Suy ngẫm về chuyến đi Canada của Đức Phanxicô 

81

Suy ngẫm về chuyến đi Canada của Đức Phanxicô 

Suy ngẫm của ông Philippe Vaillancourt, tổng biên tập báo Présence về chuyến đi Canada của Đức Phanxicô

presence-info.ca, Philippe Vaillancourt, 2022-05-16

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 11 tháng 5-2022 tại Quảng trường Thánh Phêrô. (Ảnh CNS / Vatican Media)

Sự việc là phải có một giáo hoàng phải đến Canada để cố gắng hàn gắn mối quan hệ giữa Giáo hội và các dân tộc bản địa, đã chứng tỏ trên hết, đây là một thất bại to lớn của Giáo hội Canada về vấn đề này.

Sau nhiều năm tránh né trì hoãn, câu lặp đi lặp lại đã quen và cảm giác khó chịu vẫn còn thấy rõ. Các nhà chức trách giáo hội Canada đã để vấn đề này kéo dài trong một thời gian dài, dưới một loạt các lý do: chương trình làm việc của giáo hoàng, giới hạn quyền hạn của họ, sự cần thiết phải “đi cùng nhau” trước… Cũng không phải do các khuyến nghị của Ủy ban Sự thật và Hòa giải, cũng không phải do sự lộn xộn của giới truyền thông ở Quốc hội và những nỗ lực vụng về nhằm hạn chế thiệt hại xung quanh việc giáo hoàng không xin lỗi vào năm 2018 đã thực sự giúp khắc phục thực tế rằng, nếu thiếu ý chí thì chắc chắn là thiếu một đường lối lãnh đạo.

Những lời xin lỗi của các giám mục Canada vào mùa thu năm ngoái nói lên điều này khá tốt. Phiên bản tiếng Pháp vụng về, cẩn thận sao y bản tiếng Anh. Nhất là kèm theo logo và các công thức không phải của Hội đồng Giám mục Công giáo Canada. Ngay sau khi tin tức được công bố, một giám mục đã viết trên báo Présence: không được nói chính hội đồng giám mục xin lỗi, mà đó là “các giám mục”. Một lời nhắc nhở trong số những lời nhắc nhở của một môi trường đôi khi phức tạp về mặt pháp lý và hướng nội, nơi chúng phát triển.

Không một kết quả nào được đảm bảo

Nếu việc mời giáo hoàng phức tạp đến vậy, thì đơn giản chỉ vì các giám mục Canada không cùng quan điểm. Không phải vấn đề quan hệ với các dân tộc bản địa làm cho họ thờ ơ – ngược lại là đàng khác, các giám mục Canada thực sự quan tâm đến mục vụ này – nhưng đúng hơn đây là một công việc tốn kém với kết quả không chắc chắn.

Vị giáo hoàng cuối cùng đến Canada là Đức Gioan-Phaolô II hai mươi năm trước trong Ngày Thế Giới Trẻ năm 2002 tại Toronto. Hai năm sau những Ngày Thế giới Trẻ ở Rôma, những ngày này đã tiếp thêm năng lượng cho mục vụ thanh niên trong nước và hồi sinh các nhóm. Chi phí chuyến tông du này chia đều cho các giáo phận Canada, làm cho mục vụ giới trẻ bị suy giảm nhanh chóng, vốn bị kiệt quệ và thiếu hụt nguồn lực cho nhiều nơi trong những năm sau đó. Một con dốc trơn trượt, kết hợp với việc tiêu hao nhân lực và vật lực gia tăng, hiện thực hóa một cảnh báo rất cụ thể: chuyến thăm của một giáo hoàng không có gì đảm bảo kết quả.

Những mong chờ bị hạn chế

Việc chính thức xác nhận Đức Phanxicô đến Canada được công bố vào ngày thứ sáu không thu hút sự chú ý của giới truyền thông Québec cho bằng tin nghệ sĩ nổi tiếng Marie-Pier Morin mang thai. Điều đó có nghĩa là. Nếu tình trạng sức khỏe của giáo hoàng cho phép ngài mạo hiểm đến đất Canada mùa hè này, chúng ta nên mong chờ gì?

Câu hỏi này vẫn mang tính lý thuyết và có thể trả lời dựa trên hình ảnh của giáo hoàng và các chuyến đi trước trước đây của ngài. Chắc chắn ngài sẽ có những lời đúng đắn với các dân tộc bản địa, chứng tỏ có một tấm lòng khiêm tốn, ăn năn sám hối thực sự.

Nhưng ngoài khía cạnh có thể dự đoán hợp lý và tức thì này, chúng ta phải thừa nhận có một cái gì đó kỳ quặc, đó là chúng ta phải dựa vào một giáo hoàng Argentina lớn tuổi với tiếng Anh và tiếng Pháp hạn chế để làm cho vấn đề quan hệ giữa Giáo hội và các dân tộc Bản địa được đi tới. Một khi ngài đi về, điều gì sẽ còn lại?

Văn hóa cầu viện đến giáo hoàng

Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói, sự cần thiết phải có giáo hoàng chứng tỏ sự thất bại của Giáo hội Canada. Nhưng điều này lại minh họa một vấn đề khác: một thất bại về từ nghĩa học. Từ nghĩa học không phải là đặc trưng của hồ sơ Bản địa. Nó sâu đậm hơn, che giấu hơn, nếu không muốn nói là vờ vĩnh.

Việc cầu đến giáo hoàng để giải quyết một khó khăn liên quan cụ thể với lịch sử Canada là việc hiện thực hóa khó khăn để có được tiến bộ đáng kể trong một số vấn đề đương đại khi phải nhờ đến sức mạnh của các giáo hội địa phương. Trong một thời gian dài, cuộc sống của Giáo hội Canada đã sống nhờ giáo hoàng, người đã gián tiếp ra lệnh cho giáo hội phải phát biểu và hành động về các vấn đề người di cư, môi trường, phụ nữ, người LGBTQ +, v.v. Đến mức yêu mến giáo hoàng gần với thần tượng hóa giáo hoàng.

Có phải chính cái lồng của một lô-gích thứ bậc không thể thay đổi đã làm cho các giám mục Canada phải dựa vào lời nói, bài phát biểu, tuyên bố và tài liệu của Đức Phanxicô đó sao? Chúng ta nghe không biết bao nhiêu giáo sĩ và giáo dân trong các bài giảng, các buổi họp, vì không có tư duy riêng nên đã dựa vào một vài trích đoạn của giáo hoàng. “Như Đức Thánh Cha nói”, “Đức Phanxicô nói”, “Đức Giáo hoàng tốt lành của chúng ta khẳng định với chúng ta điều đó” ư? Giáo hoàng như cái nạng để tranh luận.

Hậu chuyến thăm

Sự viện đến này ăn sâu trong văn hóa công giáo ở đây đến nỗi người ta thực sự phải tự hỏi nó có ý nghĩa gì trong bối cảnh chuyến đi của Đức Phanxicô đến Canada. Giống như một tư tưởng sinh thái địa phương khó lòng phát triển một cách độc lập với Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si, đó là một ví dụ trong số các ví dụ khác, chuyến đi thăm các dân tộc bản địa của ngài có nguy cơ trở thành một điểm khởi hành ngoạn mục mà những ngày hôm sau – được địa phương quản lý – sẽ chỉ là hậu quả đáng buồn của những gì các nhà thẩm quyền giáo hội Canada đã làm chúng ta quen thuộc về vấn đề này trong nhiều thập kỷ qua không?

Vua Louix XIV đã ghi câu kế hoạch cuối cùng của vương quốc, ultima ratio regnum trên các đạo luật của ông: lý lẽ cuối cùng của nhà vua, lựa chọn cuối cùng khi các con đường ngoại giao thất bại. Viên đạn thần công xé lên không trung, đào một rãnh sâu trên đường đi của nó, sau đó dừng lại và chỉ trở thành một vật vô tri vô giác. Nó có sửa chữa những thất bại trong quá khứ không? Nó có mang lại hy vọng cho một kỷ nguyên hòa bình mới không? Ký ức về vụ nổ vẫn còn, nhưng những khẩu súng thì đã rời đi, để lại sự tái tạo cho những người ở lại.

Nếu nó không được quản lý tốt, viện đến lập luận của giáo hoàng  có thể trở thành một vướng víu thực sự.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô ở Québec, Canada: chuyến đi đơn giản hơn chuyến đi năm 1984 của Đức Gioan-Phaolô II

Đức Phanxicô đến Canada: chuẩn bị chuyến đi “rất phức tạp”, thậm chí còn “xáo trộn”