Thượng phụ Kyrill, lá bài chủ suy yếu của Điện Kremlin

388

Thượng phụ Kyrill, lá bài chủ suy yếu của Điện Kremlin

Với việc gây hấn Ukraine, Thượng phụ của Mátxcơva “và của tất cả người Nga” đang đánh mất điều luôn làm cho ông có giá dưới mắt Vladimir Putin: ảnh hưởng ngoại giao của ông.

la-croix.com, Mikael Corre, 2022-03-22

Lá bài chủ của Điện Kremlin: thượng phụ Kyrill, người đứng đầu Giáo hội chính thống

Thượng phụ Kyrill tại nhà thờ chính tòa Chúa Cứu thế, Mátxcơva ngày 6 tháng 3 năm 2022. Artyom Geodakyan / Tass qua Reuters

Điều gì sẽ xảy ra nếu thượng phụ Kirill, 75 tuổi, chỉ là một trong những “bộ trưởng” của Vladimir Putin? Một tuần sau bài giảng đấu tranh của ông ngày chúa nhật 6 tháng 3 năm 2022 – ông cho rằng việc xâm lược Ukraine là hành động chống lại chủ nghĩa tiêu dùng, chống lại việc áp đặt lên nước Nga “niềm tự hào đồng tính” của phương Tây. Bên cạnh ông là tượng Đức Mẹ và Victor Zolotov, giám đốc Vệ binh Quốc gia Nga và là cựu vệ sĩ của Vladimir Putin. Kyrill kính cẩn nghe người lính mặc quân phục nói về cuộc xâm lược Ukraine, cuộc xâm lược “không diễn ra nhanh như chúng ta mong muốn” vì quốc xã (quân nhân Ukraine) đang ẩn náu sau lưng người dân thường”. Ông Zolotov nói, bức tượng mà ông tặng phải bảo vệ quân đội Nga và “đẩy nhanh chiến thắng”.

Thượng phụ Kirill và Victor Zolotov, giám đốc Vệ binh Quốc gia Nga và là cựu vệ sĩ của Vladimir Putin

Một giáo sĩ làm việc nhiều năm ở tòa thượng phụ Mátxcơva cay chua nói: “Những lời tuyên bố của thượng phụ trong thời gian gần đây là để nhắm đến Điện Kremlin, chứ không phải nói với giáo dân của ông. Thông điệp là: Tôi sẽ ở bên ông cho đến cùng, dù có thế nào chăng nữa.” Ông Sergei Chapnin, người cựu trách nhiệm của báo Patriarcat, đã gặp thượng phụ Kyrill nhiều lần trước khi thượng phụ được bầu năm 2009, ông nói: “Chẳng phải thượng phụ lúc nào cũng như vậy không? Thời đó ông chưa là “hoàng tử nhỏ Putin của Giáo hội”, ông trở nên: độc đoán, đôi khi rất giận dữ và nhất là cô độc. Trước năm 2009, Kyrill là nhà ngoại giao, nhà trí thức mà người ta có thể tranh luận về thần học, thậm chí có những bất đồng…” Nhưng sự gần gũi của ông với Điện Kremlin là đã có.

KGB mặc áo chùng

Mở hồ sơ KGB khi Liên Xô sụp đổ và cuộc chạy trốn sang Anh của một cựu giám đốc cơ quan lưu trữ của Nga, ông Vasiliy Mithrokhin có thể khẳng định Vladimir Mikhạlovich Goundiạev (tên dân sự của Kyrill) đã làm điệp viên. Năm 22 tuổi, ngay cả trước khi chịu chức linh mục và chỉ sau ba năm học ở chủng viện Leningrad, ông đã được gởi đi nghiên cứu các nước tư bản. Đặc vụ “Mikhạlov” (tên mã của Kyrill), 25 tuổi, được bổ nhiệm làm đại diện của tòa thượng phụ Mátxcơva ở Hội đồng đại kết các Giáo hội ở Geneva. Chúng ta đang ở năm 1969, một năm trước khi ông chịu chức. Thụy Sĩ là nơi ông khám phá về trượt tuyết, về những chiếc xe lớn, những thứ vẫn là niềm đam mê của ông.

Phải thừa nhận, Kyrill nhanh chóng cho thấy tinh thần cởi mở chân thành của ông với công giáo đã có từ trước – ông dịch bài của các thần học gia như Karl Rahner hoặc Urs von Balthasar, và làm việc về học thuyết xã hội của Giáo hội Nga – nhưng thượng phụ tương lai này trước hết đã xây dựng cho mình mạng lưới vững chắc, phục vụ guồng máy nhà nước. Theo các thông tin của báo Le Point, tờ báo đã gặp ông Innocenti Pavlov (qua đời năm 2020), cựu thư ký riêng của Kyrill, thì thượng phụ Kyrill bị mật vụ Pháp phát hiện tại Paris năm 1979 và bị cấm ở lại.

Tiếp sức trên con đường ngoại giao

Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Cũng theo nguồn tin của ông Innokenti Pavlov, trước đây, Kyrill từng có thời gian đứng đầu Học viện Thần học Leningrad (1970), được xem là khá tự do, sau đó vì bất hòa với tân giám đốc KGB, ông bị đổi về Smolensk (1984) một vùng biên giới xa xuôi. Năm 1989, ông thừa dịp đổi mới, perestrọka của Gorbatchev để về Mátxcơva, ông đứng đầu ủy ban ngoại vụ của tòa thượng phụ Mátxcơva, một địa vị có ảnh hưởng do Stalin thành lập năm 1943. Mạng lưới của ông phát triển, và đó là điều hấp dẫn Putin, ông lên nắm quyền năm 2000. Với Putin, khu vực ảnh hưởng của Tòa thượng phụ là những gì còn lại của đế chế đã mất. Kyrill là một trong những người cuối có thể nói với “thế giới Nga” mà sau này Putin sẽ cố gắng giành lại bằng vũ lực. Một kiểu đổi chác đã diễn ra: Vladimir Putin ủng hộ việc tái thiết Giáo hội, còn Kyrill tiếp sức cho ông về mặt ngoại giao.

Làm cho nước Nga “tái sinh”: đây là mục tiêu của Hội đồng Thế giới Nhân dân Nga, do thượng phụ Kyrill thành lập năm 1993, mỗi năm Hội đồng này tập hợp lại, hoành tráng, phô trương, các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và tôn giáo cấp cao, những người tái khẳng định sự gắn bó của họ với các “giá trị truyền thống”. Theo lời giải mã của ông Alexander Agadjanian, nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Nhân văn Nhà nước Nga: “Kyrill là nhân vật chính trị hàng đầu, nhưng ông trở nên quá phụ thuộc. Các lựa chọn quốc tế của ông đã tự nói lên: Mátxcơva quyết định ủng hộ chế độ Syria ư? Thượng phụ bay tới Damascus để gặp Bashar Al Assad năm 2011. Lính đánh thuê của nhóm Wagner do Điện Kremlin chỉ huy thiết lập ở Cộng hòa Trung Phi và Mali ư? Đầu năm 2022, Kyrill thông báo về cuộc tập hợp tại Mátxcơva của một trăm giáo xứ châu Phi của Tòa Thượng phụ Alexandria…

Trở lại thứ trật chiến đấu

Đôi khi Kyrill cho cảm tưởng có tự do ngôn luận, như sau cuộc chiến giữa Nga và Gruzia năm 2008. Linh mục chính thống nhà báo Jivko Panet nhắc lại: “Trong khi Vladimir Putin công nhận nền độc lập của Abkhazia, thì Kyrill vẫn giữ các tín hữu kitô Abkhazia dưới quyền của Giáo hội Gruzia, ông muốn tin rằng việc ngang hàng không có tính cách hệ thống hay tổng thể”. Năm 2014, ông cũng gây chú ý khi vắng mặt trong cuộc biểu tình do Điện Kremlin tổ chức để kỷ niệm ngày Crimea sáp nhập vào nước Nga, vì sợ sẽ cắt đứt với giáo dân của ông trên đất Ukraine. Một trong những hành động độc lập cuối cùng của ông.

Khi cuộc xâm lược Ukraine bùng nổ, thượng phụ phải đặt mình sau Vladimir Putin trong thứ trật chiến đấu. Phản ứng lại việc này, các đại diện Giáo hội của ông ở Ukraine đã bỏ ông. Bây giờ một số giáo xứ nối kết với Mátxcơva từ chối không nhắc đến tên ông trong các phụng vụ. Vatican hủy một cuộc họp đã lên kế hoạch từ lâu. Các nhà thần học chính thống cáo buộc ông theo chủ thuyết Giáo hội kết hợp với nhà nước, đặt đức tin phục vụ cho lợi ích quốc gia. Và bây giờ là câu hỏi: với Vladimir Putin, bây giờ một tầm ảnh hưởng hạn chế như vậy thì làm được gì cho Putin?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Chiến tranh thánh của thượng phụ Kyrill, cựu gián điệp KGB