Chuyến tông du Canada dưới dấu hiệu của lắng nghe

32

Chuyến tông du Canada dưới dấu hiệu của lắng nghe

Sau khi tiếp ba phái đoàn người bản địa đến Rôma vào đầu mùa xuân, Đức Phanxicô chuẩn bị đi thăm Canada, thời điểm lịch sử này trước hết thuộc về các Dân tộc Bản địa.

lapresse.ca, Mathieu Lavigne, 2022-07-18

Tất nhiên với nhiều người Canada, việc Đức Phanxicô đến thăm đất nước là ngày lễ hội, nhiều người còn giữ kỷ niệm không thể xóa nhòa về chuyến đi đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II đến Canada năm 1984. Tuy vậy chúng ta nhớ mục đích chuyến đi từ ngày 24 đến 29 tháng bảy là để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng bản địa. Người bản địa nhấn mạnh họ cần gặp giáo hoàng, và trên hết cảm nhận được cảm xúc của ngài khi ngài nhắc lại lời xin lỗi, để cảm thấy những gì ngài nghe đã thay đổi, đã lay động nội tâm ngài như thế nào.

Lời xin lỗi được ngài nói lên ngày 1 tháng 4 vừa qua tại Rôma cần được nhắc lại càng gần càng tốt cho những người sống sót và gia đình của họ. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong môi trường người bản địa với các mối quan hệ, tính xác thực, sự hiện diện, những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của tình bằng hữu chân thành và lâu dài.

Trong những ngày tháng bảy này, những người không phải là Người bản địa có lúc sẽ bị phai mờ, nhưng là để chia sẻ các câu chuyện của những người đã sống thảm kịch lạm dụng dưới mọi hình thức trong các trường nội trú.

Góp phần cho sự sáng tỏ các bài phát biểu can đảm và có tác động thay đổi này cũng là cách để tham dự vào quá trình lắng nghe và gặp gỡ, đó là trọng tâm chuyến đi của giáo hoàng.

Hạt giống của một cái gì đó lớn hơn

Khi chuyến đi của Đức Phanxicô trên đất Canada kết thúc, cần phải đảm bảo chuyến đi và lời xin lỗi này không phải là một điểm đến nhưng là điểm khởi đầu mầm mống của một cái gì đó vĩ đại hơn. Chủ đề của chuyến đi là “Cùng nhau bước đi” và hành trình chữa lành chỉ mới bắt đầu. Cùng đi với nhau, chắc chắn, nhưng chúng ta cẩn thận, những người không phải là người bản địa không điều khiển cuộc đi. Tôi muốn nói thêm: nếu cần, những người này nên ở lại phía sau một bước, đặc biệt khi mong muốn đi trước của họ quá lớn. Tình bằng hữu được hy vọng này sẽ không phát triển theo tốc độ của chúng ta. Chúng ta thường nói về hòa giải mà không suy nghĩ gì nhiều về những gì thuật ngữ này ngụ ý.

Nhiều người bản địa nhắc nhở chúng ta, rất khó để hòa giải với một người – trong trường hợp này là với các quốc gia, – mà chúng ta không biết… Và đúng là chúng ta biết rất ít về 11 quốc gia bản địa có mặt trên lãnh thổ ngày nay được gọi là Québec.

Vì sao không nhân cơ hội có chuyến tông du này để hiểu rõ hơn về anh chị em bản địa chúng ta, lắng nghe sự thật của họ và để bản thân chúng ta được biến đổi từ bên trong? Với lý do chính đáng, các cộng đồng bản địa muốn những lời xin lỗi này không chỉ mang tính biểu tượng.

Tình bằng hữu là vấn đề của sự nhất quán. Và hiếm có tình bằng hữu nào mà không mang vết thương. Nhưng những gì khắc ghi lâu dài là nơi những hành động gây ra đau khổ và bất công được sửa chữa.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô đến Canada từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 để xin người bản địa tha thứ

Giám mục Poisson, chủ tịch Hội đồng Giám mục Canada giải thích các thách thức của chuyến đi Canada của Đức Phanxicô