Tám thành viên của Học viện Công giáo Pháp đưa ra các sai sót nghiêm trọng về phương pháp luận trong báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase).
lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2021-11-27
Thông báo có bão trên báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase) do ông Jean-Marc Sauvé làm chủ tịch. Một bài phân tích phê bình dài 15 trang tố cáo “phương pháp luận thiếu sót và mâu thuẫn”, “những khiếm khuyết nghiêm trọng”, “thiếu tính khoa học chặt chẽ”, “thù địch Giáo hội”, “những quanh co” và những “tiên nghiệm ý thức hệ” trong báo cáo này.
Bản phân tích có chữ ký của tám thành viên lỗi lạc của Học viện Công giáo Pháp, gồm ông chủ tịch Hugues Portelli, các luật gia nổi tiếng cũng như triết gia Pierre Manent. Và đã được chuyển đến Rôma.
Học viện Công giáo Paris
Một nghiên cứu phê phán
Thẩm quyền tri thức của những người ký và tác động của những phản đối chống lại báo cáo Sauvé đến mức đã góp phần vào quyết định của Giáo hoàng Phanxicô “hoãn” – nhưng có nhiều khả năng là sẽ hủy bỏ, theo thông tin của chúng tôi – buổi gặp ông Jean -Marc Sauvé và tất cả các thành viên trong ủy ban của ông dự định vào ngày 9 tháng 12 tại Vatican.
Được Hội đồng Giám mục Pháp ủy thác và tài trợ vào tháng 11 năm 2018, nghiên cứu của ủy ban Ciase và báo cáo của Ủy ban để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp và đề xuất các con đường để xử lý theo thể chế. Bản báo cáo được giao ngày 5 tháng 10, đã gây ra một cú sốc với “ước tính” có khoảng 330.000 nạn nhân của các linh mục hoặc giáo dân làm việc cho Giáo hội, từ năm 1950 đến năm 2020, nhưng cũng với tính chất “có hệ thống” của những lạm dụng này, trong một thời gian dài đã được hệ thống cấp bậc công giáo bao che. Đầu tháng 11, Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) chính thức chứng thực kết luận của ủy ban Ciase.
Lời chỉ trích đầu tiên này đối với báo cáo Sauvé gồm ba tấn công lớn. Trước hết là phương pháp thống kê. Phương pháp dẫn đến ủy ban Sauvé đi từ 171 người thực sự được khảo sát và xác nhận là nạn nhân của một linh mục hoặc một giáo dân công giáo – trên cơ sở một cuộc thăm dò trên internet mà không có bất kỳ xác minh nào về các sự việc bị tố cáo – với “ước tính” đáng kinh ngạc có 330.000 nạn nhân. .
Bài đọc thêm: Tại Lộ Đức, các giám mục Pháp quỳ gối trong một buổi lễ ăn năn sám hối cảm động
Sau đó, các người ký tên nhắm vào các “định kiến” có tính chất “ý thức hệ” chống lại thần học công giáo. Theo họ, cho thấy có một sự “thù địch” và sự thiếu hiểu biết sâu sắc về Giáo hội của nhóm Ciase, những người mà những khuyến nghị của họ thường vượt ra ngoài “lãnh vực thẩm quyền” ban đầu của Hội đồng Giám mục ấn định.
Cuối cùng những người ký tên đưa ra một nghiên cứu pháp lý rõ ràng, về cái gọi là “trách nhiệm tập thể” của Giáo hội đứng trước hiện tượng “có tính hệ thống” này. Họ cáo buộc ủy ban Sauvé đã “nhầm lẫn” giữa “tính đoàn kết” đối với các nạn nhân với “trách nhiệm” của các giám mục. Họ cũng tấn công một trong những lập luận pháp lý trọng tâm do chính ông Jean-Marc Sauvé bảo vệ: “Trách nhiệm về việc của người khác” đã có thể quy trách nhiệm pháp lý tổng thể của Giáo hội công giáo trong các vụ lạm dụng này của các linh mục. Sự phản đối của họ đặc biệt dựa trên các án lệ hiện hành.
“Sẵn sàng tranh luận”
Dù sao tám nhân vật này không phản ứng nhân danh học viện Công giáo, trong đó có cha Jean-Robert Armogathe, giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trường Nghiên cứu Cao cấp Thực hành (EPHE), cha Philippe Capelle-Dumont, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Học viện Công giáo Pháp. Học viện được các giáo dân, không liên quan đến Giáo hội, thành lập năm 2008, Học viện quy tụ các nhà trí thức và khoa học gia kitô giáo thuộc mọi lãnh vực tri thức. Ông Jean-Marc Sauvé cũng là thành viên của Học viện.
Ông Jean-Marc Sauvé chủ tịch Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase)
Ông Sauvé, cựu phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nói với báo Le Figaro, cùng với các đồng nghiệp của ông trong ủy ban Ciase sẽ trả lời “chi tiết rõ ràng tất cả các cáo buộc của Học viện Công giáo, mà, trong hiện trạng, không có một tính chất nào đặt lại vấn đề các phân tích của chúng tôi”. Để ủng hộ cuộc tranh luận này, ông “mời Học viện Công giáo tiến hành một nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt về bạo lực tình dục trong Giáo hội công giáo, cũng như trong xã hội để làm thế nào có thể dựa trên hoặc không dựa trên các nghi ngờ của họ: chúng tôi sẽ biện minh cho kết quả của mình, nhưng Học viện không thể bôi nhọ bằng cách tự giới hạn mình trong việc chống đối các con số của báo cáo chúng tôi”.
Cuối cùng, ông cho biết “sẵn sàng thảo luận bất cứ lúc nào và công khai với ông Portelli về báo cáo của ủy ban Ciase và những lời chỉ trích nhắm vào ông”. Ông kết luận: “Không phải chỉ nói bóng gió và gièm pha là đủ. Bây giờ chúng ta cần rõ ràng, minh bạch và tranh luận đối đầu, và đối với những người gièm pha chúng tôi, cần thiết phải làm một công việc bổ túc. Đây là cách duy nhất để trả lời những thắc mắc chính đáng cho các công dân và cho người công giáo của chúng ta.”
Báo Le Figaro cũng liên lạc với ông Hugues Portelli, ông đảm bảo tinh thần của tám người ký tên là không tạo “tranh cãi” – dù “5 thành viên trên 200 thành viên của Học viện vừa từ chức sau bản văn này” -, nhưng để “tạo một cuộc tranh luận“ về báo cáo Sauvé. Bởi vì, theo ông biện minh, “chúng tôi tất cả đều rất buồn trước hoàn cảnh của các nạn nhân, nhưng chúng tôi ghi nhận, một trong những cuộc điều tra của báo cáo Sauvé, theo chúng tôi dường như được tiến hành một cách khoa học nhất, đã bị loại bỏ hoàn toàn và đơn giản để có lợi cho một điều tra khác, dựa trên sự ngoại suy của một cuộc thăm dò và được thực hiện theo một phương pháp luận rất đáng đặt vấn đề. Vậy mà lần đầu tiên đếm có ít nạn nhân hơn 12 lần so với lần thứ nhì!”
Ông nói thêm, “một số các tác giả trong bản báo cáo đã công bố, đồng thời với báo cáo này, những quan điểm hung bạo chống công giáo, tạo các vấn đề nghĩa vụ luận và mâu thuẫn lợi ích”. Hơn nữa, “các khuyến nghị báo cáo đề xuất, theo quan điểm pháp lý, là sai lầm và không thể áp dụng được. Còn về mặt thần học và triết học thì có thể nói ít bàn cãi hơn.” Ông nhấn mạnh: “Vì thế đây là chủ đề đau đớn và trong sự tôn trọng đối với các nạn nhân, chúng tôi muốn loại bỏ cuộc tranh luận về bất kỳ công cụ hóa ý thức hệ nào.” Ông cho biết các nghiên cứu bổ sung, quan trọng khác sẽ tiếp tục.
Báo Le Figaro hỏi về vai trò của cuộc tranh luận và tranh cãi công khai này, khá hiếm trong giới công giáo, nhà triết học chính trị Pierre Manent, người ký bản phân tích phê bình, nhận xét: “Nỗ lực của chúng tôi chỉ kéo dài công việc mà Giáo hội Pháp đã giao phó cho ủy ban Ciase, mà theo chúng tôi, Ủy ban đã đưa ra một cách chưa đầy đủ hoặc rõ ràng là đáng bàn cãi. Chúng tôi mở cuộc thảo luận. Chúng tôi không chấp nhận rằng Ủy ban, tuyên bố là không thể sai lầm của mình, muốn đặt Giáo hội dưới sự giám sát.”
Tám tác giả của báo cáo:
Cha Jean-Robert Armogathe, giám đốc Danh dự Nghiên cứu tại EPHE, Thành viên của Viện
Cha Philippe Capelle-Dumont, Giáo sư Thần học Đại học Strasbourg
Jean-Luc Chartier, luật sư tại Tòa án
Jean-Dominique Durand, Giáo sư danh dự tại Đại học Lyon III,
Yvonne Flour, Giáo sư danh dự tại Đại học Paris I
Pierre Manent, Giám đốc Nghiên cứu Danh dự tại EHESS
Hugues Portelli, Giáo sư danh dự tại Đại học Paris II, luật sư tại Tòa án
Emmanuel Tawil, Phó giáo sư tại Đại học Paris II, luật sư tại Tòa án
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Tổng giám mục Éric de Moulins-Beaufort: “Công việc của ủy ban Ciase phải được xem trọng”