Đức Phanxicô có phải là người duy nhất có thể tạo được hòa bình không?
fr.aleteia.org, Louis Daufresne, 2022-03-15
Đối diện với cuộc xung đột làm chia cắt hai dân tộc kitô giáo, liệu Đức Phanxicô có thể đóng một vai trò nào không? Theo ông Louis Daufresne, tổng biên tập Đài Notre-Dame, Đức Phanxicô không phải là không có các con bài chủ. Một mình ngài có thể hành động để kitô giáo không bị thôn tính bởi cám dỗ của bá quyền.
Ukraine làm chúng ta tuyệt vọng. Xung đột này cho thấy người tín hữu kitô cũng cư xử như những người khác, không rút tỉa được bài học hơn những người mà sự thật không soi sáng những tập tục và sự phán xét của họ. Trong chính thống giáo, chúng ta không hiểu được thế giới này, kitô giáo và chủ nghĩa dân tộc liên kết với nhau qua việc sùng bái lãnh thổ. Điều này với chính thống giáo cũng như vodka với thức uống: nó mạnh nhưng nó nhanh chóng trở yếu nếu chúng ta nô lệ nó. Ở Ukraine, chính thống giáo bị chia rẽ. Một số tuân theo tòa thượng phụ Mátxcơva, một số theo chính thống giáo độc lập gọi là “autocephalous” được Đức Thượng phụ Bartholomew của Constantinople công nhận năm 2018. Đạo luật này chấm dứt hơn 300 năm Ukraine ở dưới sự bảo vệ tôn giáo của Nga. Thượng phụ Kirill, người đồng vai ở Mátxcơva của thượng phụ Bartholomew, đã xử lý cuộc chiến chớp nhoáng này với hết sức mạnh. Ông tố cáo một cuộc ly giáo. Trước khi xe tăng của Putin đến Ukraine, Ukraine đã là chiến trường trong Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường chính thống, Mátxcơva mạnh nhất và Constantinople uy tín nhất. Cuộc chiến này gây cho thượng phụ Kyrill một mối họa khác, lần này do các nhóm quân của ông gây ra.
Chính thống giáo ly khai
Chúng ta cùng xem lại bối cảnh. Ngày 27 tháng 2, một ngày sau cuộc tấn công, Đại quan Thẩm tra Kyrill kêu gọi thánh chiến, ông thấy quân đội Nga là đội tiên phong gồm những kỵ binh của Ngày Tận thế đã tham gia chống lại “thế lực của cái ác, chiến đấu cho sự thống nhất” lịch sử giữa Ukraine và Nga. Trên đà tiến, thượng phụ Kirill tận dụng điều này để đề cao các giá trị truyền thống và tiêu diệt một phương Tây “suy đồi”. Ngắn gọn, xe tăng của họ không phải là xe diễn hành biểu tình của những người đồng tính Gay Pride, chúng ta hiểu điều này. Vấn đề của ông: ngày 28 tháng 2, chính thống giáo Ukraine mà ông nghĩ là ông kiểm soát được họ đã hoàn toàn không tin vào các câu thần chú của ông, họ nói với ông “không”. Thậm chí họ còn kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch có nguy cơ biến thành chiến tranh thế giới”. Giáo chủ Onufrij xin đàn chiên của mình chống lại cuộc xâm lược Nga. Một số linh mục địa phương phụ thuộc vào tòa thượng phụ Mátxcơva đang đòi cắt đứt mọi quan hệ với ông, một số thậm chí còn kêu gọi triệu tập một công đồng quốc gia để quyết định. Thất vọng chua cay, Kirill ngậm đắng không hé môi nhưng gáo nước lạnh này cho thấy một lỗ hổng. Cuộc chiến làm ý thức quốc gia bừng dậy vượt ra ngoài lòng trung thành với lãnh thổ.
Thời gian có vẻ như đã xa với thời Đức Gioan-Phaolô II. Sự thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức bởi cỗ máy giết người của Liên Xô trùng với sự tái sinh của các Giáo hội tử đạo vì chủ nghĩa cộng sản.
Vào thời điểm các tiểu thuyết điệp viên của Vladimir Volkoff, chúng ta có thể thấy đây như một cuộc “trở mặt.” Điều bối rối cho Putin, người có có chủ trương tạo sự liên tục giữa Đảng Cộng sản và chế độ thượng phụ Mátxcơva, chế độ bị Peter Đại đế (1672-1725) loại bỏ và đã được phục hồi trong Cách mạng năm 1917. Theo tinh thần Điện Kremlin, Giáo hội chính thống Nga sẽ tiếp quản Đảng cộng sản Nga dễ dàng hơn tòa thượng phụ Mátxcơva với các vùng lãnh thổ tôn giáo của mình đã mất trong thời cựu Liên xô. Sự bất đồng chính kiến của người Ukraine, một kiểu tôn giáo titô đe dọa giấc mơ về sự thống nhất vừa có lại. Cuộc ly khai này sẽ đi bao xa? Đó có phải là cơ hội để chính thống giáo tăng cường quyền tự chủ về tinh thần, giải phóng mình khỏi tính cách dân tộc không?
Một vấn đề khác: người công giáo có thể đóng vai trò nào không? Không dễ. Thời gian có vẻ như đã xa với thời Đức Gioan-Phaolô II. Sự thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức bởi cỗ máy giết người của Liên Xô trùng với sự tái sinh của các Giáo hội tử đạo vì chủ nghĩa cộng sản. Vào thời điểm đó, giáo hoàng là tuyên úy của phe tốt. Con chim bồ câu hòa bình của ngài đã cất cánh bay từ hàng không mẫu hạm Mỹ của Reagan. Đức Phanxicô không có vốn liếng như vậy. Những vốn liếng chống chủ nghĩa dân túy của ngài, nhiệt tình ủng hộ người di cư của ngài không làm cho ngài thành Willy Brandt của một Pstopolitik mới, một Chính sách bình thường hóa quan hệ của phương Tây với Đông Âu và Liên Xô vào những năm 1970. Liệu ngài có nên thánh hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ như ngài đã kết hiệp với các giám mục công giáo theo nghi thức la-tinh của Ukraine trong ngày thứ tư Lễ Tro ở Lviv Ba Lan không? Không chắc cử chỉ này bị hiểu như một nỗ lực nhỏ nhen của Rôma nhằm lợi dụng những ô nhục của thế giới phương Đông, để ngăn không cho Nga khỏi chết đuối ở Ukraine. Một mình ngài có thể, như trên đảo Lampedousa, đối diện với bi kịch thầm lặng, như người lữ hành của lương tâm thế giới, giống như Đức Gioan Phaolô II trên Núi Nebo nhìn ra sa mạc cuộc đời chúng ta – cũng là một thung lũng nước mắt. Chỉ có giáo hoàng Argentina mới có thể vạch ra trò chơi nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, nói với họ học thuyết Monroe không liên quan đến châu Âu và nếu Liên minh châu Âu vẫn là con vẹt của Washington, sẽ có rất ít cơ hội để lý giải với Mátxcơva. Sợ hãi, các xã hội châu Âu chỉ có thể trở thành chư hầu nhiều hơn trước những vòng hoa của giấc mơ Mỹ vẫn còn lấp lánh, cũng như co ro ớn lạnh trước chiếc áo nhà binh của đại tướng NATO. Các lệnh trừng phạt sẽ làm nghèo nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta sẽ thua lớn trong cuộc xung đột này nếu nó kéo dài.
Một mình ngài, một bác sĩ đồng quê, bảo vệ cho những trường hợp tuyệt vọng hoặc bị phân biệt đối xử, có thể khôi phục lại phẩm giá lành mạnh của nước Nga. Chỉ có ngài mới có thể đưa ra một giải pháp khả thi. Tại sao không chia sẻ Ukraine theo mô hình của Bỉ, với Kyiv là thủ đô chung và là bản lề giữa phương Tây thân phương Tây và phương Đông thân Nga? Chúng ta muốn mở nhanh các hộp ngoại giao của Vatican. Một mình ngài có thể hành động để kitô giáo không bị thôn tính bởi sự cám dỗ bá quyền. Ở ngôi Tòa thánh không có nghĩa là ở trên cao. Đức Phanxicô, cũng như Đức Gioan-Phaolô II, đã chứng minh điều đó.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Ukraine, cuộc chiến thấu cảm
Chiến tranh Ukraine: Đức Phanxicô và Đức Thượng phụ Mátxcơva nói chuyện qua điện thoại