Bài giảng đầu tiên của Đức Gioan-Phaolô I có gì đặc biệt
fr.aleteia.org, Philip Kosloski, 2022-09-03
Ngày chúa nhật 4 tháng 9, Đức Gioan-Phaolô I được phong chân phước, trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của ngài, ngài chỉ giảng có hai lần. Và bài giảng đầu tiên của ngài bắt đầu… bằng tiếng la-tinh. Chỉ vì chỉ tại chức 33 ngày nên chắc chắn ngài ít được biết đến trong tư cách là giáo hoàng của Giáo hội công giáo. Ngài chỉ giảng hai lần, một trong lễ nhậm chức và lần thứ nhì là khi ngài ở ghế Thánh Phêrô ở Rôma. Và thật lạ lùng, ngài bắt đầu bài giảng đầu tiên của mình bằng tiếng la-tinh.
Sau vài phút, ngài chuyển sang tiếng Ý và nói: “Chúng tôi bắt đầu bài giảng này bằng tiếng la-tinh vì như chúng ta đã biết, la-tinh là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội và là cách hiển nhiên và hiệu quả để thể hiện tính phổ quát và thống nhất của Giáo hội”. Những lời ngài nói dường như lặp lại tài liệu của Công đồng Vatican II, Sacrosanctum concilium, trong đó nêu rõ: “Luật đặc biệt vẫn còn hiệu lực, việc sử dụng ngôn ngữ la-tinh phải được duy trì trong các nghi thức la-tinh”.
Các tài liệu chính thức của Giáo hoàng thường được viết hoặc dịch sang tiếng la-tinh, nhưng các bài giảng thường dịch sang tiếng Ý hoặc tiếng địa phương (nếu giáo hoàng đang đi nước ngoài). Đó là lý do thật ngạc nhiên khi ngài giảng một đoạn bằng tiếng la-tinh trong bài giảng đầu tiên của ngài với tư cách là giáo hoàng. Tiếng la-tinh được tiếp tục dùng ở Vatican và vẫn là ngôn ngữ chính thức của Nghi thức Rôma của Giáo hội công giáo.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Gioan-Phaolô I: Khuôn mặt của một Giáo hội khiêm tốn
Làm thế nào Đức Gioan-Phaolô I lại được phong chân phước
“Gioan-Phaolô I”, một lựa chọn tên táo bạo
Đức Phanxicô phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I: một mục tử hiền lành và khiêm nhường