Hấp hối kéo dài của Giáo hội Québec kể từ chuyến đi của Đức Gioan-Phaolô II năm 1984
Năm 1985 có một nửa số người công giáo tuổi từ 15 trở lên đã dự vào các sinh hoạt tôn giáo. Từ năm 2017 đến năm 2019, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 26%.
Đức Gioan-Phaolô II chào đoàn giáo dân khổng lồ tụ tập trong khuôn viên PEPS, ngày 9 tháng 9 năm 1984. Ảnh: Pierre Caillé
ici.radio-canada.ca, Marie-Pier Mercier, 2022-07-19
Năm 1984, hàng trăm ngàn người Québec chào mừng Đức Gioan-Phaolô II trong chuyến tông du của ngài đến đây. Các thánh lễ không còn chỗ dù đức tin đã giảm sút kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng thầm lặng. Gần 40 năm sau, khi Đức Phanxicô sắp đến Québec, một số quan sát viên nói đến một giáo hội “sụp đổ”: một hiện tượng ở tỉnh bang Québec đã được cảm nhận cách đặc biệt.
Linh mục Gilles Routhier, giáo sư thần học dang tiếng tại Đại học Laval-Québec và là Bề trên Tổng quyền Séminaire Québec xác nhận, trong 30 năm, tỉnh bang Québec đã chứng kiến một tiến hóa đáng kể và dù sao thì ở đây việc giữ đạo đã bị sút giảm.
Tất cả các chỉ số đều ở mức báo động đỏ cho hàng giáo sĩ Québec: số lượng linh mục, nữ tu, tín hữu, các thể chế và tình trạng tài chính của Giáo hội.
Theo Thống kê Canada, ở Québec năm 1985 có khoảng một nửa (51%) người công giáo từ 15 tuổi trở lên tham dự các sinh hoạt tôn giáo ít nhất mỗi tháng một lần. Từ năm 2017 đến 2019, tỷ lệ này đã giảm một nửa (26%).
Sinh động nhờ nhập cư
Linh mục Pierre Gingras, cha xứ họ đạo Notre-Dame-de-Foy ở Québec có thể xác nhận điều này. Trong thời gian sứ vụ của cha, cha đóng cửa ba nhà thờ, kể cả nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả năm 2015, được Bộ Văn hóa xếp vào loại đặc biệt. Cha biết mình sẽ còn đóng cửa nhiều nhà thờ khác. Cha rất buồn và thật là bi thảm cho tình trạng này.
Có sáu nhà thờ trong giáo xứ của cha, nhưng số giáo dân chỉ đủ cho một nhà thờ. Tuy nhiên, những giáo dân mới đến, đại diện cho một phần ba giáo dân đã có thể giữ cho một vài nhà thờ mở cửa.
Sự đóng góp của họ quan trọng nên có một thánh lễ được cử hành bằng tiếng Tây Ban Nha vào mỗi tối thứ bảy. Một thánh lễ bằng tiếng Bồ Đào Nha cũng sắp được thành hình. Đó là không kể thánh lễ mang tính chất châu Phi được cử hành mỗi tháng một lần.
Một thánh lễ bằng tiếng Tây Ban Nha được cử hành mỗi thứ bảy hàng tuần tại nhà thờ Thánh Matêô ở Sainte-Foy. Ảnh: Radio-Canada
Giai đoạn tan vỡ
Theo giáo sư Gilles Routier, từ những năm 1980, tình trạng này đã bắt đầu xuống nhanh. Từ năm 1920 đến năm 1960 là thời điểm đạo công giáo ở thời thịnh vượng. Đa số các gia đình ở Québec đều trang hoàng nhà của họ băng cây thánh giá. Giáo sư giải thích, lúc đó nhà thờ chịu trách nhiệm về giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội. Nhà thờ có nhiệm vụ bổ sung.
Không thể tránh khỏi, đây là một số tiêu chuẩn đạo đức của người Québec. Một số cha xứ còn ra lệnh cho các gia đình các cách dàn xếp trong nhà, trong phòng ngủ của họ.
Nhà nước nắm lại trách nhiệm của họ từ những năm 1960 đến 1980. Từ đó một số giáo dân Québec muốn đoạn tuyệt với quá khứ của họ và thoát ra khỏi quan hệ phụ tử của Giáo hội.
“Ở Quebec, có một phẫn uất, nếu không muốn nói là căm ghét đạo công giáo. (…) Người Québec vẫn còn một số vấn đề muốn giải quyết với Giáo hội.” – Trích lời của giáo sư thần học Gilles Routhier, Đại học Laval và bề trên tổng quyền tại Séminaire Québec
Linh mục Pierre Gingras cũng nhận xét, đặc biệt thế hệ người lớn tuổi baby-boomer đã bỏ nhà thờ nhưng bây giờ chúng tôi thấy chủ yếu người già và người trẻ muốn khám phá lại khía cạnh tôn giáo của họ.
Linh mục Pierre Gingras là cha xứ họ đạo Notre-Dame-de-Foy. Ảnh: Radio-Canada
Đây là trường hợp của anh Antoine Malenfant, 37 tuổi, tổng biên tập tạp chí tôn giáo Le Verbe, Lời. Anh đi nhà thờ hai lần một tuần. Anh gặp vợ ở đó, và anh có tám người con. Chúng tôi đang chờ đứa con thứ 9 và thứ 10, cặp sinh đôi thứ nhì của chúng tôi. (…) Anh cười: Điều này được in trên khuôn mặt của tôi, tôi tuân thủ giáo lý tình dục của nhà thờ.
Anh Antoine Malenfant là tổng biên tập tạp chí tôn giáo “Le Verbe”. Ảnh: Radio-Canada / Bruno Boutin
Anh Antoine Malenfant cũng xuất thân từ một gia đình đông con. Cha mẹ tôi đã truyền cho chúng tôi những gì quan trọng nhất của họ và đó là những gì tôi muốn làm cho các con của tôi.
Đạo công giáo giúp anh mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của anh, giúp anh vượt qua những khó khăn và mang lại cho anh tinh thần cộng đồng.
“Mọi người không còn đến nhà thờ vì họ muốn như thế. Chung quanh tôi có nhiều gia đình trẻ đi nhà thờ và họ đi nhà thờ vì đó là chọn lựa của họ.” – Trích dẫn của anh Antoine Malenfant
Đối với anh, nhà thờ trống vắng không quan trọng mấy. Anh thích giáo dân đi lễ vì xác tín và do lựa chọn như vậy. Họ đến gần với mục đích của Chúa Kitô.
Những hành động hung bạo trong Giáo hội
Linh mục giáo sư Gilles Routhier nhận xét, có ít tín hữu như anh Antoine Malenfant.
Theo linh mục, các vụ bê bối tình dục của các linh mục ấu dâm và trường nội trú của người bản địa đã góp phần làm giảm số lượng giáo dân. Nó không chỉ xảy ra nơi người bản địa, nó còn vào trong ý tưởng cho rằng tất cả những gì Giáo hội đã làm là lạm dụng.
Ở Québec có 24 vụ kiện tập thể chống lại các giáo phận và dòng tu. Hơn 2.500 người Québec đang chờ tòa phán quyết cho công lý họ đòi hỏi. Ông Pierre Bolduc là một trong số đó.
Ông Pierre Bolduc đang kiện giáo phận Québec vì những hành hung ông phải chịu đựng trong những năm 1960 tại Thetford Mines. Ảnh: Radio-Canada
Trong những năm 1960, ông bị cha xứ của ông tấn công tình dục nhiều lần. Ông cũng nghĩ rằng các vụ tấn công tình dục đã góp phần làm cho nhà thờ trống vắng. Thật khó để định lượng, nhưng nó chẳng giúp gì. Dù sao ông công nhận ông đã mất đức tin vì lý do này.
Tương lai của Giáo hội công giáo ở Québec
Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo hội công giáo trải qua giai đoạn khó khăn. Linh mục giáo sư Gilles Routhier cho rằng, nếu nghĩ Giáo hội đã kết thúc là một ảo tưởng lớn, nhưng chúng ta phải mong chờ chuyến vượt sa mạc dài lâu này, cha muốn ám chỉ các đoạn trong Kinh thánh.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Chuyến đi của Đức Phanxicô đến Canada: tuổi của ngài là một lợi thế