theworldnews.net, 2022-04-24
Tổng thống Vladimir Putin cầm ngọn nến tượng trưng cho hòa bình trong lễ vọng Phục Sinh tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Mátxcơva
Tối hôm qua, tổng thống Nga dự lễ vọng Phục Sinh do thượng phụ Kyrill cử hành tại Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Mátxcơva.
Khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn còn tiếp diễn, bước qua ngày thứ 60 của cuộc xung đột vũ trang, tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự lễ Phục Sinh theo lịch chính thống giáo, được tổ chức tại Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Mátxcơva. Buổi lễ do thượng phụ Kyrill, người ủng hộ cuộc tấn công của Nga ở Ukraine cử hành. Trong đoạn video, người ta thấy nhà lãnh đạo Điện Kremlin cầm ngọn nến đỏ, biểu tượng của hòa bình, và như thường lệ, bên cạnh ông là thị trưởng thủ đô Sergey Sobyanin.
Phát biểu trước thánh lễ, thượng phụ Kyrill tuyên bố hy vọng xung đột sẽ sớm kết thúc, nhưng ông không lên án sự can thiệp của Nga. Tổng thống Putin chúc thượng phụ Kyrill và toàn thể người dân Nga một lễ Phục Sinh tốt đẹp, ghi nhận Giáo hội phát triển “sự hợp tác hiệu quả với nhà nước, đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống. trong xã hội, gia đình, trong việc giáo dục các thế hệ trẻ, ở thời điểm khó khăn của chúng ta, quan tâm đến việc tăng cường hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người.
Hành động đạo đức giả của Putin trong lễ Phục Sinh chính thống giáo: giữ ngọn lửa hòa bình. Một ngày nào đó, hình ảnh này là điều nhục nhã khi Vladimir Putin cầm ngọn nến tượng trưng cho hòa bình nhưng lại giết trẻ em, phụ nữ, người dân vô tội ở Ukraine.
Chủ nghĩa cơ hội chính trị mà Putin chủ trương là hình ảnh phổ biến trong tâm thức người Nga, vốn gắn chặt vào các truyền thống chính thống giáo. Theo một cách trục lợi rất machiavel, Vladimir Putin luôn dùng tôn giáo như một công cụ, vừa tiến hành cuộc chiến hủy hoại Ukraine chưa từng thấy trong lịch sử, vừa tuyên truyền sự thuộc về kitô giáo của mình cho thế giới bên ngoài thấy, đây là hành động liều lĩnh và xáo trộn nhất, vì thói đạo đức giả này dễ bị vạch mặt và lên án. Một điều ai cũng thấy hiển nhiên.
Đối với người Nga, đây là năm đầu tiên sau đại dịch, họ mừng lễ Phục Sinh mà không bị hạn chế vì rào cản sức khỏe. Putin thường xuyên tham gia vào các lễ kỷ niệm tôn giáo lớn, lễ Giáng sinh ở các nhà thờ bên ngoài thủ đô Mátxcơva và lễ Phục sinh ở Nhà thờ Chúa Cứu thế. Kể từ khi lên nắm quyền, tổng thống Nga chỉ bỏ lễ Phục Sinh hai lần: lần đầu tiên năm 2003, vì ông đang có chuyến thăm chính thức đến Tajikistan và lần thứ hai năm 2020, thời gian cách ly vì Covid-19.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Giờ cuối cùng: Cuộc tấn công Donbass và tương lai của Ukraine. Tiếng lương tâm của Vladimir Putin