Mang lại cho đời mình một ý nghĩa sẽ làm thay đổi cuộc sống chúng ta

101

Mang lại cho đời mình một ý nghĩa sẽ làm thay đổi cuộc sống chúng ta

Từ đầu thế kỷ 20, các trị liệu tâm lý của các tâm lý gia Viktor Frankl và Irvin Yalom phát triển ý tưởng mang lại cho cuộc sống một ý nghĩa, ý tưởng này đáp ứng cho việc đi tìm lý do để sống của chúng ta hiện nay.

lavie.fr, Pascale Senk, 2021-04-23

 

Giáo sư danh dự khoa tâm thần học Irvin D. Yalom ở Palo Alto, California, năm 2014.  BARBARA MUNKER / DPA / ALAMY / PHOTO12

“Điều tệ nhất là cảm giác trống rỗng. Như thể chúng ta không thể nào lấy lại chất liệu cho cuộc sống.” Đó là lời bà Isabelle Delattre mô tả tình trạng mà căn bệnh ung thư (của bà và của chồng bà đã bị căn bệnh này lấy đi mạng sống chỉ trong vòng chín tháng) đã để lại cho bà cách đây 5 năm, sau khi bà hoàn tất các đợt điều trị. “Tôi không biết làm thế nào để trở lại với cuộc sống.” Hình thức hoàn toàn không hiểu nổi những gì chúng ta làm trên quả đất này, “để làm gì?”, nói theo thuật ngữ của nhà văn Jean d’Ormesson là “những người lạc bước” ở trần gian. Nhà tâm thần học và thần kinh học người Áo Viktor Frankl đã định nghĩa chúng như sự tuyệt vọng: “Một nỗi đau vì không còn tìm thấy ý nghĩa.”

Nỗi đau khổ này có thể khơi dậy do một thảm kịch, như trường hợp của bà Isabelle, hoặc do “sự cố trên đường đời” như mất mát đột ngột, cắt đứt, làm việc kiệt sức v.v. Qua năm tháng, nó có thể âm thầm đi qua, để rồi đời sống hàng ngày dần dần mất hết hương vị. Vậy phải làm gì bây giờ?

Làm thế nào để chúng ta vượt lên cảm giác phi lý nhưng thực sự lại không có một triệu chứng gì này?

Các dữ liệu hiện sinh

Một số nhà tâm lý trị liệu đã đặt đau khổ này lên hàng đầu, mà theo họ, không chỉ là vấn đề của bệnh lý tâm thần hay chứng loạn thần kinh. Nhà tâm lý học Viktor Frankl (1905-1997) và Irvin Yalom (1931-) là những nhà phân tích nổi tiếng nhất trong số những nhà phân tích trong lãnh vực này, họ thực hiện một bước quan trọng mang tính quyết định, được truyền cảm hứng từ triết lý trên, khác với tiếp cận mang tính khoa học và y khoa của Freud. Nơi Viktor Frankl, chúng ta nhận ra ảnh hưởng lớn của hai triết gia Đức Edmund Husserl (người sáng lập hiện tượng học) và Max Scheler, trong khi ở Irvin Yalom, “người anh em họ xa” của Frankl, chúng ta phát hiện ra một kiến thức sâu sắc về các triết gia đức Nietzsche hoặc Schopenhauer.

Trong cả hai trường hợp, được nuôi dưỡng bởi những hình ảnh hiện hữu này, ẩn giấu một xác quyết, con người trước hết bị ám ảnh bởi những dữ liệu hiện sinh như nỗi lo về cái chết, sự vô nghĩa, gánh nặng của trách nhiệm… nhưng cũng bị ám ảnh khi đối diện với những tình huống bi đát nhất, với lương tâm của mình (chính xác là con người của mình) luôn có thể tự khẳng định mình và tìm ra con đường đi đến tự do.

Từ rối loạn đạo đức đến chiến thắng đạo đức

Viktor Frankl gọi sự đảo ngược này là “biến đổi từ rối loạn đạo đức đến chiến thắng đạo đức”. Ông bắt đầu khám phá ra ý nghĩa cho  sự tồn tại của chính mình: giúp người khác tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của họ. Giáo sư Georges-Élia Sarfati, chủ tịch Trường phái Phân tích và Trị liệu Hiện sinh của Pháp (Efrate) và là người dịch các tác phẩm của Frankl giải thích: “Nơi ông, thuật ngữ này bao gồm hai khía cạnh trị liệu, vừa là các giá trị mà chúng ta cho chính chân trời của mình, vừa là định hướng mà chúng ta sẽ dùng để thực hiện các chương trình này.”

Tâm lý gia Viktor Frankl là bác sĩ tâm thần người Áo thứ ba, cùng với Freud và Adler, trong các biểu tượng thống trị vào thời của ông đã mở con đường cho một “phân tích hiện sinh”. Vì nếu Freud, người sáng lập ra phân tâm học xem con người được hướng dẫn bởi “nguyên tắc khoái lạc” và nếu Adler khẳng định quyền bá chủ của “cuộc tìm kiếm quyền lực” thì về phần mình, Frankl nhấn mạnh vào khát vọng ý nghĩa. Cách tiếp cận của ông không chỉ ra đời từ các lý thuyết triết học. Nó còn được cắm rễ trong chính sự tồn tại của chính nó. Kinh nghiệm của ông trong các trại tập trung (từ năm 1942 đến năm 1945, ông và gia đình bị trục xuất đến Theresienstadt và Auschwitz) có ý nghĩa quyết định trong việc đưa ra các câu hỏi ban đầu của ông. Chúng ta sẽ nghĩ tâm lý gia Viktor Frankl đã phát triển tầm nhìn của ông về “liệu pháp trị liệu nhờ ý nghĩa” từ trong các trại tập trung. Điều này có phần sai: trong nhiều năm ông làm việc (đặc biệt với những người trẻ tự tử nhập viện tại khoa của ông ở Vienna) để chính thức hóa cách tiếp cận của ông, theo đó rối loạn hiện sinh không chỉ là rối loạn cảm xúc.

Sự ra đời của liệu pháp trị liệu nhờ ý nghĩa

Ngược lại, chính khi ông bị đưa vào trại tập trung, trong túi ông lúc đó có bản thảo quyển phân tích hiện sinh Bác sĩ và Tâm hồn (Le Médecin et l’Âme), bản thảo này bị tịch thu nên ông tìm được sức mạnh để sống sót: sống để khi ra tù có thể viết lại, và vì thế nó trở thành ý nghĩa cho cuộc đời của ông, để ông có thể đứng vững trước những chuyện khủng khiếp. Khi đó ông hiểu, việc tạo cho mình một mục tiêu sẽ thay đổi mọi thứ.

Dấn thân này cho thấy, một trong những “giá trị cao cả của ý nghĩa” là có thể giúp cho người đang trong tình trạng tuyệt vọng đứng dậy được. Giáo sư Georges-Élia Sarfati giải thích: “Đối với Frankl, chúng có ba thứ trật, pathos, dấn thân vì một chính nghĩa, thực tế là đóng góp cho thế giới; eros: các mối quan hệ, tình bạn cưu mang chúng ta, tình yêu cho chúng ta đôi cánh; và cuối cùng là ethos: khả năng có một thái độ tích cực khi đối diện với đau khổ. Nhưng hiện thân của những giá trị này hoàn toàn mang tính cá nhân. Mỗi cá nhân phải đưa ra ánh sáng theo cách riêng của mình để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.” Chính từ ý tưởng tìm kiếm và thể hiện giá trị của bản thân mà phương pháp trị liệu nhờ đến ý nghĩa (logothérapie) của tâm lý gia Viktor Frankl được ra đời.

Trau dồi sức mạnh của mối liên kết

Việc tiếp nhận tác phẩm này muộn ở Pháp là gián tiếp nhờ vào thành công của các tiểu thuyết của Irvin Yalom, nhà trị liệu tâm lý hiện sinh danh tiếng. Giáo sư Yalom sinh ra ở Washington, dạy học ở California, bất cứ đau khổ nào của người bệnh đều nảy sinh từ sự chạm trán (thường là vô thức) của họ với nỗi thống khổ của sự hữu hạn, của cô đơn bản thể, của sức nặng tội lỗi và sự tự do luôn phải chinh phục.

Dù khách hàng của ông tư vấn về các khó khăn tình dục hoặc gia đình, giáo sư Irvin Yalom chứng minh cho thấy, liệu pháp tâm lý cũng giống như cuộc đối thoại theo tinh thần Socrate, được tiến bộ bằng cách nâng cao những thách thức hiện sinh (hoặc phủ nhận) và mở ra một mối quan hệ hòa bình hơn với tình trạng vô nghĩa của thân phận con người. Để đạt được điều này, cần có một lá bài chủ, vừa có tác động khai mở vừa có tác động chữa lành: mối dây liên hệ giữa nhà tâm lý trị liệu và bệnh nhân của ông. Dù giáo sư Irvin Yalom không có “trường phái”, nhưng công việc phi thường tường thuật và mô tả trong các quyển sách khác nhau của ông, về những gì xảy ra trong liệu pháp tâm lý hiện sinh, thì ngày nay, liệu pháp trị liệu nhờ ý nghĩa, logothérapie, của Frankl được dạy ở Pháp thông qua Trường phái Phân tích và Trị liệu Hiện sinh (Efrate) và Hiệp hội trị liệu nhờ ý nghĩa (Association des logothérapeutes francophones), và hai bằng đại học của Đại học Paris-Descartes: bằng đại học về tâm lý học của Khoa Khoa học Cơ bản và Y sinh của Saints-Pères và bằng tâm lý trị liệu và tâm thần học phát triển.

Như giáo sư Irvin Yalom viết, đối với bệnh nhân ngày nay, họ “đấu tranh với tự do hơn là với những thôi thúc bị kìm nén”, chắc chắn những liệu pháp tâm lý này giúp họ biết được mình thực sự muốn làm gì cho đời mình là chuyện đã trở nên cần thiết.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: “Tôi không còn mục đích nào trong đời nữa”