Theo Ủy ban Sauvé, tình dục vẫn là một chủ đề cấm kỵ trong Giáo hội
fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2021-10-05
Ngày thứ ba 5 tháng 10, Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase, còn được gọi là Ủy ban Sauvé, tên của ông Jean-Marc Sauvé, người điều hành Ủy ban) đã công bố bản báo cáo về công việc Ủy ban đã làm trong 3 năm nay, ước tính số trẻ vị thành niên nạn nhân bị các linh mục, các tu sĩ lạm dụng từ năm 1950 đến năm 2020 là 216.000 nạn nhân. Trong số các nguyên nhân sân xa về hiện tượng bạo lực tình dục của các linh mục, sự “cấm kỵ quá mức” về tình dục là một trong các nguyên do.
Quan điểm cấm kỵ về tình dục làm thuận lợi cho một loại “văn hóa phi lý”. Những chữ Ủy ban dùng rất mạnh, buộc tội và đặt lại vấn đề giáo điều, giáo huấn của Giáo hội công giáo. Theo Ủy ban, đơn thuần nó tạo điều kiện thuận lợi cho bạo lực tình dục xảy ra. Và trên thực tế, Ủy ban đã nỗ lực nghiên cứu những sai lệch, biến chất và đồi trụy, đặc biệt là “chủ nghĩa giáo quyền” đã từng bị Đức Phanxicô công kích trong Thư gởi Dân Chúa tháng 8 năm 2018. Theo nghĩa này, Ủy ban tố cáo sự thánh hóa quá mức chức linh mục, nâng cao giá trị của bậc sống độc thân và các đặc sủng nơi linh mục, sự sai lệch trong việc vâng lời khi vâng lời ở trong ranh giới lờ mờ và việc diễn giải Kinh thánh một cách sai trái.
Xâm phạm sự khiết tịnh với cái giá phải trả là xúc phạm đến con người
Ủy ban cũng công kích sự thiếu quan tâm đến các nạn nhân bị lạm dụng. Ủy ban cảnh báo “một giáo luật tập trung trên những kẻ có tội và Giáo hội”, nhắm vào “các tội chống lại khiết tịnh”, với cái giá phải trả là xúc phạm đến con người. “Cách tiếp cận chủ yếu tập trung vào số phận kẻ có tội trong giáo hội, hậu quả là che khuất nạn nhân, theo các điều khoản của bộ luật, nạn nhân không được tham dự vào tiến trình tố tụng, nhưng như những người thứ ba can dự.”
Ủy ban cảnh báo, vì các nạn nhân hầu như không đáng được công nhận, Giáo lý của Giáo hội công giáo “tiến hành một loại san bằng, đưa tình trạng đến một mức độ nghiêm trọng có thể so sánh với các hành vi cũng rất nghiêm trọng, nhưng tác động của chúng lại rất khác nhau”. Ví dụ, Sách Giáo lý (GLCG 2352) đặt một mức độ tương đương trong trường hợp thủ dâm và hiếp dâm, thủ dâm được xem là “một hành vi về thực chất là rối loạn và nghiêm trọng”, hiếp dâm là “hành vi về thực chất là xấu”. Ủy ban cảnh báo: “Kiểu dạy này có thể thúc đẩy hoặc biện minh cho việc bước qua hành động của những người mà khả năng nhận thức của họ có vấn đề hoặc khả năng phân định không đủ”.
Được Ủy ban mời làm chứng, một nạn nhân được trích dẫn trong bản báo cáo cho biết, theo nghĩa này, đã có một nhầm lẫn nào đó về tầm nhìn tình dục mà đáng lý Giáo hội phải có: “Sự chi phối này của Giáo hội làm cho những gì đụng đến tình dục và thủ dâm của các thanh niên trẻ, tất cả đều là tội của những tội. Tội trọng. […] Khái niệm về tội trọng, đó là một khái niệm rất, rất hiện hữu trong tuổi trẻ của tôi. Khái niệm này tiếp bước theo và đó là lý do vì sao tôi ví Giáo hội như người lên cơn xung động đốt nhà (pyromane). Vì quả thật, Giáo hội châm lửa, thắp lên ngọn lửa của mặc cảm tội lỗi”.
Vì thế Ủy ban Sauvé đề nghị Giáo hội xem xét lại “tầm nhìn về tính dục mà Giáo hội truyền tải hàng ngày”. Ủy ban mời gọi chúng ta đừng “thích im lặng về những gì chúng ta có thể đoán là lỗi lầm, rắc rối, bóng tối, cho dù trong bậc sống độc thân, khiết tịnh, quan hệ nam-nữ hay đồng tính”. Một lời mời được xem là rất cần thiết trong một xã hội siêu tình dục hóa như xã hội chúng ta. Bà Marie-Jo Thiel, giáo sư đạo đức và thần học luân lý đề cập đến rủi ro của “sự phủ nhận (thay vì đảm nhận) tính dục làm cho con người phơi ra với ngọn lửa bản năng có khả năng vượt quá khả năng tự kiểm soát”
Một vấn đề chính trong vấn đề này là tăng cường các cơ chế giúp kiểm các ứng sinh chức tư tế có được phân định và mức độ trưởng thành cần thiết. Cần nhấn mạnh vào việc đào tạo toàn diện con người, nhất là về mặt tâm lý, nhằm đạt được sự cân bằng về tình cảm, sự tự chủ và một tình dục hòa nhập tốt.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Lạm dụng tình dục, một Giáo hội không có tiếng nói
Có 330.000 nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp