Các linh mục cần các hướng dẫn tốt hơn để nghe nạn nhân và kẻ lạm dụng xưng tội
americamagazine.org, Cindy Wooden, CNS, 2021-11-16
Linh mục Dòng Tên Hans Zollner, chuyên gia hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ em, phát biểu trong hội nghị chuyên đề tại Đại học Fordham, New York, ngày 26 tháng 3 năm 2019. (Ảnh CNS / Gregory A. Shemitz)
Linh mục Hans Zollner nói, để bảo vệ bí tích hòa giải như một “dòng ân sủng” cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, Giáo hội công giáo phải làm tốt hơn trong việc hướng dẫn các linh mục về những gì họ phải làm khi một nạn nhân kể những lạm dụng của họ trong tòa giải tội và khi, một khả năng khó có thể, một kẻ bạo hành đi xưng tội.
Ngày thứ tư 11 tháng 11, linh mục Zollner viết trên trang The Tablet, một tạp chí công giáo có trụ sở ở London: “Nếu Giáo hội làm hơn nữa để giúp các linh mục giải tội là những người thấu cảm, cũng như là người truyền đạt uy tín cho giáo huấn đạo đức của Giáo hội, thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn, bí tích hòa giải có thể là công cụ trong cuộc chiến chống lạm dụng.”
Ngài viết: “Nếu Giáo hội không thể giải thích rõ hơn lý do vì sao Giáo hội bảo vệ những kẻ tấn công, những tội phạm nghiêm trọng khác trước công lý – vì sao ấn tín tòa giải tội có thể giúp bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương – thì các nhà lập pháp các Quốc gia có thể nhắm đến tính bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội.”
“Nếu Giáo hội không thể giải thích rõ hơn lý do vì sao Giáo hội bảo vệ những kẻ tấn công, những tội phạm nghiêm trọng khác với công lý – vì sao ấn tín tòa giải tội có thể giúp bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương – thì các nhà lập pháp các Quốc gia có thể nhắm đến tính bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội.”
Linh mục Hans Zollner, Dòng Tên, thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên kể từ khi thành lập và là chủ tịch của Viện Nhân học: Nghiên cứu Liên ngành về Nhân phẩm và Chăm sóc tại Giáo hoàng Học viện Gregorian, Rôma.
Bài báo của Cha Zollner đã được đưa ra tranh luận ở Pháp sau khi Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp công bố vào tháng 10 cho biết, ước tính hơn 330.000 trẻ em đã bị bạo hành trong Giáo hội Pháp kể từ những năm 1950.
Bản báo cáo “đã khơi lên vấn đề như từng đã khơi lên sau khi các báo cáo tương tự được công bố ở Úc, Ai-len, Hoa Kỳ và các nơi khác: Liệu một linh mục có bắt buộc phải khai báo cho chính quyền hành vi lạm dụng tình dục với trẻ vị thành niên khi họ nghe trong tòa giải tội hay không?
Tuy nhiên ngài viết, không có “bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc lạm dụng sẽ được ngăn chặn bằng cách bỏ ấn tín tòa giải tội.”
Trong trường hợp khủng hoảng lạm dụng tình dục ở Pháp, linh mục Zollner cho biết, “không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc lạm dụng sẽ được ngăn chặn bằng cách bỏ ấn tín tòa giải tội.”
Giáo luật tuyệt đối cấm linh mục tiết lộ bất cứ điều gì nghe trong tòa giải tội dù dưới bất kỳ lý do nào. Như linh mục Zollner viết: “Một linh mục không thể phá vỡ ấn tín tòa giải tội để cứu mạng sống của chính mình, để bảo vệ danh dự của mình, để cứu mạng người khác hoặc để hỗ trợ công lý. Các linh mục vi phạm ấn tín giải tội tự động bị vạ tuyệt thông. Mặc dù bản tổng kết xấu của Giáo hội trong việc ngăn chặn lạm dụng và xử lý các cáo buộc đã tạo nghi ngờ trong việc bảo vệ ấn tín tòa giải tội, linh mục Zollner cho rằng, bí mật tòa giải tội “làm mọi người cảm thấy thoải mái khi nói những điều mà họ sẽ không nói ở bất kỳ nơi nào khác”. Ngài cho biết, về mặt lịch sử, cho đến nay “không gian an toàn” này được những người sống sót và nạn nhân thường dùng hơn là những kẻ đi lạm dụng.
Ngài viết: “Ngoại trừ các tuyên úy trong nhà tù, hầu như các linh mục chưa bao giờ nghe lời xưng tội của một thủ phạm lạm dụng tình dục trẻ em. Chỉ có một linh mục nói với tôi, cha đã nghe lời xưng tội của một kẻ gây án – và chỉ một dịp duy nhất.”
Nhưng, cha nói, “một nạn nhân trưởng thành của lạm dụng tình dục cho tôi biết, rất nhiều nạn nhân cảm thấy tội lỗi và cảm thấy cực kỳ khó khăn khi lần đầu tiên nói về những điều không thể nói ra. Họ sợ nếu họ không thể tuyệt đối tin chắc những gì nói trong tòa giải tội sẽ được giữ kín, thì họ sẽ mất một trong những nơi an toàn hiếm hoi nhất để bắt đầu nói về một kinh nghiệm lạm dụng”.
“Nếu họ không thể tuyệt đối tin chắc những gì nói trong tòa giải tội sẽ được giữ kín, thì họ sẽ mất một trong những nơi an toàn hiếm hoi nhất để bắt đầu nói về một kinh nghiệm lạm dụng”.
Để giúp đỡ các nạn nhân, để bảo vệ ấn tín tòa giải tội, để công lý làm việc, cha Zollner tuyên bố, Giáo hội công giáo nên ban hành một hướng dẫn mới cho các linh mục giải tội, viết ra những điều họ cần biết cụ thể về các trường hợp lạm dụng hoặc nghi ngờ lạm dụng.
Ngài nói, trước tiên “nhắc lại nghĩa vụ tôn trọng luật pháp về việc báo cáo lạm dụng bên ngoài tòa giải tội và khẳng định ấn tín tòa giải tội. Nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân của cha giải tội”, kể cả “việc buộc kẻ tấn công phải ngừng hành vi lạm dụng, tự trình báo với nhà chức trách và tìm sự trợ giúp điều trị.”
Chỉ dẫn cũng sẽ nêu rõ “không thể giải tội cho tội lạm dụng, ngoài khi có sự ăn năn thành khẩn, thể hiện qua quyết tâm đền bù cho những tổn hại đã gây ra.”
Ngài nói: “Hướng dẫn cũng nêu rõ, trong trường hợp nạn nhân nói về việc bị lạm dụng, cha giải tội phải lắng nghe với sự đồng cảm và tôn trọng.” Sau đó, ngoài tòa giải tội, linh mục có thể đề nghị nạn nhân gặp các nhà trị liệu và luật sư. Cần phải có sự đồng hành thích hợp, vì nhiều nạn nhân khi lần đầu tiên nói về lạm dụng, họ cảm thấy không thoải mái nhắc lại những chuyện đã xảy ra, đặc biệt nếu điều này có thể đưa đến việc tố tụng.
Linh mục Zollner nói: “Ấn tín tòa giải tội tạo ra một không gian thiêng liêng, trong đó hối nhân hoàn toàn tự do trình bày trước mặt Chúa bất cứ điều gì thuộc về lương tâm của họ, và khi họ ăn năn, họ tìm được tha thứ, hòa giải và chữa lành. Sự việc trong quá khứ, ấn tín tòa giải tội là cớ để lạm dụng và của các tội ác khác không nên dẫn đến việc loại bỏ một nguồn ân sủng.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Bí mật và xưng tội: “Bí tích hòa giải có thể là một công cụ chống lại các vụ lạm dụng”