Hướng về nội tâm của bạn, bạn quay về

392

Hướng về nội tâm của bạn, bạn quay về

Thứ chín: Hướng về nội tâm của bạn, bạn quay về

Hay làm thế nào để hướng nội, một việc có ý nghĩa và có hương vị

Trích sách Hãy về sống lại với nội tâm, Jean-Guilhem Xerri, nxb. Cerf.

Phủi bụi đời sống nội tâm của mình, ít phân tán, ít phân tâm cho phép bạn có nhiều chỗ hơn cho những gì thuộc về thiêng liêng trong bản thân mình. Bạn không biết cách nào có chữ để nói về chuyện này? Tôi cũng không, chính vì vậy mà tôi nhờ đến các Giáo phụ sa mạc. Ngoài các chữ, họ còn nói cho chúng ta biết, thiêng liêng là thứ trật của ý nghĩa (của đời sống chúng ta) và cả các giác quan (nội tâm).

Bạn làm theo hướng dẫn này sẽ rõ ràng hơn!

Một trong các Giáo phụ nói: “Cũng như chúng ta không thể ngắm gương mặt của mình trong dòng nước đục, thì tâm hồn cũng không chiêm nghiệm được khi không được bình an.”

“Tôi sợ tôi bị điên. Điên vì tôi cảm nhận trong tôi những chuyện mà tôi không biết cách nào giải thích. Bây giờ tôi khá hơn, vì tôi khám phá tôi có một đời sống thiêng liêng.” Đây là lời tâm sự của một phụ nữ ngoài năm mươi, rất năng động, thành công trong ngành nghề kinh tế kỹ thuật số, bà nhìn lại công việc mình đã thực hiện được từ sau buổi tư vấn đầu tiên, do bà cảm nhận một “cảm giác “khó chịu” trong người.

Trên con đường để có sức khỏe nội tâm tốt hơn, có một giai đoạn thiết yếu: hướng nội, về cái mà người này gọi là “đời sống thiêng liêng”.

Đời sống thiêng liêng là công việc của bản chất con người

Nội tâm tính là một thực tại của con người dù đó là người tin hay không tin. Vì thế nó không đồng nghĩa với tôn giáo. Trước hết, tôi có thể là một tu sĩ nhưng tôi không có đời sống nội tâm thực sự: tôi lặp lại một cách máy móc các nghi thức hoặc công thức, không có mục đích nào khác ngoài việc áp dụng chúng. Kế đó, tôi có thể xem trọng đời sống nội tâm mà tôi không phải là tu sĩ: tôi sống đời sống thiêng liêng của tôi, nhưng tôi không có một tôn giáo nào đặc biệt. Ví dụ như Etty Hillesum, một phụ nữ trẻ Do Thái bị chết ở Trại tập trung Auschwitz năm 1943, bà viết: “Tôi phải tiếp tục lắng nghe bản thân, lắng nghe nội tâm tôi”. Đời sống thiêng liêng không tôn giáo, không giáo điều, không tín ngưỡng hay tuyên xưng đức tin mà chúng ta có thể xem đó là thế tục hoặc lương dân bây giờ đang phát triển rất nhiều. Và cuối cùng, tôi có thể có đời sống nội tâm và tôn giáo, nuôi dưỡng phần tâm linh bằng truyền thống tôn giáo vững chắc; Mẹ Têrêxa hay Giáo hoàng Phanxicô là những tấm gương tốt.

Với các chữ của tôi, tôi có thể nói nội tâm tính là mở ra đối với một cái gì đó vượt lên khỏi tôi, cho tôi cảm nhận cuộc sống một cách khác và góp phần nuôi dưỡng cho công việc đi tìm ý nghĩa.

Thật ra, không phải dễ dàng để hướng nội. Một phần do một vài ảnh hưởng nào đó, một phần do các biểu hiệu của Con Người đã làm chúng ta xa đời sống nội tâm. Trước hết là các ảnh hưởng, gay go thách thức chúng ta đến mức có thể làm chúng ta quên nó: chủ nghĩa duy lý chặt chẽ (bằng thông minh lý trí, tôi có thể hiểu mọi thứ), chủ nghĩa duy vật (tôi càng tiêu pha, tôi càng hạnh phúc) và chủ nghĩa năng động (tôi càng kích động, tôi càng ít buồn chán). Sau đó là các biểu hiệu: khám phá các quyết tâm tâm lý và xã hội bằng khoa học nhân văn – phân tâm học và xã hội học trong đầu – và các khám phá kinh khủng trong lãnh vực di truyền học, não bộ và khoa học nhận thức, đã dần dần lộ ra hai biểu hiệu mà con người có về bản thân: đó là “cơ thể và tâm hệ”, kết quả của các điều kiện văn hóa của mình (tôi như vậy vì tôi sinh ra từ cha mẹ này, và trong môi trường này) và của con người “cơ cấu như một cơ cấu khác”, có chức năng chồng lên nhau như người máy. Đây không phải là khoa học giả tưởng, vì cái nhìn này dựa trên siêu nhân mà não trạng của nó đã phổ biến trong xã hội chúng ta. Bản thân là nhà sinh học y học và nhà phân tích tâm lý, tôi sẽ cẩn thận để không xem các khoa học này là sai, nhưng ngược lại, chúng hấp dẫn và làm rõ phần nào về chức năng con người. Nhưng chúng vẫn chưa trọn vẹn vì chúng không biết đến những gì làm cho con người nên trọn vẹn, nội tâm con người, là chính con người nằm ngoài các yếu tố quyết định về tâm lý và sinh học.

Việc coi Con Người chỉ cấu tạo do một cơ thể và trí óc, thì cũng giống như nghĩ trái đất là phẳng: đó là cảm nhận chúng ta có hàng ngày, nhưng đó không phải là thực tế. Nó giống như một người nhìn tấm hình, xem những gì chung quanh tấm khung là không có, vì người đó không thấy. Giống như người này không phân biệt được các hình thức khi đêm xuống, nghĩ rằng đêm không có thực… cho đến khi mặt trời mọc.

Chúng ta có thể nhận ra phần động vật tính của con người chúng ta, nhưng vẫn phân biệt mình với động vật; xác định các yếu tố quyết định về văn hóa và sinh học của chúng ta, đồng thời tôn trọng sự tự lập của tự do và ý chí của chúng ta; dùng suy nghĩ và trí thông minh của mình nhưng không coi thường, không công cụ hóa cơ thể chúng ta; làm rõ ánh sáng của khoa học, mà không làm suy giảm tinh thần với các chức năng tinh thần có thể quan sát được bằng hình ảnh?

Nội tâm tính không phải là lý tính nhưng ở trên lý tính

Như triết gia Paul Ricoeur nói: “Bộ não của tôi không suy nghĩ; chính tôi suy nghĩ, nhưng khi tôi suy nghĩ luôn có cái gì đang xảy ra trong não tôi.” Các nguyên tử, các sóng và các dòng thông tin không thể một mình chúng có thể giải thích cho đến cùng được đam mê tình yêu, được các giai điệu du dương của nhạc sĩ Chopin, thơ của Christian Bobin, câu chuyện Ngàn lẻ một đêm, Mahabharata, nụ cười của nàng Mona Lisa, lòng tốt nhưng không, lòng khao khát sự thật, sự kiên cường của Mandela, sự phản kháng của Solzhenitsyn, cuộc sống mà Maximilien Kolbe hy sinh khi ở trong trại tập trung Auschwitz năm 1941 để cứu một người cha gia đình, sự tận tâm của cha mẹ cho con cái, của vợ chồng cho bạn đời của mình.

Nội tâm tính là chú ý những gì xảy ra trong tôi khi tôi đang sống với những gì đang xảy ra. Khi đó tôi có nhiều khả năng hơn để chọn lựa, để hành động, để “quản lý” đời tôi theo các cùng đích, mang một ý nghĩa sâu đậm đối với tôi và định hướng thuận lợi cho các khát khao và sức mạnh của tôi. Nhận ra nội tâm của mình, thực chất là đi con đường tôi nếm hương vị của những gì tôi đang sống và giúp tôi hiện diện nhiều hơn ở đó. Ở Con Người có một sự vĩ đại không gì sánh được, mà không một điều kiện sinh học, xã hội, tâm lý và sinh học nào có thể định nghĩa được. Đó là khả năng hiện diện ở chính nội tâm những gì mình sống.

Từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã cảm nhận trong Con Người có một cái gì đó vượt ngoài tâm hệ. Họ cảm nhận tận đáy lòng mình một sức mạnh, một hiện diện, một khả năng, không thể hiểu được theo thứ trật của những chuyện tế nhị và của các thực tại có thể hiểu được. Các từ khác nhau đã được chọn để đặt tên cho cấu trúc con người này:

Triết gia Heraclitus của Ephesus vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên đã nói về Logos. Một ít thời gian sau triết gia Anaxagore nói về noos, một thuật ngữ được các triết gia Plato, Aristotle và Plotinus sử dụng rộng rãi. Các nhà tư tưởng Do thái dùng các chữ neschama hay ruach. Thánh Phaolô đặt tên cho thành phần này là pneuma, mà những người La-tinh sẽ dịch là trí tuệ (intellectus hoặc spiritus). Người hồi giáo sẽ gọi là ruh, aql hay sirr. Ngày nay tiếng Pháp dùng chữ “tinh thần.” Ngoài sự đa dạng về ngữ nghĩa, chiều kích này của Con Người cho thấy chiều kích bản thể sâu thẳm của con người, căn tính đích thực và ổn định, về vị trí của ơn gọi tối thượng, về ý nghĩa sâu xa của cuộc đời, về chiều sâu của con người chúng ta, nơi có các nhu cầu và mong muốn vô tận để yêu và được yêu, ngạc nhiên và cảm động, sống và cống hiến chính mình, động lực sống này là như vậy. Tinh thần là phải mật thiết nhất, bí mật nhất, nằm ngoài ngôn ngữ và là phần sống nhất của chúng ta. Triết gia François Cheng nói về nó như một “thực thể bất khả xâm phạm và không thể thay thế”.

Về chiều sâu, Con Người là nội tâm. Con người có các nhu cầu vật chất, nhưng không chỉ có vật chất. Đối với con người, trên cả tri thức, hành động và tiêu thụ, còn có đời sống nội tâm. Trong đó, phần này của chính bản thân không phải là phi lý, mà là siêu hợp lý.

Xem thường nội tâm của mình là đối diện với các rủi ro: “di chuyển – đi làm – đi ngủ” (metro-boulot-dodo), cảm nhận “khó chịu trong lòng”, cảm giác sống trong “chế độ tự động”, cảm giác chật chội như khi cố xỏ chân vào đôi giày số nhỏ hơn. Để tôn vinh đời sống nội tâm, là thở sâu hơn, là quan sát quan hệ của tôi với mọi thứ đã thay đổi, nhưng các thứ này không thay đổi, để cảm thấy một phần của bản thân tôi được mở ra.

Theo các Giáo phụ sa mạc, nội tâm là các giác quan cần phát triển

Các Giáo phụ Sa mạc, chuyên gia vĩ đại về đời sống nội tâm: “Chim bay, cá bơi, con người thiền”. Các Giáo phụ nói lên bao nhiêu điều đặc trưng của Con Người, cái gì phân biệt con người với con vật, đó là khả năng quay về với trọng tâm của mình, nghĩa từ nguyên của thiền định. Giáo phụ Clement người Alexandria viết: “Con Người đích thực trong chúng ta là Con Người thiêng liêng”, cho thấy toàn bộ Con Người bao gồm nội tâm của nó.

Các Giáo phụ cho chúng ta biết một thực tại khác: nội tâm là vấn đề của ý nghĩa. Dĩ nhiên là ý nghĩa triết học, nhưng trước hết và trên hết là giác quan nhạy bén. Độ nhạy là vấn đề nội tâm. Đời sống nội tâm không phải là cái gì để suy nghĩ, nhưng là một kinh nghiệm để sống và để trải nghiệm. Đó là nếm, là cảm nhận mọi sự. Như Giáo phụ Origène nhắc đến “ý nghĩa của tinh thần”, các “ý nghĩa thần thánh”, các “ý nghĩa của Con Người nội tâm”; các “ý nghĩa thiêng liêng”, các “ý nghĩa không nhạy cảm”, “các ý nghĩa cao hơn và phi thể xác” hoặc “ý nghĩa thiêng liêng và một thứ trật khác với ý nghĩa bình thường của chữ này.” Các ý nghĩa này mở ra nhận thức về các thực tại tâm linh và giúp chúng ta tiếp xúc giữa tinh thần và nguồn Sự sống này, đó là Thiên Chúa đối với các Giáo phụ sa mạc. Giáo phụ Macaire tin rằng kinh nghiệm thiêng liêng là một phần của cuộc sống con người. Nó có được là nhờ “năm giác quan của tinh thần.” Giáo phụ Diadoque còn đi xa hơn. Ngài cho rằng các giác quan thiêng liêng có khả năng nhận thức các thực tại phi vật chất nhưng cũng có thể phân định được điều gì tốt hay không tốt cho chúng ta (như khi chúng ta nếm một món ăn, chúng ta thích hay không). Nhà thần học Symeon (thế kỷ thứ 9) nói về nó một cách rất dễ tiếp cận khi triết gia mô tả các giác quan nội tâm giống như các giác quan cơ thể. Ông nói đến mắt, thính giác, xúc giác, các bàn tay của nội tâm, và hương thơm của đời sống nội tâm. Để hiểu rõ hơn các giác quan nội tâm này là gì, chúng ta phải so sánh chúng với các giác quan của cơ thể vì chúng ta có thể hình dung chúng trong hoạt động của chúng.

Trong thứ trật thiêng liêng, tinh thần không còn tìm cách mở mắt để nhận thức một chủ thể, không còn mở tâm hồn để tiếp nhận lời nói, cũng không còn thanh lọc khứu giác để ngửi hương thơm; cũng không cần môi hay lưỡi để nếm và phân biệt vị ngọt, vị đắng, cũng không cần dùng tay để biết thô hay mịn hay bóng. Khả năng cảm nhận ở ngoài tất cả những chuyện này. Nó thâu trọn trong nội tâm. Nó chứa trong chính mình năm giác quan, do đó là một chứ không phải năm.

Cốt tủy của câu trích dẫn này là khả năng cảm nhận bên trong, “trực giác” như một số người nói.

Những gì tôi giữ lại từ kinh nghiệm của các nhà trị liệu trong sa mạc

Tôi có giác quan cơ thể nhưng cũng có giác quan nội tâm. Và đời sống thiêng liêng là huy động chúng để nếm hương vị của những gì tôi đang sống. Đời sống nội tâm không phải là điều để suy nghĩ nhưng là kinh nghiệm để sống và trải nghiệm.

Đề nghị

Không kết nối với chiều kích thiêng liêng, tâm hệ như con tàu không bánh lái. Một nội tâm lành mạnh dựa trên hai trí tuệ của nó, lý trí và thiêng liêng (trực giác). Chúng mở ra với các thực tại hữu hình và vô hình, vật chất và phi vật chất. Sự tương đồng giữa hai dạng trí tuệ và các giác quan cơ thể giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn. Thông thường, chúng ta được xem như có năm giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và xúc giác. Nội tâm chúng ta, qua tinh thần, chúng ta có một giác quan bổ sung, đó là cảm giác về thực tại thiêng liêng, phi vật chất. Trong một môi trường nhất định, nếu tôi bịt tai, tôi có thể có được một phần của những gì đặc trưng thính giác nhưng sẽ không tiếp cận được thực tế âm thanh của nó. Tương tự như vậy, nếu tôi bịt mũi, những gì khoảng không gian này thở sẽ thoát khỏi tôi. Tuy nhiên, tiếng động và mùi của môi trường này vẫn tiếp tục tồn tại, bất kể mức độ mở ra của các giác quan này. Điều này cũng tương tự với trí thông minh tâm linh (trực giác), khả năng này giúp chúng ta tìm ý nghĩa sâu xa của sự vật. Tôi có thể chọn không dùng trí thông minh thiêng liêng của tôi và giới hạn trí thông minh lý trí của tôi, như tôi đã làm trong ví dụ trên với thính giác và khứu giác, khi đó tôi sẽ chỉ có được một phần hiểu biết về thực tế. Toàn bộ tinh thần và phi vật chất sẽ vẫn là ẩn số đối với tôi. Tôi cũng có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn và kết hợp thông minh của tâm hệ và thông minh của tinh thần để nhận thức tốt hơn nội dung siêu nhiên và thiêng liêng của sự vật. Trên thực tế, sống với nội tâm là nếm trải. Để cảm nhận cuộc sống một cách khác, phải chú ý đến cách tôi cảm nhận và sống mọi thứ. Đó là dùng khả năng của mình để tách mình ra khỏi áp lực của sự cấp bách tức thì, để bước vào những gì là chính yếu. Là, đến một lúc nào đó, chọn cách lắng nghe bản thân mình, không nghe các tiếng động ồn ào bên ngoài, không nghe thời sự, nhưng nghe thinh lặng và những lời thì thầm bên trong. Đó là dành thì giờ để cảm nhận cơ thể, hơi thở, các suy nghĩ, cảm xúc đang luân chuyển trong tôi. Bạn đừng chờ một tai nạn, bệnh tật, cái chết của người thân, một thử thách để đánh thức nó dậy. Cuộc sống trọn vẹn là bây giờ. Bạn chưa cảm nhận sao, bạn hoang mang sao?

Bài tập cá nhân

Tiếp xúc với mọi thứ tạo nên trải nghiệm bạn đang sống, ngay bây giờ, tại đây, tại đó. Cảm thấy ngón tay bạn chạm vào quyển sách, chạm vào máy tính, bạn đang ngồi, đang nằm hoặc ở trong một tư thế khác? Bạn chú tâm đến các cảm giác cơ thể với những gì hỗ trợ cơ thể của bạn. Các suy nghĩ lướt qua đầu bạn? Hãy quan sát chúng, yên lặng, chỉ vì hiếu kỳ, không muốn thay đổi bất cứ điều gì. Sau đó, tiếp xúc với hơi thở của bạn, không cần gì hơn, ngoại trừ việc tiếp tục gần với bản thân mình hơn…

Các câu châm ngôn để suy niệm

Một ẩn dụ của Giáo phụ Athanase khuyến khích chúng ta mở lòng ra với các mức độ hiểu biết khác nhau về thực tế:

Khi mặt trời tỏa sáng và chiếu sáng cả trái đất bằng ánh sáng của nó, nếu một người che mắt và tưởng tượng mình ở trong bóng tối, trong khi bóng tối không tồn tại và người đó ngẫu nhiên đi như lang thang trong bóng tối, người đó té hoài và đi xuống vực thẳm, anh nghĩ rằng trời không sáng, anh ở trong bóng tối, anh nghĩ anh nhìn, nhưng anh không thấy gì cả.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm:

Làm thế nào để tạo ra một môi trường thăng bằng

Đoàn kết và bình an

Thiền, bạn sẽ thực hành

Cảnh giác nội tâm, bạn sẽ phát triển

Từ các bệnh có nguồn gốc tâm linh của bạn, bạn chẩn đoán

Lòng tham của bạn, bạn kiểm soát nó

Biếng nhác, bạn cẩn thận để đừng sa vào

Là người, bạn sẽ bắt đầu trở thành