“Những người theo chủ nghĩa dân túy cổ vũ cho kitô giáo”
Trong cuốn sách mới nhất của nhà báo Ý Iacopo Scaramuzzi, nhà vatican học tại Vatican, ông nghiên cứu nguồn gốc thành công của chủ nghĩa dân túy đạt được ở châu Âu, ở Nga và ở Mỹ.
lepelerin.com, Romain Mazenod, 2022-04-22
Vladimir Putin đến với chính thống giáo chỉ vì mục đích chính trị và biến Thượng phụ Kyrill của Mátxcơva thành đồng minh chính trị của ông. (A. NIKOLSKY/RUSSIAN PRESIDENTIAL PRESS AND INFORMATION OFFICE/TASS/BACA)
Làm thế nào để xác định một nhà lãnh đạo dân túy?
Iacopo Scaramuzzi: Người đó cho mình là đại diện của người dân, thường được hiểu là một nhóm dân tộc thuần túy, bị một cộng đồng lợi ích thúc đẩy. Mỗi người dân, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu, tự xác định mình theo kẻ thù của họ. Họ có thể là giới tinh hoa toàn cầu hóa hoặc những người nhập cư hồi giáo. Người theo chủ nghĩa dân túy tự cho mình là “người cứu tinh” trong một năng động tôn giáo tự nhiên. Ở một đất nước mà đại đa số dân chúng tự nhận mình theo truyền thống, thì những người dân túy dùng các biểu tượng và ngôn ngữ kitô giáo, biến chúng thành công cụ cho mục đích riêng của mình.
Trong buổi lễ Quốc Khánh ở Budapest, Hungaria ngày 15 tháng 3-2017 / Reuters
Tại sao lại có sự trỗi dậy này nơi các nền dân chủ lâu đời?
Nguyên nhân chính là do cảm giác mình ở trên đường đà đi xuống, có căn cứ hoặc do nhận thức. Điều này càng được củng cố trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008, sau đó là làn sóng di cư từ Syria đến châu Âu năm 2014-2015. Đại dịch rất có thể đã làm bất bình đẳng sâu đậm hơn và đẩy mạnh khủng hoảng bản sắc, môi trường làm sinh sôi chủ nghĩa dân túy.
Ở Pháp, bà Marine Le Pen, ứng viên tổng thống năm 2022 là hiện thân của chủ nghĩa dân túy nào?
Trong lịch sử, Mặt trận Quốc gia của bà Le Pen có một thành phần công giáo truyền thống mạnh mẽ. Bà Marine Le Pen đã chọn cách xa nó. Không giống như ông Éric Zemmour, bà không muốn dùng lá bài chủ nghĩa cộng đồng kitô giáo.
Ở Nga, Vladimir Putin khai thác chính thống giáo như thế nào?
Ở đây có một hội tụ thực sự của các lợi ích. Giáo hội chính thống làm lợi cho Điện Kremlin và ngược lại. Chúng ta nên nhớ chủ nghĩa dân túy được lên lý thuyết lần đầu tại Nga vào thế kỷ 19. Kẻ thù là người phương Tây, họ mong muốn buộc người Nga phải mất bản sắc. Ông Alexander Dugin là nhà trí thức cực hữu, người đã cung cấp cho Vladimir Putin nội dung tư tưởng trong chính sách của ông, đã tạo một mối liên hệ giữa chủ nghĩa dân tộc, chính thống giáo và Điện Kremlin. Putin lên nắm quyền năm 2000 tại một nước Nga suy yếu sau nhiệm kỳ tổng thống Yeltsin, ông đã chú ý đến tôn giáo một cách muộn màng. Ngày nay, ông vẫn còn mang cây thánh giá nhỏ bên mình, không bao giờ bỏ lễ Giáng sinh, lễ Phục Sinh lại càng không, và bề ngoài là những nụ hôn biểu tượng thiêng liêng. Bốn năm trước khi mẹ ông qua đời, ông đi hành hương Israel và mẹ ông đã cho ông cây thánh giá khi ông rửa tội, ông đem đi và đã xin làm phép cây thánh giá trên mộ của Chúa Kitô. Để khỏi mất, ông đeo cây thánh giá trên cổ và từ đó ông luôn giữ. Ông nhận ra chủ nghĩa thực dụng là chưa đủ mà cần phải có một linh hồn để phục vụ cho chính sách của ông: trong trường hợp này là linh hồn chính thống giáo.
Đức Phanxicô nhìn những người theo chủ nghĩa dân túy như thế nào?
Với ngài, chủ nghĩa dân túy là câu trả lời tồi cho một câu hỏi hay. Từ đầu triều giáo hoàng, ngài tái khám phá ý nghĩa đáng thương của thuật ngữ này: ở quê hương Argentina, thuật ngữ này không phải là thuật ngữ “thô tục.” Chủ nghĩa Peron cho rằng bảo vệ lợi ích của người dân bằng cách kết hợp sức mạnh của Giáo hội, của công đoàn và quân đội. Giáo hoàng cũng được đào tạo về thần học quần chúng, một biến thể Argentina của thần học giải phóng. Vì thế Đức Phanxicô có thể được xem là “người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả”. Ngày nay, ngài tỏ ra nghiêm khắc với chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Ngài đả kích thói đạo đức giả của những người không đặt chân đến nhà thờ, không tuân theo giáo huấn của Chúa Kitô nhưng lại dùng kitô giáo để làm cho người nghèo chống người nghèo, cho các quốc gia chống các quốc gia. Ngài hiểu phong trào này tạo mối đe dọa chống lại kitô giáo.
Và ngài phản ứng như thế nào trước việc công cụ hóa này?
Đây là điểm mâu thuẫn chính với các mạng này. Ngài đấu tranh công khai chống lại họ. Ngài rất thích linh mục Dòng Tên, sử gia, triết gia Michel de Certeau [1925-1986], linh mục đã viết, trong các xã hội phương Tây, “ứng xử tôn giáo và đức tin đang xa nhau”. Tôi nghĩ Đức Phanxicô sử dụng những người theo chủ nghĩa dân túy để chứng minh kitô giáo không phải vậy. Họ muốn kết nối với phong tục, với bản sắc. Ngài muốn bảo vệ đức tin: một thông điệp Phúc âm, phù với Công đồng Vatican II – cởi mở với thế giới, bác ái với người nghèo, người di cư…
Do đó, trong suy nghĩ của ngài, công cụ dân túy hóa tôn giáo là một mối đe dọa. Như linh mục Michel de Certeau đã nói, một khi một nhóm xã hội hoặc hệ tư tưởng tiếm chiếm kitô giáo, thì không có gì còn lại của kitô giáo, bản chất kitô giáo sẽ bị loại bỏ. Giáo hoàng không thể không phản ứng. Vì như thế là chấp nhận kitô giáo đã kết thúc, kitô giáo không còn gì để nói. Rốt cùng, ngài làm công việc của ngài: ngài chống lại những người, cố ý hay vô tình, đặt kitô giáo vào tình thế nguy hiểm chết người.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Nhà báo Iacopo Scaramuzzi: “Cảm giác suy tàn củng cố cho một hoài niệm tôn giáo”
“Chúa? Ở tận cuối bên phải. Khi những người theo chủ nghĩa dân túy công cụ hóa kitô giáo” (Dio? In fondo a destra. Perché i populismi sfruttano il cristianesimo, Iacopo Scaramuzzi, dịch từ tiếng Ý do Muriel Lanchard, nxb. Salvator)