americamagazine.org, Linh mục Dòng Tên Jim McDermott, 2022-01-07
Sơ Jeannine Gramick và Cha Robert Nugent, ngày 10 tháng 12 năm 1999 (Ảnh CNS của Nancy Wiechec)
Sơ Jeannine Gramick dành trọn 50 năm làm việc cho người công giáo L.G.B.T. Cùng với cha Robert Nugent, sơ Gramick bắt đầu với tổ chức Những Con đường Sứ vụ Mới, tổ chức các buổi hội thảo cho người công giáo, nói về các nghiên cứu khoa học và thần học về đồng tính và những người ủng hộ quyền và nhu cầu của người L.G.B.T. Vì công việc này, cuối cùng sơ Gramick và cha Nugent bị Bộ Giáo lý Đức tin cấm làm việc với người L.G.B.T., một lệnh mà sơ không vâng lời. Sơ phải đổi Dòng để tiếp tục sứ vụ của mình.
Gần đây Đức Phanxicô đã gởi cho sơ Gramick một bức thư mừng 50 năm sứ vụ của sơ, mô tả công việc của sơ là theo “phong cách của Chúa”. Điều đặc biệt là sơ hoàn toàn không ác ý hay có cái tôi khi đối diện với tất cả những gì sơ đã trải qua. Sơ có một tính hài hước dễ dàng, tự trào, sơ nói sơ giống người phụ nữ trong Phúc Âm, không ngừng đi gõ cửa quan tòa.
Ngay cả khi sơ Gramick nhớ lại một số thời điểm đau khổ sơ đã trải qua, sơ vẫn nói về những thập kỷ sứ vụ của mình với hy vọng và thấu hiểu. Tweet
Ngay cả khi sơ Gramick nhớ lại một số thời điểm đau khổ sơ đã trải qua, sơ vẫn nói về những thập kỷ sứ vụ của mình với hy vọng và thấu hiểu. Sơ nói với tôi: “Chúng ta là dân của Chúa, chúng ta luôn lớn lên về kiến thức và nhận thức của chúng ta.”
Cuộc nói chuyện diễn ra qua ba cuộc điện thoại, đã được chỉnh sửa theo độ dài và cho rõ ràng.
Sơ có cảm giác như thế nào khi đã làm sứ vụ này trong 50 năm?
Sơ Jeannine Gramick: Cảm giác chính là lòng biết ơn và niềm vui. Chúng tôi đã đi một đoạn đường dài. Đúng vậy, chúng tôi không làm việc trong tư cách là Giáo hội, đặc biệt ở Hoa Kỳ với việc sa thải các giáo viên và những người ủng hộ người L.G.B.T. Nhưng thành thật mà nói, cách đây 50 năm, thậm chí chúng tôi không thể nói từ “đồng tính”.
Lần đầu tiên sơ tham dự vào công việc gần với người L.G.B.T. là như thế nào?
Tôi học tiến sĩ toán học ở Đại học Pennsylvania, và tôi gặp một ông Dominic Bash, một người đồng tính trong thánh lễ tại nhà. Dominic ở trong dòng Phanxicô một thời gian ngắn. Khi còn nhỏ anh đã biết mình đồng tính, nhưng tất nhiên vào thời đó người ta không nói gì về chuyện này. Nếu mình đi xưng tội, điều anh đã đi, thì sẽ bị tống ra ngoài.
Tôi đề nghị: “Vì sao chúng ta không làm một thánh lễ tại căn hộ của bạn và bạn có thể mời các bạn đồng tính của mình đến?” Đó là bước đầu.
Dù đã rời Giáo hội, Dominic có đời sống thiêng liêng sâu đậm. Sau thánh lễ, anh nói: “Tôi có nhiều bạn bè rất thích dự thánh lễ này, nhưng họ sợ. Họ nghĩ rằng nhà thờ không muốn họ. Tôi đề nghị: “Vì sao chúng ta không làm một thánh lễ tại căn hộ của anh và anh có thể mời các bạn đồng tính của anh đến?” Chúng tôi bắt đầu có những buổi phụng vụ hàng tuần tại căn hộ của anh ấy. Đó là bước đầu.
Sơ hiểu gì về đồng tính vào thời đó?
Tôi đã nghe thấy từ này, nhưng tôi hầu như không biết nó có nghĩa là gì. Tôi đã có tất cả những lầm tưởng và khuôn mẫu của xã hội năm 1971. Tôi nghĩ người đồng tính nữ và đồng tính nam là những người tốt, nhưng tôi nghĩ họ có một cái gì đó mất thăng bằng về mặt tâm lý. Và đó cũng là những gì mọi người nghĩ. Nhưng khi tôi bắt đầu gặp Dominic và các bạn của anh, tôi thấy họ dường như là những người bình thường. Tôi nhớ một nữ luật sư, bà làm việc cho Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa kỳ A.C.L.U. (American Civil Liberties Union). Tôi rất ngưỡng mộ bà. Bà thật thông minh. Tôi nghĩ: “Người phụ nữ đó không bị mất cân bằng.”
Lúc đầu, sơ có lo lắng các thánh lễ này có được nhìn nhận như các thánh lễ theo nghĩa rộng không?
Không, tôi đơn sơ trong việc này; tôi không thực sự nhìn về phía trước hay dự đoán nhiều. Tôi như đi theo dòng chảy. Tôi biết đây là điều mà nhà thờ cần phải làm vì đây là những người công giáo ngại đến nhà thờ.
Tôi biết đây là điều mà nhà thờ cần phải làm vì đây là những người công giáo ngại đến nhà thờ.
Dĩ nhiên, tôi có nói chuyện này với bề trên của tôi ở Baltimore. Cám ơn Chúa, tôi có những phụ nữ có tầm nhìn. Một số bề trên tỉnh dòng của tôi biết về đồng tính nhiều hơn tôi. Họ khuyến khích tôi làm những gì tôi có thể. Họ nói: “Đây là một nhóm người mà nhà thờ đã bỏ quên. Sơ hãy làm những gì sơ có thể vì nhà thờ phải ở đó với họ”.
Và được nhìn ánh mắt của họ sau các thánh lễ đó, niềm hạnh phúc trên gương mặt họ, thật là tuyệt vời.
Làm thế nào mà sơ và cha Robert Nugent thành lập Những Con đường Sứ vụ mới?
Bob (Robert) gia nhập vào nhóm Salvator, và trong quá trình chuyển giao, cha xuống Washington, D.C., làm việc bán thời gian tại Trung tâm Quixote, một trung tâm hòa bình và công lý. Họ muốn làm điều gì đó về công lý cho những người đồng tính nữ và đồng tính nam trong nhà thờ. Vì vậy, tôi tham gia vào nhóm, Bob và tôi bắt đầu làm các buổi hội thảo giáo dục về đồng tính. Chúng tôi gọi đó là hội thảo “Những con đường mới” vì trong năm đó, giám mục Francis Mugavero đã viết một thư mục vụ có tên “Tình dục, Món quà của Chúa”. Trong lá thư đó, ngài nói về sự cần thiết phải tìm “những con đường mới” để mang chân lý của Chúa Kitô đến với những người đồng tính nữ và đồng tính nam.
Các hội thảo mở ra cho mọi người và nội dung rất đầy đủ: Chúng tôi nói về nguồn gốc của đồng tính, các khía cạnh y tế. Chúng tôi cung cấp rất nhiều dữ liệu từ nghiên cứu xã hội học đang được thực hiện về đồng tính và vấn đề kỳ thị đồng tính.
Khi chúng tôi bắt đầu Con đường Mới năm 1977, chúng tôi đã đi xuyên nước Mỹ. Có một lần Bob đã kiểm kê, chúng tôi đã đến với ba phần tư giáo phận Mỹ.
Chúng tôi đã xem tất cả các trích dẫn tiêu cực về đồng tính trong Kinh thánh và cho thấy các học giả Kinh thánh đã xử lý như thế nào. Và chúng tôi đã nói các lập trường thần học về xu hướng và hành vi tình dục.
Khi chúng tôi bắt đầu Con đường Mới năm 1977, chúng tôi đã đi khắp nước Mỹ. Có một lần Bob đã kiểm kê, chúng tôi đã đến với ba phần tư giáo phận Mỹ. Tất cả được làm vào cuối những năm 70, 80 và những năm 90.
Tôi ngạc nhiên khi biết các bạn được chào đón ở rất nhiều giáo phận; điều đó có vẻ khác với những gì có thể có ở Giáo hội Hoa Kỳ ngày nay.
Ồ, rất nhiều giám mục đuổi chúng tôi. Chúng tôi tổ chức những buổi hội thảo này chủ yếu tại các nhà mẹ của các cộng đồng phụ nữ hoặc các trung tâm tĩnh tâm. Tôi rất vui khi nói rằng các nữ tu là những người đầu tiên trong Giáo hội đề cập đến vấn đề đồng tính .
Nhưng cũng có một vài giám mục đến. Như giám mục Leroy Matthiesen của giáo phận Amarillo hay giám mục Thomas Gumbleton của giáo phận Detroit.
Có vẻ như hồi đó Giáo hội cởi mở hơn với những buổi nói chuyện về đồng tính.
Vào cuối những năm 60, 70 và đầu những năm 80, mọi người thực sự nồng nhiệt với Công đồng Vatican II và công bằng xã hội. Các giám mục có do dự, nhưng các linh mục, nữ tu và giáo dân phụ trách các cơ sở công giáo, họ sẵn sàng hơn để đón nhận một cái gì đó gây tranh cãi hoặc mới mẻ.
Vào cuối những năm 60, 70 và đầu những năm 80, mọi người thực sự nồng nhiệt với Công đồng Vatican II và công bằng xã hội.
Khi Đức Gioan-Phaolô II bắt đầu bổ nhiệm nhiều giám mục vào đầu những năm 80 và 90, mọi thứ thực sự trở nên căng thẳng. Vào thời điểm đó, các cấp “quản lý cấp trung” trong Giáo hội – các nhà lãnh đạo công giáo điều hành các trung tâm tĩnh tâm, bệnh viện hoặc các tổ chức khác – am hiểu về người L.G.B.T., thân thiện và cởi mở hơn nhiều. Nhưng họ sợ những gì giám mục của họ có thể nói.
Chính vào thời điểm đó, Vatican đã đưa ra chỉ thị cho cha Nugent và tôi.
Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Đầu tiên các giám mục gây áp lực lên Dòng chúng tôi. Họ muốn cộng đoàn làm việc thay cho họ, vì vậy, họ đã ba lần yêu cầu cộng đoàn điều tra chúng tôi và đề xuất các biện pháp trừng phạt, nhưng không có biện pháp trừng phạt nào được khuyến nghị.
Tôi đã sống qua một nửa tá bề trên tỉnh dòng và các bề trên tổng quyền thời còn ở Dòng Nữ tử Đức Bà và tất cả đều ủng hộ công việc của tôi.
Tại một số thời điểm, những lời phàn nàn này đã được đưa lên cấp trên tiếp theo.
Đúng. Năm 1985, Bộ Giáo lý Đức tin đã chỉ định một ủy ban Vatican điều tra chúng tôi và đưa ra các khuyến nghị. Ủy ban do hồng y Adam Maida ở Detroit đứng đầu. Ngài là một người tốt, rất tốt. Tôi không nghĩ ngài thích nhiệm vụ này. Ngài được bổ nhiệm năm 1985, nhưng chúng tôi đã không thực sự bắt đầu cho đến năm 1991, khi ngài nhận thư của Bộ Giáo lý Đức tin đặt nhiều câu hỏi về cuộc điều tra.
Chúng tôi đã có một số cuộc họp với ủy ban, và họ đã chuyển một số thứ đến Bộ Giáo lý Đức tin. Rõ ràng những điều này đã không làm hài lòng Bộ, vì sau đó họ gởi cho chúng tôi một loạt câu hỏi, Bob và tôi phải trả lời. Và chúng tôi đã không trả lời theo cách họ muốn, vì vậy về cơ bản họ đã cho chúng tôi biết câu trả lời họ muốn.
Năm 1999, họ đưa ra thông báo cho tôi và Bob không được phép làm việc với những người đồng tính nữ hoặc đồng tính nam nữa. Chúng tôi không liên quan đến vấn đề này.
Họ muốn chúng tôi nói rằng hoạt động tình dục đồng giới về mặt khách quan là vô đạo đức và cá nhân chúng tôi tin điều đó. Và tôi không thể nói điều đó. Tôi đã nói với họ, tôi sẽ không đưa ra ý kiến cá nhân của tôi về chủ đề này. Tôi là nhà giáo dục. Tôi có thể trình bày huấn giáo của Giáo hội, nhưng tôi sẽ không nói ý kiến của lương tâm tôi.
Năm 1999, họ đưa ra thông báo cho tôi và Bob không được phép làm việc với những người đồng tính nữ hoặc đồng tính nam nữa. Chúng tôi không liên quan đến vấn đề này.
Nó giống như một chuyện rất đau khổ đã phải trải qua.
Theo một nghĩa nào đó, tôi cảm thấy bị vạ tuyệt thông. Bởi vì vạ tuyệt thông nghĩa là gì? Nghĩa là ở ngoài cộng đồng. Là bị xa lánh. Đó là cảm nhận của tôi sau lần bị khiển trách năm 1999, đó là cảm giác của tôi. Có những nơi tôi không được chào đón, mà trước đó tôi được chào đón.
Sơ đã làm gì sau đó?
Tôi đã đi khắp nước và kể cho người công giáo câu chuyện điều tra của Vatican. Và tôi nói với họ: “Nếu quý vị nghĩ rằng chúng tôi không được phản ảnh đúng, xin quý vị viết thư về Vatican và xin họ xem lại quyết định của họ.” Vào cuối năm đó, Vatican đã nhận được hàng ngàn thư từ khắp nơi trên thế giới gởi về. Những người chính gởi thư là các nữ tu.
Vatican viết thư cho bề trên của tôi và nói mọi sự phải dừng lại. Tôi đã bị bề trên tổng quyền ở Rôma triệu tập. Thật đau lòng. Tôi biết các bề trên cộng đoàn của tôi ủng hộ tôi, nhưng họ xin tôi ngừng nói công khai về cuộc điều tra. Rõ ràng nếu tôi không vâng lời, họ sẽ mời tôi ra khỏi Dòng.
Tôi nhận ra mình giống như một người phụ nữ bị vùi dập. Tôi chưa từng bị đánh đập về mặt thể chất, nhưng về mặt tình cảm, tôi đã bị vùi dập từ năm 1985 đến năm 1999.
Tại cuộc gặp đó, Tôi nhận ra mình giống như một người phụ nữ bị vùi dập. Tôi chưa từng bị đánh đập về mặt thể chất, nhưng về mặt tình cảm, tôi đã bị vùi dập từ năm 1985 đến năm 1999. Nhưng đi khắp đất nước để kể câu chuyện của mình, tôi đã được tiếp thêm sức mạnh. Tôi nghĩ điều đó cũng đúng với những phụ nữ bị đánh đập và những người L.G.B.T. Mỗi lần họ kể câu chuyện của họ, họ như được tiếp thêm sức mạnh.
Và tôi nhận ra, tôi sẽ tiếp tục không những chỉ kể câu chuyện của tôi với Vatican, mà cả câu chuyện của tôi với những người L.G.B.T. Tôi cần phải tiếp tục vận động cho họ vì họ không có người bênh vực trong Giáo hội.
Chắc hẳn sơ đã rất giận với Bộ Giáo lý Đức tin và các giám mục đã đối xử với sơ như thế.
Tôi không đồng ý với hồng y Joseph Ratzinger khi ngài đưa ra chỉ thị, nhưng tôi tôn trọng ngài. Tôi nghĩ ngài chân thành làm những gì ngài nghĩ là đúng.
Cha có khi nào nghe câu chuyện tôi gặp hồng y Y Ratzinger không?
Không.
Năm 1998, mọi thứ trông thật ảm đạm, bề trên tỉnh dòng của tôi nghĩ, bà và tôi nên có một chuyến hành hương đến Munich, nơi có mộ của người sáng lập Dòng Nữ tử Đức Bà và cầu nguyện ở mộ của ngài để xin phép lạ. Bà nói, “Vì sơ cần phép lạ.”
Tôi không đồng ý với hồng y Joseph Ratzinger khi ngài đưa ra chỉ thị, nhưng tôi tôn trọng ngài. Tôi nghĩ ngài chân thành làm những gì anh nghĩ là đúng.
Khi chúng tôi đổi máy bay ở Rôma để đi Munich, chúng tôi thấy người này đang đi trước chúng tôi. Và bề trên của tôi nói, “Đó là hồng y Ratzinger.” Tôi nói: “Ồ không, có lẽ là một giám chức cấp thấp ở Vatican trông giống như hồng y Ratzinger.” Ngài có vẻ mệt mỏi, mặc sơ mi giáo sĩ, nhưng không mặc y phục để mọi người “biết đến”.
Chúng tôi lên máy bay, và tôi thấy ghế bên cạnh ngài trống. Tôi ngồi xuống bên cạnh ngài và bắt đầu nói chuyện với ngài. Tôi nói tôi là nữ tu Dòng Nữ tử Đức Bà và tôi sẽ đến Munich viếng mộ của nhà sáng lập.” Ngài nói: “Dì của ngài cũng là nữ tu của Dòng đó.” Tôi nói: “Ồ, dì của ngài tên gì?” Ngài trả lời: “Ratzinger.” Tôi nói: “Ngài có phải là hồng y Ratzinger không?” “Đúng.” “Con là sơ Jeannine Gramick.”
Ngài mỉm cười: “Tôi đã biết sơ từ 20 năm nay.” [Sơ Gramick cười]
Chúng tôi nói chuyện với nhau khoảng 20 phút. Ngài rất thân thiện. Tôi muốn nói ngài rất dễ thương. Ngài hỏi tôi làm thế nào tôi làm sứ vụ này. Tôi nói với ngài về Dominic. Và ngài nói như thế là tốt; ngài chấp nhận chúng tôi họp nhau và có thánh lễ tại nhà cho những người đồng tính.
Tôi yêu hồng y Ratzinger, Đức Bênêđíctô. Tôi nghĩ ngài là người thánh thiện. Tôi thực sự yêu ngài.
Sau cuộc gặp đó, tôi nghĩ đến bài Phúc âm Thánh Gioan trong Bữa Tiệc Ly, khi Chúa Giêsu nói “Ta là cây nho, các ngươi là cành.” Nhưng thay vì một cây nho, tôi hình dung ra một cây rất to lớn với nhiều cành chung quanh nó. Hồng y Ratzinger ở trên một cành, và tôi ở trên một cành có lẽ là 180 độ chung quanh cái cây đó. Chúng tôi đã có thể xa nhau trong suy nghĩ thần học của mình. Nhưng chúng tôi bắt nguồn từ một cây. Chúng tôi có một đức tin chung vào Chúa Kitô và đó là điều làm chúng tôi kết hiệp với nhau. Chúng ta đâu đó ở chung quanh cây này.
Tôi yêu hồng y Ratzinger, Đức Bênêđíctô. Tôi nghĩ ngài là người thánh thiện. Tôi thực sự yêu ngài.
Sơ cởi mở hơn với những người đã bức bách sơ hơn đa số chúng tôi có thể làm.
Chúng ta là con dân Chúa, chúng ta luôn lớn lên trong kiến thức và nhận thức của chúng ta. Chúng ta nhạy cảm hơn vì chúng tôi biết nhiều hơn.
Tôi thích câu trích này của hồng y John Henry Newman. Ngài nói: “Sống là phải thay đổi. Để trở nên hoàn hảo là phải thường xuyên thay đổi”. Đúng, chúng tôi đã từng mắc sai lầm trong quá khứ, nhưng trong quá khứ chúng tôi không có nhiều kiến thức như bây giờ. Người L.G.B.T. là những người đi ra ngoài và kể cho chúng ta câu chuyện của họ. Khoa học đang cho chúng ta biết nhiều điều hơn nữa.
Sơ có nghĩ, công việc của sơ chủ yếu là về các mối quan hệ cá nhân hơn là chính trị không?
Có, nhưng nó cũng là chính trị. Chính trị có nghĩa là những người được trao quyền lực. Nếu họ đàn áp những người bạn muốn giúp đỡ, bạn phải can thiệp về mặt chính trị.
Tôi sẽ kể cho cha nghe một câu chuyện ngắn khác. Vào thời điểm để làm hài lòng hồng y James Hickey giáo phận Washington, D.C., bề trên tỉnh dòng đề nghị tôi nên nghỉ một năm sa-bát. Tôi được gởi đến New York, và Hội đồng Thành phố New York đã có dự luật về quyền của người đồng tính, đã có hiệu lực từ nhiều năm. Tôi đã làm chứng để bênh vực quyền công dân cho những người đồng tính. Và tôi nhận được một cuộc gọi của sơ bề trên tỉnh dòng tôi ngay sau đó.
Chính trị có nghĩa là những người được trao quyền lực. Nếu họ đàn áp những người bạn muốn giúp đỡ, bạn phải can thiệp về mặt chính trị.
Sơ nói: “Jeannine, có người nói sơ đã làm chứng cho dự luật về quyền của người đồng tính và sơ mang lúp dòng. Tôi nói: ‘Đúng, tôi đã làm.’ Sơ nói: ‘Nhưng sơ không được mang lúp dòng! Sơ không được nhân danh dòng.’ Tôi nói: “Dĩ nhiên tôi ở trong dòng. Dòng là để làm gì? Dòng là để giúp đỡ mọi người. Đó là lý do duy nhất mà chúng ta có dòng, vì lợi ích cho mọi người. Vì vậy, tất nhiên tôi sẽ mang lúp để cho mọi người thấy tôi đại diện cho quan điểm công giáo đối với người đồng tính nữ và đồng tính nam.”
Đó là những gì tôi muốn nói về chính trị.
Đã mấy tháng nay với sơ và với Những Con đường mới, với cả hai sứ vụ và bây giờ là cá nhân sơ nhận thư hỗ trợ của Đức Phanxicô. Làm thế nào chuyện này đã xảy ra với sơ?
Tôi vui mừng khôn xiết khi ngài biết công việc chúng tôi, ngài thích những gì chúng tôi làm, ngài thấy chúng tôi đang tham dự vào sứ vụ của Giáo hội.
Bob là linh mục rất tốt, đã hiến cả cuộc đời mình cho những người sống bên lề, và bây giờ cha có một giáo hoàng cũng làm điều tương tự.
Thành thật mà nói, tôi mong cha viết toàn bộ bài báo này về Đức Phanxicô. Ngài là nguồn cảm hứng của tôi.
Vào cuối năm 2013, khi Bob sắp chết vì bệnh ung thư, Bob đã nói với tôi: “Tôi rất hạnh phúc khi được chết dưới triều giáo hoàng này.” Vì Bob là linh mục rất tốt, đã hiến cả cuộc đời mình cho những người sống bên lề, và bây giờ cha có một giáo hoàng cũng làm điều tương tự.
Nhìn lại 50 năm qua, đâu là phần đẹp nhất của sơ?
Điều tuyệt vời nhất là nhìn thấy sự thay đổi đã có, khi thấy ngày càng nhiều người bắt đầu nói: “Tôi ủng hộ người L.G.B.T., ” và phản đối khi nghe họ bị nghỉ việc. Tôi biết hơn 100 trường hợp giáo viên đã bị sa thải khỏi các trường công giáo vì họ là người đồng tính hoặc kết hôn dân sự. Và bây giờ ở nhiều nơi, có những lời kêu gọi công khai. Các giáo dân đang bắt đầu đứng lên. Điều này làm cho tôi hy vọng.
Hy vọng của tôi với người công giáo L.G.B.T. là họ cảm thấy được đón nhận và thoải mái ở bất cứ giáo xứ nào trên thế giới. Rằng họ có thể cảm thấy mình là một phần của Giáo hội giống như mọi người.
Những người đồng tính nói với tôi: “Giáo hoàng Phanxicô thật tuyệt vời, nhưng ngài đã không thay đổi giáo huấn Giáo hội.” Nhưng đó không phải là công việc của ngài lúc này. Cuối cùng, đó là công việc của ngài, nhưng bây giờ, đó là công việc của chúng ta, những người nói lên đức tin của mình. Chúng ta tin vào điều gì?
Chúng ta phải đứng lên để bảo vệ những gì chúng ta tin và không đẩy banh. Chúng ta phải làm theo lương tâm của mình. Chúng ta cần những người trong hàng ngũ, bắt đầu viết thư cho các giám mục của mình, nói rằng họ sẽ không đóng góp cho đến khi các giám mục cư xử với người L.G.B.T. như con người và ngừng tẩy chay họ, vì làm như vậy các ngài không những làm tổn thương họ mà còn làm tổn thương nhiệm thể Chúa Giêsu Kitô.
Đôi khi chúng ta phải làm ngược lại những gì các nhà lãnh đạo của Giáo hội chúng ta nói. Chúng ta phải hoạt động vì tình yêu và không sợ hãi. Đức Phanxicô không muốn có những con rô-bốt nhỏ. Vatican II cũng không.
Sơ hy vọng gì cho người công giáo L.G.B.T.?
Hy vọng của tôi với người công giáo L.G.B.T. là họ cảm thấy được đón nhận và thoải mái ở bất cứ giáo xứ nào trên thế giới. Rằng họ có thể cảm thấy mình là một phần của Giáo hội giống như mọi người.
Điều quan trọng là chúng ta giữ các Mối Phúc như thế nào. Chúng ta có giúp người nghèo không? Có cho người trần truồng ăn mặc không? Có đi thăm người ở tù không? Có lòng thương xót không? Đó là điều tôi hy vọng trên hết, không phải giới tính, bản sắc giới tính hay xu hướng tình dục của mỗi người.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô viết thư tay ca ngợi 50 năm phục vụ người L.G.B.T của nữ tu Jeannine Gramick