Đức Phanxicô nói đúng về nghề của tôi
Đức Phanxicô nói đúng về nghề của tôi: Các nhà báo cần ra ngoài nhiều hơn.
theatlantic.com, Conor Friedersdorf, 2021-11-20
Vincenzo Pinto / AFP / Getty; l’Atlantique
Nhà báo Conor Friedersdorf là biên tập viên báo The Atlantic ở California, nơi ông tập trung vào các vấn đề chính trị và quốc gia. Ông là biên tập viên sáng lập của The Best of Journalism, một trang tin dành cho các tác phẩm phi hư cấu đặc biệt.
Cuối tuần trước, Đức Phanxicô đã tặng một món quà cho nghề của tôi: một góc nhìn sâu sắc của người ngoài cuộc về vai trò thích hợp của các nhà báo. “Nhiệm vụ của bạn là giải thích thế giới, làm cho nó bớt mờ mịt hơn, làm cho những người sống trong đó bớt sợ hãi và nhìn những người khác với nhận thức tốt hơn, và cũng tự tin hơn,” ngài nói thêm, để thành công, trước hết nhà báo phải lắng nghe.
Như thế ngài muốn nói, điều này có ý nghĩa hơn nhiều so với việc nhấc điện thoại hoặc nhảy lên Zoom. Ý của ngài, “có đủ kiên nhẫn để gặp trực tiếp những người được phỏng vấn, nhân vật chính của câu chuyện được kể, nguồn để nhận tin tức,” vì “một số sắc thái, cảm giác và mô tả đầy đủ mới có thể chuyển tải nếu nhà báo có mặt để xem và nghe.” Ngài nhấn mạnh, “điều này có nghĩa là thoát khỏi sự chuyên chế của việc luôn trực tuyến, trên mạng xã hội, trên web” và dành thì giờ để có mặt dù phải khó khăn. Ngài nói, chúng tôi cần các nhà báo, những người sẵn sàng “mài mòn đế giày của mình”.
Lời khuyên của ngài là lời nhắc nhở kịp thời về việc các nhà báo mất quan điểm như thế nào khi phạm vi đưa tin chỉ được định hình bởi thế giới kỹ thuật số – đến mức loại những gì không diễn ra trên mạng. Kể cả bản thân tôi. Trong suốt thập kỷ làm việc ở The Atlantic, tôi tuyên bố tôi dùng internet gần như hàng ngày, điện thoại thường xuyên và ít dùng đế giày nhất. Nhưng các bài báo mà tôi trực tiếp báo cáo luôn hữu ích nhờ các cố gắng thêm. Tôi cũng thích nó, dù là người hướng nội, tôi thấy nó làm tôi mất nhiều thì giờ hơn là đa số công việc.
Dĩ nhiên thì giờ của nhà báo và các điều kiện để đăng bài thường có hạn, một cuộc gọi trên Zoom là một thay thế thích hợp cho nhiều loại phỏng vấn. Trên thực tế, có lẽ chưa bao giờ có các lý do chính đáng hơn để đi khắp thế giới qua internet. Trong số các lý do này: đại dịch đang diễn ra, số nhân viên thu hẹp, ngân sách du lịch bị cắt giảm, nói chung lãnh vực truyền thông đang gặp khó khăn, và những tiến bộ công nghệ cung cấp các sản phẩm thay thế giá rẻ và ngày càng tinh vi để có thể xem như có mặt tận nơi. Thêm vào đó, có nhiều cách để tăng giá trị với tư cách là nhà báo. Một số nhà văn giỏi nhất và những nhà tư tưởng nhạy bén nhất mà tôi biết hiếm khi rời ghế vì mục đích làm việc.
Dù vậy, tôi lo lắng cứ mỗi năm trôi qua, phương tiện truyền thông điển hình lại được trang bị và quản lý bởi nhiều người hơn, những người chưa bao giờ làm việc theo kiểu truyền thống. Tôi lo lắng vì, để có được lòng tin của công chúng với báo chí, chúng tôi phải ít trực tuyến hơn – không phải trong mô hình phát tin, nhưng trong nhãn quan của chúng tôi. Dù không ai phản đối giá trị các phóng sự trực tiếp đưa tin của các phóng viên nước ngoài hoặc các nhà phê bình ẩm thực, nhưng tôi nghĩ cuộc nói chuyện trực tiếp bị đánh giá thấp hơn so với các nhà báo làm quan điểm và phân tích. Tiêu chuẩn thông lệ là đầu tư vào các chuyến đi để thu thập dữ kiện, nhưng phái ai đó xông pha ra ngoài thế giới để ngăn chặn các bài báo xấu lại là chuyện không bình thường lắm.
Tại sao? Giống như hầu hết những người sử dụng internet, những người viết, nói, phân tích chính trị và văn hóa có thể dễ dàng quên rằng các nền tảng truyền thông xã hội đã bóp méo thực tế của chúng ta như thế nào.
Các hỗ trợ văn bản đã lấy đi của chúng ta các tín hiệu như các diễn tả trên nét mặt, tư thế và suy tư qua tiếng nói. Đặc biệt không thích hợp để tìm ra những gì mà người không viết giỏi nghĩ và muốn diễn đạt. Và những gã khổng lồ công nghệ đặt ngón tay cái lên bàn cân thông qua các thuật toán làm tăng giá trị của việc dấn thân. Vì vậy, khi thu thập thông tin trực tuyến, chúng tôi thấy tỷ lệ chia sẻ nội dung có tính chất kích động không tương xứng. Người ta đưa ra cho chúng tôi những chuyện ngu ngốc nhất thay vì những bài viết thông minh nhất từ các nhóm chính trị hoặc hệ tư tưởng đối thủ. Có thể các nhà báo khảo sát chính trị và văn hóa Mỹ qua web nhận thức được thực tế đen tối hơn so với các nhà báo khảo sát nước này ngoại tuyến. Các nhà bình luận có nhiều khả năng nhầm lẫn giữa troll trực tuyến và những tiêu chuẩn ngoại tuyến nếu họ hiếm khi thấy trực tiếp.
Tôi nói một phần từ kinh nghiệm. Tôi bắt đầu nghề báo theo truyền thống của một báo địa phương, đưa tin về một khu vực hỗn hợp về giai cấp, chủng tộc và đảng phái. Công việc này đã cho tôi những hiểu biết sâu sắc mà tôi có thể rút ra sau này, khi viết blog sau bàn làm việc. Một cuộc tranh cãi sẽ nảy sinh và tôi thường nghĩ về những người mà tôi quen biết trong thành phố, tôi thường gặp để lấy tin, họ thường ở phía chống đối của vấn đề. Công việc làm cho tôi không còn những những giả định dễ dàng mà tôi muốn đưa ra về những gì mà những người ủng hộ ứng cử viên hoặc những người đề xuất chính sách nào đó “phải” suy nghĩ.
Tiếp xúc trực tiếp với mọi người mới thấy được sự phức tạp của hầu hết chúng ta đến điểm nào. Nhưng khi đưa tin về quan điểm báo chí trong các cuộc bầu cử, hoặc giữa bất kỳ phân cực nào tranh cãi về thời điểm hiện tại, chúng ta thấy các nhà bình luận hoàn toàn thông minh khẳng định, cử tri Đảng Cộng hòa chỉ đang cố gắng duy trì quyền tối cao của người da trắng, hoặc cánh tả chỉ muốn nước Mỹ thất bại – dù khi bước ra khỏi cửa, người ta khó tìm thấy một ai nói họ muốn khôi phục luật Jim Crow hoặc hạ gục Hoa Kỳ.
Những nhận định cảnh giác nhất đối với với các chàng trai Công giáo Covington hoặc các cầu thủ NFL quỳ gối, hẳn sẽ tan biến sau một cuộc trò chuyện ngắn với năm hoặc sáu người trong số họ. Như vậy ta thấy rằng những người này đủ bình thường, không phải là mối đe dọa cho tất cả những gì hợp với khuôn phép.
Tôi sẽ thừa nhận: Tôi chưa đi từng nhà, để kiểm tra mọi khẳng định mà tôi đã đưa ra. Không ai có thể. Quan trọng không phải là tất cả nhà báo viết bài tường thuật hoặc trực tiếp thực hiện mọi cuộc phỏng vấn, nhưng với tất cả chúng ta, ít nhất nên ngoại tuyến khá thường xuyên để thấy thế giới như thế nào dưới các góc cạnh khác. Trong mấy chục năm làm báo, tôi đã hỏi trực tiếp hàng trăm người Mỹ vì sao họ đi bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu theo cách họ đã làm trong các cuộc bầu cử khác nhau. Hầu hết các câu trả lời đều có nhiều khía cạnh, nhiều câu trả lời đáng ngạc nhiên một cách kỳ lạ, và một số câu trả lời thì kỳ lạ không thể hiểu nổi. Các cử tri thường phức tạp, giàu cảm xúc và thường thiếu thông tin. Và tôi ngờ các chuyên gia sẽ không xem toàn bộ liên minh là những nguyên khối và đưa ra ít khẳng định sâu rộng hơn về ý nghĩa của các cuộc bầu cử nếu họ nói chuyện với những cử tri tiêu biểu hơn. Như các nhân vật phản diện trong phim hoạt hình, tôi chưa gặp ai, cũng chỉ có vài người gần giống thế.
Tuy nhiên, như bất cứ ai, tôi cần được bồi dưỡng thêm. Khi đại dịch bắt đầu, tôi đã không tiếp xúc với bất cứ ai trong vòng một năm. Viết về giáo dục đại học, tôi vẫn có thể tiếp cận các nguồn. Nhiều người trong số họ có nhiều thời gian hơn bao giờ hết. Nhưng tôi sẽ không thể đi lang thang trong khuôn viên trường để dò xem ai sẽ nói về tình trạng của sự việc, cho tôi những ý tưởng mới về những câu chuyện hoặc viễn cảnh trong tương lai về số lượng hoặc số ít sinh viên thậm chí còn biết về bất cứ vấn đề gì tôi định viết. Báo cáo trực tuyến, nơi chúng ta thường có thể xác định chính xác ai hoặc chuyện gì chúng ta tìm, được bổ sung bởi tính kém hiệu quả so với báo cáo ngoại tuyến, cho chúng ta những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những người không biết Twitter nói gì và không thể phỏng vấn trực tuyến vì họ có không tương tác ở đó.
Sau khi chích ngừa và bắt đầu đi du lịch, đầu tiên là tôi đi đến khoảng sáu tiểu bang, sau đó tôi đi Đức, Hy Lạp và Pháp, tôi không có ý định cập nhật suy nghĩ của mình về đại dịch coronavirus, tôi đã đọc quá nhiều trong nhiều tháng, làm phóng sự đâyđó, nói chuyện với nhiều người Mỹ có nhiều quan điểm khác nhau.
Nhưng không lâu sau đó, tôi nhận ra tôi đã phạm một lỗi tinh thần: Khi nghĩ về cách người Mỹ phản ứng với Covid-19, tôi đã đánh giá quá cao tầm quan trọng của văn hóa và chính trị Hoa Kỳ và đánh giá thấp vai trò của tâm lý con người. Khi tôi quan sát các biện pháp đại dịch ở nước ngoài và nói chuyện với nhiều người ở châu Âu, tôi thấy các cuộc tranh luận và tranh cãi của họ tương tự như thế nào với các tranh luận trong nội bộ nước Mỹ. Tôi đã dành hàng giờ để suy nghĩ về lý do tại sao những người đội mũ MAGA lại có các cuộc biểu tình chống vắc xin ở Huntington Beach, California. Tôi không thể ngăn mình suy nghĩ một cách khác khi, một buổi chiều mưa ở Berlin, tôi đột ngột và bất ngờ bị bao vây bởi một cuộc biểu tình chống vắc-xin làm tắc nghẽn giao thông hàng cây số.
Khi đó tôi cảm thấy chán nản: Tôi đã đọc một số lượng lớn tin tức quốc tế, và mạng xã hội là quốc tế. Đáng lý tôi đã không ngồi uống bia với các luật sư ở Berlin để biết, giống như các bậc cha mẹ mà tôi biết ở L.A., họ không hài lòng với cách mà trường học của con họ xử lý đại dịch. Nhưng tôi đã ngồi. Để thấy, dù sao mình cũng không thấy như vậy khi ở nhà, không có gì thay thế cho việc đi ra ngoài.
Còn bạn thì sao?
Ngày nay, nếu có vài ngàn người đang đọc các bài bạn đăng hoặc tweet, bạn có một lượng độc giả tương đương với người phụ trách chuyên mục của một tờ báo ở thị trấn nhỏ. Bạn có quan tâm đến những tuyên bố mà bạn mong đợi ở nhà báo đó không? Tất cả chúng ta có thể ra ngoài nhiều hơn và học hỏi từ những cuộc trò chuyện với những người không giống chúng ta. Ví dụ, nếu bạn đang tuyên bố tận căn về các cử tri Đảng Cộng hòa, hoặc các nhà hoạt động công bằng xã hội cấp tiến mà chưa từng gặp hoặc nói chuyện với bất kỳ ai, thì rất có thể bạn đang làm sai điều gì đó. Cho dù bạn đang tiếp cận mọi người thông qua phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, thì hậu quả là làm tăng sự lo lắng phân cực ở một số người và làm mất lòng tin của những người khác.
Con người tiến hóa để giao tiếp trực tiếp. Chính vì vậy mà nhiều người trong chúng ta hiểu rõ nhất và được hiểu rõ nhất. Vì vậy, trước khi đưa ra kết luận về bất kỳ nhóm người nào, tất cả chúng ta nên cố gắng đảm bảo chúng ta đã trò chuyện trực tiếp với một số người trong số họ. Bạn không cần phải là một phóng viên để làm phóng sự trực tiếp. Như Đức Phanxicô nói, “Tất cả chúng ta phải trở thành chứng nhân của sự thật: đi, để thấy và chia sẻ.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Truyền giáo trung thực cần báo chí trung thực