợp xảy ra ngày 5 tháng 9, trong một ngày nghiên cứu kín đáo được Đại học Camerino của Ý và Đại học Federico II ở Naples tổ chức trực tuyến với sự có mặt của các chuyên gia từ Đại học Bắc Kinh, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Đại học Chính trị, Khoa học và Luật Trung quốc. Trước sự chứng kiến của Đức Ông Juan Ignacio Arrieta, thư ký phụ trách các văn bản lập pháp, và là một chuyên gia giỏi về giáo luật tại Vatican.
Chủ đề thảo luận trong ngày nghiên cứu Vatican-Trung Quốc: thẩm quyền của quyền lực giáo hoàng và Giáo hội công giáo trên thế giới, nhưng cũng là “quyền lực của Tòa thánh và các quy định của Hiến pháp Trung Quốc”. Nhìn bề ngoài, những chủ đề này có vẻ kỹ thuật nhưng thực tế lại khá nhạy cảm với Rôma và Bắc Kinh. Và là cách để đôi bên tiến thêm một bước theo cùng một hướng.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Kazakhstan: Kitô giáo tái sinh sau khi chế độ Xô Viết sụp đổ