Nhà báo Iacopo Scaramuzzi: “Cảm giác suy tàn củng cố cho một hoài niệm tôn giáo”

83

Nhà báo Iacopo Scaramuzzi: “Cảm giác suy tàn củng cố cho một hoài niệm tôn giáo”

lemonde.fr, Florent Georgesco, 2022-02-10

Trong buổi lễ Quốc Khánh ở Budapest, Hungaria ngày 15 tháng 3-2017 / Reuters

Công cụ hóa kitô và công cụ một quá khứ lý tưởng hóa là đòn bẩy then chốt cho những người theo chủ nghĩa dân túy đương thời, một thế kỷ rưỡi sau cuộc khủng hoảng hiếu chiến boulanger. Nhà báo Iacopo Scaramuzzi phân tích hiện tượng này trong quyển tiểu luận “Chúa? Ở tận cuối bên phải.”

“Chúa? Ở tận cuối bên phải. Khi những người theo chủ nghĩa dân túy công cụ hóa kitô giáo” (Dio? In fondo a destra. Perché i populismi sfruttano il cristianesimo, Iacopo Scaramuzzi, dịch từ tiếng Ý do Muriel Lanchard, nxb. Salvator)

Nhà báo Ý Iacopo Scaramuzzi đưa tin về Vatican cho các báo La Stampa, Famiglia Cristiana hoặc Katholiek Nieuwsblad ở Hà Lan. Trong quyển sách Chúa ở tận cuối bên phải, ông nghiên cứu cách những người theo chủ nghĩa dân túy ở Ý, Pháp, Hungary, Nga hoặc Hoa Kỳ biến bản sắc kitô giáo thành một trong những nền tảng chính trong việc tuyên truyền của họ.

Từ các chủ nghĩa boulanger hiếu chiến cuối thế kỷ 19 hay chủ nghĩa quốc gia maurras ở Pháp đến chủ nghĩa bảo thủ của Mỹ hay chủ nghĩa đế quốc Nga, qua chủ nghĩa phát xít Ý, việc những ngưởi theo chủ nghĩa dân tộc đòi lại bản sắc kitô, từ lâu đã rất đa dạng hoặc thậm chí mâu thuẫn giữa công giáo, tin lành và chính thống giáo, vẫn còn trên mặt cấu trúc. Hôm nay ông chứng minh ngược lại, nó có xu hướng trở thành yếu tố của sự thống nhất. Ông giải thích thế nào về sự hội tụ này?

Nhà báo Ý Iacopo Scaramuzzi: Mussolini, người ban đầu chống hàng giáo sĩ, cuối cùng đã nhận ra, không thể cai trị ở Ý mà không có mối liên hệ chặt chẽ với Giáo hội công giáo. Tuy ông tự xưng là người công giáo và bài kitô giáo, một công thức mà nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc cùng thời với ông đã sử dụng, nhưng mỗi người giữ tín ngưỡng riêng của mình. Bây giờ nó đã đảo ngược. Những người theo chủ nghĩa dân túy thường tự định nghĩa mình là tín hữu kitô hơn là tín hữu công giáo, tin lành hoặc chính thống, do đó cho thấy họ mong muốn hiệp nhất với các bản sắc của các giáo phái khác.

Đúng là mỗi quốc gia có lịch sử riêng, mối quan hệ riêng với tôn giáo. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa, mọi người đều cảm thấy đà đi xuống, điều này vừa tạo ra những lo lắng khác nhau và giống nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác, một nỗi sợ hãi chung về sự thay đổi, về cởi mở, về xa lạ. Đà đi xuống một phần là do tưởng tượng ở các quốc gia vẫn mạnh mẽ và thịnh vượng. Nhưng phần lớn do các dân tộc cảm thấy mất quyền lực làm nảy sinh một nỗi hoài niệm. Mọi người cảm thấy như họ không thể dựa vào bất cứ thứ gì ổn định. Tôn giáo, như sợi dây xã hội, xuất hiện như một cứu cánh.

Điều nghịch lý là những xã hội này bị phi-kitô giáo rất mạnh…

Trên thực tế, bản thân các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc có mối quan hệ khá xa với đức tin tôn giáo. Rõ ràng, các nhà lãnh đạo Matteo Salvini Ý, Jair Bolsonaro Ba Tây hay Donald Trump không phải là những điển hình theo tinh thần đạo đức kitô giáo, họ có mối quan hệ công cụ với tôn giáo. Họ cảm thấy đó là đòn bẩy chính trị. Nhưng chính xác đáng chú ý là tìm hiểu lý do vì sao đòn bẩy này lại hoạt động.

Tôi đang nói về nỗi nhớ. Đây là những quốc gia có truyền thống thiên chúa giáo lâu đời. Chúng ta không đi lễ, không thờ phượng nữa, nhưng chắc chắn chúng ta có một bà nội, bà ngoại đi. Và, hơn nữa chúng ta còn giữ nhiều kỷ niệm. Tôn giáo đưa chúng ta về một thế giới trước, thế giới tuổi trẻ của chính mình hoặc thế giới tuổi trẻ của cha mẹ, một thế giới làm yên lòng. Cảm giác suy sụp càng củng cố thêm nỗi nhớ này.

Một lời giải thích khác xuất hiện từ nghiên cứu của ông: chính trị hóa chiều kích thiêng liêng được đặt trước bởi sự thánh thiêng hóa chính trị, làm thuận lợi cho nó…

Đây là ý tưởng tôi mang ơn nhà sử học George Mosse [1918-1999], ông nghiên cứu sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã, ông đặc biệt cho thấy cách họ tạo ra các thần thoại mang tính biểu tượng, mang tính nghi lễ để quốc gia hóa quần chúng. Điều này áp dụng rất tốt, trong một bối cảnh rõ ràng là rất khác so với hoàn cảnh chúng ta. Có những động lực mang tính chất tôn giáo một cách tự nhiên, theo một nghĩa nào đó thường là ma thuật, mê tín. Chúng ta thấy điều này nơi các thuyết âm mưu, nói đến cuộc đấu tranh cánh chung giữa thiện và ác, giữa thuần khiết và không thuần khiết. Tính hợp lý là không đủ. Tôn giáo về phần mình, có thể giúp tìm ra bối cảnh, khôi phục lại lịch sử. Những người theo chủ nghĩa dân túy đáp ứng được mong chờ này.

Đức Phanxicô nhìn những người theo chủ nghĩa dân túy như thế nào?

Với ngài, chủ nghĩa dân túy là câu trả lời tồi cho một câu hỏi hay. Từ đầu triều giáo hoàng, ngài tái khám phá ý nghĩa đáng thương của thuật ngữ này: ở quê hương Argentina, thuật ngữ này không phải là thuật ngữ “thô tục.” Chủ nghĩa Peron cho rằng bảo vệ lợi ích của người dân bằng cách kết hợp sức mạnh của Giáo hội, của công đoàn và quân đội. Giáo hoàng cũng được đào tạo về thần học quần chúng, một biến thể Argentina của thần học giải phóng. Vì thế Đức Phanxicô có thể được xem là “người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả”. Ngày nay, ngài tỏ ra nghiêm khắc với chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Ngài đả kích thói đạo đức giả của những người không đặt chân đến nhà thờ, không tuân theo giáo huấn của Chúa Kitô nhưng lại dùng kitô giáo để làm cho người nghèo chống người nghèo, cho các quốc gia chống các quốc gia. Ngài hiểu phong trào này tạo mối đe dọa chống lại kitô giáo.

Và ngài phản ứng như thế nào trước việc công cụ hóa này?

Đây là điểm mâu thuẫn chính với các mạng này. Ngài đấu tranh công khai chống lại họ. Ngài rất thích linh mục Dòng Tên, sử gia, triết gia Michel de Certeau [1925-1986], linh mục đã viết, trong các xã hội phương Tây, “ứng xử tôn giáo và đức tin đang xa nhau”. Tôi nghĩ Đức Phanxicô sử dụng những người theo chủ nghĩa dân túy để chứng minh kitô giáo không phải vậy. Họ muốn kết nối với phong tục, với bản sắc. Ngài muốn bảo vệ đức tin: một thông điệp Phúc âm, phù với Công đồng Vatican II – cởi mở với thế giới, bác ái với người nghèo, người di cư…

Do đó, trong suy nghĩ của ngài, công cụ dân túy hóa tôn giáo là một mối đe dọa. Như linh mục Michel de Certeau đã nói, một khi một nhóm xã hội hoặc hệ tư tưởng tiếm chiếm kitô giáo, thì không có gì còn lại của kitô giáo, bản chất kitô giáo sẽ bị loại bỏ.  Giáo hoàng không thể không phản ứng. Vì như thế là chấp nhận kitô giáo đã kết thúc, kitô giáo không còn gì để nói. Rốt cùng, ngài làm công việc của ngài: ngài chống lại những người, cố ý hay vô tình, đặt kitô giáo vào tình thế nguy hiểm chết người.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Những người theo chủ nghĩa dân túy cổ vũ cho kitô giáo”

“Chúa? Ở tận cuối bên phải. Khi những người theo chủ nghĩa dân túy công cụ hóa kitô giáo” (Dio? In fondo a destra. Perché i populismi sfruttano il cristianesimo, Iacopo Scaramuzzi, dịch từ tiếng Ý do Muriel Lanchard, nxb. Salvator)