Sự đón tiếp lạnh lùng của các linh mục chính thống
lefigaro.fr, Alexia Kefalas, 2021-12-02
Trên đảo Aphrodite, đây là giây phút nhiệt tình của 25.000 thành viên cộng đồng công giáo trên tổng số hơn 1 triệu cư dân chủ yếu là người theo chính thống giáo (80%). Lưu thông trên các lối đi chính bị chặn, gần 600 cảnh sát đảm bảo an ninh để chuyến thăm được suôn sẻ. Tổng thống Síp Nicos Anastasiadis xem đây là cuộc gặp mang tính chính trị cao, vì Síp có ý định nhường đất ở trung tâm thủ đô Nicosia để xây dựng sứ quán Vatican. Bà Christina Korai, nhà phân tích chính trị Hy Lạp cho biết: “Đây là một biểu tượng ngoại giao mạnh mẽ, đối với hòn đảo mà một phần tư miền bắc bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm từ năm 1974 và nước Thổ không còn muốn thống nhất sau 47 năm thương thuyết, nhưng chỉ để chia đảo thành hai Quốc gia.”
Ở A-ten, bầu khí có phần khác. Khoảng 50.000 người công giáo Hy Lạp được kiểm kê dân số trên số dân 10,5 triệu người, và thiểu số 200.000 người thuộc các tôn giáo này ở A-ten và ở Cyclades. Nếu chuyến thăm này của giáo hoàng là một sự kiện lớn thì báo chí đưa tin rất ít, vì Giáo hội chính thống cực mạnh ở đây không tách ra khỏi Quốc gia nên không có bầu khí tiếp đón nồng nhiệt. Ông Nikos Dimou, nhà văn và là nhà xã hội học lấy làm tiếc: “Phải hiểu là vẫn còn những người cuồng tín chống công giáo như tổng giám mục Seraphim của Piraeus, ông xem chuyến đi của giáo hoàng là trái đạo đức. Họ gọi người công giáo là những người “thần phục giáo hoàng. Những tiếng nói này thuộc nhóm thiểu số nhưng lại có tiếng vang nên chuyến đi của giáo hoàng có thể gặp nhiều cản trở.”
Dù vậy giáo hoàng sẽ gặp Đức Jeronymos II, Tổng giám mục A-ten và là giáo chủ Hy Lạp hai lần, nhưng không có nghi thức tôn giáo nào được cử hành chung. Khả thể cầu nguyện Kinh Lạy Cha theo ngôn ngữ của mỗi bên cũng không được đề cập đến. Thượng hội đồng Thánh, hội đồng các tổng giám mục chính thống giáo Hy Lạp, sẽ không tham dự thánh lễ Đức Phanxicô dâng ngày chúa nhật ở Megaro Mousikis, A-ten.
Không giống các quan điểm cực đoan này, Thượng phụ Bartholomew I chính thống giáo Hy Lạp, có trụ sở ở Phanar Thổ Nhĩ Kỳ vẫn gần gũi với Đức Phanxicô và ủng hộ chủ nghĩa đại kết, đối thoại mang tính xây dựng của hai tôn giáo. Ông Nikos Dimou nói thêm: “Nhưng tinh thần cởi mở này bị các tu sĩ của tu viện Esphigmenou ở Núi Athos công khai từ chối, họ bị loại ra khỏi cộng đồng tôn giáo, bị cúp nước, cúp điện trong hơn hai mươi năm, vì đã từ chối cầu nguyện với Thượng phụ Bartholomew I. Giáo hội tố cáo họ nhưng lại dung thứ họ. Đây là toàn bộ vấn đề của Giáo hội chính thống giáo này, họ không cải cách và vẫn không chấp nhận phụ nữ ở Núi Athos.”
Bà Christina Korai nói: “Bầu khí cũng không thể so sánh được với chuyến thăm của Đức Gioan Phaolô II đến Hy Lạp năm 2001”. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một giáo hoàng kể từ sau cuộc ly giáo năm 1054. Sau đó, Đức Gioan-Phaolô II đã xin người Hy Lạp “tha thứ” cho cuộc bao vây Constantinople và Cuộc Thập tự chinh thứ tư. Vào thời điểm đó, có các bài báo công kích giáo hoàng và đạo công giáo, các tu sĩ đi biểu tình trên đường phố và kéo cờ đen trong các tu viện để phản đối. Bà nói thêm: “Bây giờ đã dịu hơn nhiều. Giáo hội quá bận rộn để cố gắng lý luận với các tổng giám mục, những người chủ trương chống lại việc tiêm chủng.”
Tuy nhiên, Đức Phanxicô sẽ được bà Katerina Sakellaropoulou, Tổng thống Hy Lạp, và ông Kyriakos Mitsotakis, Thủ tướng, ngài sẽ nói chuyện với họ về lễ kỷ niệm hai trăm năm cuộc chiến tranh giành độc lập của Hy Lạp, sau bốn thế kỷ bị Ottoman chiếm đóng, và về vấn đề người di cư hiện nay. Vẫn còn những người cuồng tín chống công giáo. Những tiếng nói này thuộc nhóm thiểu số nhưng lại có tiếng vang, vì thế chuyến đi của giáo hoàng có thể gặp nhiều cản trở.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Món quà nhói lòng tặng Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Rôma đi Sýp