Henry Kissinger: Để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, chúng ta hãy bắt đầu từ cuối
“Hãy cho hòa bình một cơ hội”, thông điệp hòa bình của John Lennon tại cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine ở Rôma, Ý. Simona Granati – Corbis/Corbis via Getty Images
Henry Kissinger: Để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, hãy bắt đầu từ phần cuối (The Washington Post 2014).
italplanet.it, 2022-02-27
Báo “The Washington Post” ngày 5 tháng 3 năm 2014. Henry Kissinger: Để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, chúng ta hãy bắt đầu từ cuối (Washington Post 2014). Đọc lại lịch sử.
Ngày 5 tháng 3 năm 2014, bài phát biểu trên tờ Washington Post của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger thời Richard Nixon.
Cuộc thảo luận công khai về Ukraine là về sự đối đầu. Nhưng chúng ta có biết mình đang ở đâu không? Trong đời tôi, tôi đã chứng kiến 4 cuộc chiến bắt đầu là hăng hái và được công chúng ủng hộ, tất cả chúng tôi không biết kết thúc như thế nào và 3 trong các cuộc chiến này chúng tôi đơn phương rút lui. Thử nghiệm của chính trị là biết làm thế nào nó kết thúc, không phải nó bắt đầu như thế nào. Thường thường, vấn đề Ukraine được xem như một cuộc thách đấu: liệu Ukraine tham gia vào phía Đông hay phía Tây. Nhưng nếu Ukraine muốn tồn tại và thịnh vượng, thì nước này không phải là tiền đồn của bên nào chống lại bên nào: nó phải đóng vai là cầu nối giữa hai bên. Nga phải hiểu, cố gắng ép Ukraine thành vệ tinh của mình, như thế là chuyển biên giới của Nga thêm một lần nữa, sẽ buộc Mátxcơva lặp lại lịch sử chu kỳ tự gây áp lực lean nhau với châu Âu và Mỹ.
Phương Tây phải hiểu, đối với Nga, Ukraine không bao giờ là một quốc gia xa lạ. Lịch sử Nga bắt đầu từ cái gọi là Kievan-Rus, Đất Mẹ Nga. Từ đó tôn giáo của người Nga lan rộng. Ukraine đã là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ và lịch sử của hai nước đã gắn liền với nhau trước đó. Một số trận chiến quan trọng nhất cho tự do của Nga, bắt đầu với trận Poltava năm 1709, đã diễn ra trên đất Ukraine. Hạm đội Biển Đen, phương tiện thể hiện sức mạnh của Nga ra Địa Trung Hải, có trụ sở tại Sevastopol, Crimea, theo hợp đồng thuê dài hạn. Ngay cả những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Aleksandr Solzhenitsyn và Joseph Brodsky cũng khẳng định, Ukraine là một phần không thể thiếu của lịch sử Nga và thực sự là của Nga. Liên minh châu Âu phải hiểu, nạn quan liêu giấy tờ và sự phụ thuộc vào yếu tố chiến lược với chính sách nội bộ, trong việc thương thuyết với các mối quan hệ của Ukraine với châu Âu đã làm cho cuộc thương thuyết thành cuộc khủng hoảng. Chính sách đối ngoại là nghệ thuật ấn định các ưu tiên. Người Ukraine là nhân tố quyết định. Họ sống trong một đất nước có lịch sử phức tạp và đa ngôn ngữ. Phần phía tây nhập vào Liên bang xô viết năm 1939, khi Stalin và Hitler chia nhau chiến lợi phẩm. Crimea, với 60% dân số là người Nga, chỉ trở thành một phần của Ukraine vào năm 1954, khi Nikita Khrushchev, người sinh tại Ukraine đã tặng nó như một phần cho lễ kỷ niệm 300 năm thỏa thuận giữa Nga với Cossacks. Phía tây phần lớn là công giáo; phía đông là chính thống giáo Nga. Phía Tây nói tiếng Ukraina; phía đông chủ yếu nói tiếng Nga. Mọi nỗ lực nào của bên Ukraine này nhằm thống trị bên Ukraine kia – như mô hình đã xảy ra – cuối cùng sẽ dẫn đến nội chiến hoặc tan vỡ. Việc xem Ukraine như một phần của cuộc đối đầu Đông-Tây sẽ làm mất đi bất kỳ triển vọng đưa Nga và phương Tây, đặc biệt là Nga và châu Âu, vào một hệ thống quốc tế hợp tác trong nhiều thập kỷ. Ukraine mới độc lập được 23 năm; trước đó Ukraine dưới một loại thống trị của ngoại bang từ thế kỷ 14. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo của Ukraine không học được nghệ thuật thỏa hiệp, càng không hiểu bối cảnh lịch sử. Nền chính trị của Ukraine hậu-độc lập cho thấy rõ ràng, gốc rễ của vấn đề nằm ở việc các chính trị gia Ukraine nỗ lực áp đặt ý chí của họ lên những bộ phận ngoan cố của đất nước, trước hết là bởi phe này, sau đó là phe kia. Đây là bản chất cuộc xung đột giữa Viktor Yanukovych và đối thủ chính trị chính của ông, Yulia Tymoshenko. Họ đại diện cho hai cánh của Ukraine và không sẵn sàng chia sẻ quyền lực. Một chính sách khôn ngoan của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ tìm cách để hai bên hợp tác với nhau. Chúng ta nên tìm kiếm hòa giải, chứ không phải sự thống trị của phe phái.
Nga và phương Tây, và ít nhất trong số tất cả các phe phái khác nhau ở Ukraine, đã không hành động theo nguyên tắc này. Mọi người đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nga sẽ không thể áp dụng một giải pháp quân sự mà không tự cô lập mình vào thời điểm nhiều biên giới của Nga đã bấp bênh. Đối với phương Tây, việc chống lại quyền lực của Vladimir Putin không phải là một chính sách; nó là bằng chứng ngoại phạm cho một sự vắng mặt. Putin nên nhận ra, bất kể lời phàn nàn nào của ông, một chính sách áp đặt quân sự sẽ tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Về phần mình, Hoa Kỳ phải tránh coi Nga là một thực tế khó chịu, với Nga phải học kiên nhẫn trong các quy tắc ứng xử của Washington. Putin là một chiến lược gia thực thụ, dựa trên lịch sử Nga. Hiểu các giá trị và tâm lý của Hoa Kỳ, đó là điểm mạnh của ông.
Sự hiểu biết về lịch sử và tâm lý Nga không phải là thế mạnh của các chính trị gia Hoa Kỳ. Lãnh đạo các phía nên xem xét lại kết quả, không nên tranh vị trí. Đây là khái niệm của tôi về một kết quả tương thích với các giá trị và lợi ích an ninh của tất cả các bên:
- Ukraine nên có quyền tự do lựa chọn các hiệp hội kinh tế và chính trị của mình, kể cả với châu Âu.
- Ukraine không nên gia nhập NATO, một quan điểm mà tôi đã có cách đây bảy năm trong lần xuất hiện cuối cùng của nó.
- Ukraine nên được tự do thành lập bất kỳ chính phủ nào phù hợp với ý muốn của người dân. Do đó, các nhà lãnh đạo khôn ngoan của Ukraine sẽ lựa chọn chính sách hòa giải giữa các vùng khác nhau đất nước họ. Trên bình diện quốc tế, họ nên theo đuổi một thái độ tương tự như thái độ của Phần Lan. Quốc gia này không để cho ai nghi ngờ về sự độc lập quyết liệt của họ, họ hợp tác với phương Tây trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng lại cẩn thận tránh mọi thù địch thể chế với Nga.
- Việc Nga sáp nhập Crimea không phù hợp với các quy tắc của trật tự thế giới hiện có. Nhưng có thể đặt mối quan hệ của Crimea với Ukraine trên cơ sở bớt khó khăn hơn.
Vì mục tiêu này, Nga sẽ công nhận chủ quyền của Ukraine đối với Crimea. Ukraine nên tăng cường quyền tự trị của Crimea trong cuộc bầu cử được tổ chức với sự chứng kiến của các quan sát viên quốc tế. Quá trình này sẽ bao gồm việc xóa bỏ mọi sự mơ hồ về tình trạng của hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Đây là những nguyên tắc, không phải là toa thuốc. Những người quen thuộc với khu vực sẽ biết không phải ai cũng sẽ hài lòng với tất cả các bên. Thử nghiệm không phải là hài lòng tuyệt đối mà là sự không hài lòng cân bằng. Nếu một giải pháp dựa trên các yếu tố này hay trên các yếu tố tương tự không đạt được, thì lệch lạc hướng về sự so sánh sẽ tăng nhanh. Thời gian sẽ đến đủ sớm.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Chiến tranh Nga-Ukraine. Một cuộc chiến khác … và cũng là một thế giới mới?