Giáo hội này, “chúng tôi yêu biết bao, chúng tôi vẫn còn yêu Giáo hội, Giáo hội mong manh, Giáo hội trên bờ vực.” Đó là tin nhắn của ông Erwan Le Morhedec, sau bản báo cáo xấu hổ Ciase. Nhưng hy vọng mà thôi thì chưa đủ, chúng ta cần những đảm bảo làm trụ cột để tạo dựng lại lòng tin tưởng cho chúng ta.
lavie.fr, Erwan Le Morhedec, 2021-10-13
Giáo hội của tôi cũng vậy, #AussiMonEglise, Chúng ta đã sống những năm gần đây với đôi mắt mở to, đã học cách cúi đầu mỗi khi thấy sự không chung thủy, học cách phá bỏ hàng rào phòng thủ ảo tưởng của mình, học chấp nhận điều không tưởng lại có thể xảy ra… đọc báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase) là đặt sự sụp đổ bằng những lời lẽ cay nghiệt.
Trước hết là các nạn nhân qua lời của họ, chỉ một câu đơn giản này, vài chữ, vẫn còn để lững: “Làm thế nào để sống sau những vụ này?” (§0204). Chúng ta phải để cho lời chứng của nạn nhân vang vọng, những lời chứng do Ủy ban Ciase thu thập, gây tiếng vang, những lời níu trong nỗi đau xoắn ruột của chúng ta một quyết tâm sắt đá: rằng Giáo hội không bao giờ để cho “công việc của cái chết” hoạt động mà Giáo hội đã che đậy và để nó tồn tại trong bao nhiêu năm nay.
Che giấu và “văn hóa của cái chết”
Theo báo cáo này, các chiến lược che giấu được đưa ra ánh sáng qua cho đến những năm cuối cùng này (cho đến… năm ngoái) và những giọt nước mắt trước công chúng của những người đã không nhỏ nước mắt, khi các nạn nhân hy vọng vào tình phụ tử nhân từ của họ, lặp lại: chính trong lòng Giáo hội tố cáo một “văn hóa của cái chết” thấm nhập vào.
Vì vậy, chúng tôi sẽ rất hạnh phúc nếu vẫn còn thời gian cho tính hợp pháp, cho lòng tin tưởng và lòng hiếu thảo mà giáo dục đã thấm nhuần trong lòng chúng tôi. Mỗi chữ cao hơn chữ kia trước tiên phải vượt qua bức tường của việc học này. Chúng tôi sẽ rất vui khi có lại lòng tin tưởng và biết ơn.
Giáo hội này “ Giáo hội mang lại ý nghĩa cho sự phi lý và hy vọng tồn tại”
Bởi vì chúng tôi đã sống với Giáo hội này. Chúng tôi tìm thấy niềm vui ở đó, thậm chí có người còn tìm được vợ, được chồng ở đây. Giáo hội có những chữ để nói khi chúng tôi chôn cất người thân yêu ở đó, đôi khi là một em bé. Giáo hội đã mang lại ý nghĩa cho những gì có vẻ phi lý, mang lại hy vọng cho sự tồn tại. Chúng tôi yêu Giáo hội này, chúng tôi yêu biết bao, chúng tôi vẫn còn yêu Giáo hội, Giáo hội mong manh, Giáo hội trên bờ vực.
Khi kết thúc bài trình bày của mình, ông Jean-Marc Sauvé có thông điệp cuối cùng: “Niềm hy vọng của chúng ta không thể và sẽ không bị phá hủy, Giáo hội phải làm mọi cách để khôi phục những gì đã bị hư hại và xây dựng lại những gì đã bị phá vỡ.” Tất nhiên là hy vọng không thể bị phá hủy. Để được xây dựng lại, niềm tin đòi hỏi những đảm bảo. Vì đó cũng là Giáo hội của chúng ta, vì chúng ta vẫn tin Giáo hội mang sự sống cho người khác, vì Giáo hội dấn thân vào với cuộc đời chúng ta, mà giáo dân không còn có thể chờ những cải cách có khả năng bảo vệ con cái chúng ta, cứu hy vọng chúng ta rơi (có thể) từ trên cao xuống. Giáo dân đòi hỏi cải cách và phải được dự phần vào.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Nữ tu Véronique Margron, gương mặt nhân ái của Giáo hội công giáo Pháp