Vượt ra khỏi sự xấu hổ

48
Vượt ra khỏi sự xấu hổ
Chuyến tông du Canada của Đức Phanxicô được đánh dấu bằng lời xin lỗi lịch sử của ngài với người dân bản địa, nhà khảo luận Erwan Le Morhedec của báo La Vie kêu gọi tín hữu kitô vượt lên sự xấu hổ vô ích để khiêm tốn đặt câu hỏi về văn hóa của chúng ta.
 lavie.fr, Erwan Le Morhedec, 2022-08-01
 Đức Phanxicô cầu nguyện tại Nghĩa trang Quốc gia Ermineskin Cree ở Maskwacis, Alberta trong chuyến tông du Canada ngày thứ hai 25 tháng 7 năm 2022.  DENETTE NATHAN / CP / ABACA
Sự hợp tác của các dòng công giáo trong bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần gây ra cho người dân bản địa Canada cho đến gần đây đã làm chúng ta không khỏi xấu hổ. Chính giáo lý công giáo đã dẫn dắt các tín hữu chúng ta đến đó. Đức Gioan Phaolô II, được Đức Phanxicô trích dẫn trong bài diễn văn đầu tiên, nhấn mạnh qua sợi dây liên kết gắn họ “trong Nhiệm thể”, họ “mang sức nặng của những sai lầm và lỗi lầm của những người đi trước họ”. (Incarnationis mysrium, # 11).
Do đó, cảm giác trung thành với một Giáo hội là kẻ phản bội chính mình và với Tin Mừng đã ở trong lòng chúng ta, khi chúng ta phát hiện ra các thành viên đồng tình với một hệ thống mà thậm chí giáo hoàng cho là diệt chủng. Liệu có nên chỉ nhìn não trạng của một thời, để chúng ta đánh giá rất nhanh chóng và hồi tưởng lại không? Chúng ta muốn tin như vậy, bởi vì đúng là các cơ quan dân sự Canada đã khởi xướng những việc làm này, và các giáo hội kitô giáo khác cũng dự phần vào.
 Trái tim nổi loạn
Nhưng nếu trái tim của một tín hữu kitô không nổi loạn, hôm qua và hôm nay, khi đối diện với điều ác đã làm “trên những người nhỏ nhất trong số anh em mình”, lần này tại “trường nội trú” thì tốt gì để nhận mình là kitô hữu? Tại nguồn gốc của sứ mệnh, Thánh François de Laval, giám mục đầu tiên của tỉnh bang Québec đã ra vạ tuyệt thông người công giáo nào buôn bán rượu với người bản xứ, là dấu hiệu cho thấy sự thỏa hiệp với thế giới ở thời đại của ngài là không thể tránh khỏi. Chính Đức Phanxicô đã đưa ra điều này: việc tham gia vào hệ thống trường nội trú cũng là phần tiếp theo của sự nhầm lẫn giữa đức tin và bản sắc.
Vì vậy, “lời xin lỗi không phải là dấu chấm hết” (Đức Phanxicô ngày 25 tháng 7 năm 2022), chúng ta phải vượt ra khỏi sự xấu hổ, một điều không có lợi. Việc tôn trọng lịch sử của những dân tộc đầu tiên của Châu Mỹ mời gọi chúng ta đặt câu hỏi về văn hóa của chúng ta, và về sự chóng mặt trong sự phát triển và kiêu ngạo đã lấn chiếm sau đó và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.
Nếu không hy sinh tầm nhìn thần thoại về lịch sử anh-điêng, và để chúng ta không bị đè nặng, chúng ta phải nghe nền văn hóa khác này, họ nói những gì chúng ta nếm trải ngày hôm nay là hoa quả đắng cay của một xã hội bị mất, của đau khổ về sinh thái và sự khô cằn thiêng liêng. Và, như Đức Phanxicô thường đưa ra, không nên nhượng bộ thêm một lần nữa cho sự tự đủ của một nền văn hóa thuộc địa khác, coi thường quá khứ, những gì yếu ớt nhất, cũng như xem thường thiên nhiên. Và cả ngày nay, một khoảng cách lành mạnh với thế giới và các thẩm quyền của thời là điều cần thiết.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
 Bài đọc thêm: Đức Phanxicô nhận chứng từ của người bản địa như một “cái tát”