Là người, bạn sẽ bắt đầu trở thành
Thứ tám: Là người, bạn sẽ bắt đầu trở thành
Hoặc làm thế nào để trở thành con người trọn vẹn, đó là điều luôn có thể, nhưng không bao giờ thắng được
Trích sách Hãy về sống lại với nội tâm, Jean-Guilhem Xerri, nxb. Cerf.
Sống thanh đạm hơn, bớt quy về mình hơn, dùng thì giờ để tìm về cội nguồn qua thiền định và chăm sóc nội tâm hơn, đừng lao vào các con dốc không có lợi, nhiều điều cơ bản giúp chúng ta được thăng bằng hơn.
Đối với các Giáo phụ, đây là công việc của cả một đời. Công việc này giúp tâm hồn chúng ta được thanh thản. Như thế cũng đã là rất tốt rồi. Nhưng đối với họ, công việc này còn có một mục tiêu thứ hai: đi vào chiều kích thiêng liêng của cuộc đời chúng ta.
Ô la la ???!!!
Một người hỏi một Giáo phụ: “Vì sao khi nào con cũng bị nản chí?”
Ngài trả lời: “Vì con chưa thấy mục đích”.
Một phụ nữ tham dự khóa thiền nói: “Có một điều chắc chắn, những gì đặc trưng cho đời sống nội tâm thì rất khó nói.” Đúng vậy, vì thế mà từ muôn thuở và trong tất cả các truyền thống, nhân loại đều đến với đời sống nội tâm qua bốn điểm:
- Trải nghiệm cá nhân về sự ngạc nhiên trước chân, thiện, mỹ, tình yêu;
- Qua các biểu tượng;
- Qua các ẩn dụ,
- Chứng từ của các triết gia, các nhà thơ, các linh mục, các nhà pháp thuật nhưng nhất là của các người thường, người ngoài hè phố, các người khuyết tật, v.v. các lời chứng của họ đủ hội tụ để có thể khám phá ra một bản sắc sâu đậm, của một trước và một sau khi tiếp xúc với họ của sự mở ra với thế giới mới, thế giới nội tâm, đến các vùng đất mới, phi vật chất và hiếu khách, của một kinh nghiệm mà họ muốn chia sẻ.
Theo các Giáo phụ sa mạc, con đường của sự sống là con đường từ là người qua là người
Kitô giáo sơ khai đã biết cách tìm ra những từ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nội tâm của mình, chính xác hơn là giải phẫu và hiểu chức năng bên trong của chúng ta. Các Giáo phụ đề cập đến hai điều chúng ta nên chú ý: con người được tạo thành từ ba thành phần: cơ thể – tâm hệ – tinh thần, con người là một sinh thể chưa hoàn chỉnh, đang được tạo thành.
Một con người 3D, có chiều cao, chiều sâu, chiều rộng
Tầm nhìn của họ về con người được các tông đồ đầu tiên của kitô giáo truyền lại. Chẳng hạn Thánh I-Nhã Antioche (thế kỷ đầu tiên) người biết Thánh Phêrô, hay Giáo phụ Polycarpe, đồ đệ của Thánh Gioan. Giáo phụ Justin, gần với Giáo phụ Polycarpe chính xác nói: “Cơ thể là nơi ở của tâm hồn, cũng như tâm hồn là nơi ở của tinh thần.” Rồi các thế hệ sau, Giáo phụ Clement của Alexandria (thế kỷ thứ 2) hay Giáo phụ Gregoire de Nysse (thế kỷ thứ 6) xem Con Người là đơn vị chủ yếu của ba thành phần này. Sau đó, Giáo phụ Irenée khẳng định: “Ba thứ cấu thành con người trọn vẹn là cơ thể, tâm hồn và tinh thần. Giáo phụ Maxime người Giải tội (thế kỷ thứ 7) ẩn dụ hóa cấu trúc nhà thờ như cấu trúc Con Người: “Với tâm hồn là đền thánh, với tinh thần là bàn thờ thánh, với cơ thể là lòng nhà thờ.”
Làm thế nào để ba thành phần này ăn khớp với nhau? Một phép ẩn dụ có thể giúp ích chúng ta: đó là chiếc bánh sandwich (không thiêng liêng cho lắm, nhưng hiện thực!) Các bạn hình dung chiếc bánh sandwich gồm hai lát bánh, giữa là miếng giăm bông. Lát đầu tiên tượng trưng cho cơ thể, giăm bông là tâm hệ và lát bánh mì thứ hai là tinh thần.
– Phần thân (phần bánh mì), một mặt, quay ra ngoài tiếp xúc với thế giới vật chất, được khám phá qua năm giác quan. Mặt bánh mì kia hướng vào bên trong, tâm hệ (giăm bông). Thực tế của nó là các vật thể, các thực tại nhạy cảm. Chức năng của nó là thông báo tâm hệ của thế giới bên ngoài.
– Tâm hệ (giăm bông) một mặt quay về phía cơ thể (lát bánh mì đầu tiên) và mặt kia hướng về tinh thần (lát bánh mì thứ hai). Bạn theo kịp tôi? Thực tế của nó là chủ thể, là các con người. Nó cho phép chúng ta hiểu với lý trí và cảm nhận được cảm xúc, thiện cảm (có hoặc không!). Chức năng của nó là tìm kiếm, yêu thương và đấu tranh. Thật vậy, tâm hệ có ba khía cạnh: trí thông minh lý trí giúp chúng ta hiểu và tìm ý nghĩa, ước muốn có thể giúp chúng ta hướng về tình yêu và phục vụ cuộc sống, sức mạnh, mà chúng ta được gọi để cầm cự trong những lúc khó khăn (đó là ‘sức mạnh nội tâm’ của chúng ta).
– Tinh thần (lát bánh mì thứ hai) một mặt quay về tâm hệ (giăm bông) và mặt kia hướng về chiều kích có tầm mức rộng lớn vô hạn so với chiếc bánh sandwich nhỏ bé này. Được tạo ra và phi vật chất, tinh thần mở ra với thế giới của các chủ thể tâm linh, của thế giới hằng hữu, của phi nhị nguyên, Bản thể, Nguồn gốc, Sự sống, Thiên Chúa (theo những gì chúng ta tuyên xưng). Các chức năng của nó trước hết là cảm nhận các thực tại bên trong, sau đó là định hướng một phần tâm hệ và cuối cùng là tiếp xúc với một nguồn. Thật vậy, nó có ba khả năng: trí thông minh trực giác bao gồm các giác quan bên trong, ý chí tự do mà Con Người có thể lựa chọn cách sử dụng trí thông minh lý trí, ước muốn hoặc sức mạnh nội tâm của mình, khả năng trải ra với sự vô hạn này, từ đó con người nhận được sự sống để trao cho tâm hệ.
Ba điểm cơ bản trong lời giảng dạy của các Giáo phụ sa mạc bổ túc cho công việc giải phẫu bên trong này:
– trong vũ trụ nội tâm, một luật được áp dụng: “Chỉ điều giống nhau mơi thấy được sự giống nhau.”
Con mắt của cơ thể và các khả năng của tâm hệ sẽ không giúp chúng ta nhiều trong việc khám phá đời sống tâm linh. Điều này có nghĩa chỉ có tinh thần mới có thể nhận diện tinh thần nơi chính mình hoặc nơi người khác (và ngược lại). Với bàn tay của tôi, tôi có thể cảm thấy một cơ thể, nhưng bàn tay không mang lại cho tôi bất cứ điều gì để tôi có thể biết tình trạng tâm hồn của người anh em. Tâm hệ của tôi có thể giúp tôi biết một số cảm xúc của người khác nhưng không cho tôi biết được cơ thể người đó đang đứng hay ngồi. Cũng vậy, tâm hệ không cho tôi tiếp xúc được với các thực tại siêu nhiên, vì lý do này mới cần đến tinh thần. Tóm lại, cơ thể đến được với “cơ thể”, tâm hệ đến được với “tâm hệ” và tinh thần đến được với chiều kích “thiêng liêng”. Nói các khác, tôi cậy vào cơ thể và tâm hệ của mình để nhận thức được thực tại thiêng liêng, tôi phải chờ đợi rất lâu. Với các giác quan này, Con Người có thể nhận thức các dấu chỉ hay các hệ quả hành động của đời sống thiêng liêng chứ không phải chính tự tinh thần.
– tâm hệ là trung gian giữa cơ thể và thiêng liêng
Tâm hệ lưỡng cực, nó như tấm độn giữa cơ thể và tinh thần (lát giăm bông giữa hai miếng bánh mì). Tình trạng này làm cho nó chịu bốn ảnh hưởng. Ảnh hưởng của môi trường: các sự kiện, các thông tin, văn hóa xung quanh; ảnh hưởng của cơ thể: sức hút hoặc sức đẩy, thông tin thuộc giác quan; ảnh hưởng của chính tâm hệ: trí nhớ hay tưởng tượng; và cuối cùng là ảnh hưởng của tinh thần: ý chí tự do và trí thông minh trực giác.
– tinh thần là điều cần thiết nhưng nó không phải là toàn năng.
Nó không có tác động trực tiếp lên cơ thể và ảnh hưởng của nó trên tâm hệ chỉ một phần. Thật vậy, tâm hệ chỉ nhạy cảm một phần với ý chí tự do của chính nó. Đó là điều xảy ra trong một số tình huống, “tôi làm điều xấu mà tôi không muốn làm và tôi không làm điều tốt mà tôi muốn làm”. Tóm lại, rất nhiều thứ thoát khỏi ý chí sâu xa của chúng ta. Chúng tương ứng với những gì được xác định trong chúng ta, phụ thuộc vào điều kiện tâm lý và sinh học.
Lựa chọn được sinh ra trong nội tâm tôi
Theo các Giáo phụ sa mạc, con người được mời gọi để biến đổi. Giáo phụ Irénée (thế kỷ thứ 2) giải thích:
Nếu tinh thần thiếu tâm hồn, một người như vậy vẫn tồn tại trong trọn sự thật về tâm hệ và cơ thể, nhưng họ vẫn chưa hoàn thiện.
Ngài nói tiếp:
Chỉ xác thịt mà thôi thì con người chưa hoàn thiện. Nó chỉ là cơ thể của con người, đó chỉ là một chiều kích của con người. Chỉ tâm hồn mà thôi, nó cũng không phải là con người. Nó chỉ là tâm hồn của con người, đó chỉ là một chiều kích của con người. Tinh thần cũng không phải là con người: chúng ta gọi đó là tinh thần, không phải là con người. Chính sự kết hợp trong hiệp thông của ba thực tại này tạo nên con người hoàn thiện.
Định đề rất đơn giản: tự bản chất, Con Người được tạo thành từ một cơ thể và một tâm hệ qua sự sinh về mặt thể lý. Nhưng số phận con người không chỉ giới hạn trong bản chất của nó. Nó được mời để tái sinh lần thứ hai và tham dự vào thế giới tinh thần, trên thực tế là thế giới của Bản thể, của Nguồn sống. Đây không phải trở thành một người khác, mà là một người hoàn toàn khác, để trở thành chính mình (trở thành con người mình!) Việc trở thành này không có gì là tự động. Nó kêu gọi sự khao khát và sự đồng ý của Con Người. Nếu không, Con Người sẽ chết.
Để trở thành một con người, chỉ cần được sinh ra về mặt sinh học của hai cha mẹ cũng là con người. Chúng ta tất cả đều đi qua con đường này, hàng năm chúng ta đều mừng ngày sinh của mình. Mặt khác, chúng ta không phải sinh ra là đã người, chúng ta trở thành… hoặc không trở thành. Có khi chúng ta nghe, người đó “đúng là con người”, hoặc người đó “vô nhân”. Con chó, chúng ta sẽ không nói đó là con chó hay không-con chó. Một số người trở thành người lớn, một số vẫn ở tuổi vị thành niên hay trẻ em suốt đời… Các Giáo phụ sa mạc nhắc chúng ta chú ý đến năng lực đời sống con người, đó là sự hoàn thiện của nó sau lần tái sinh thứ nhì.
Con Người có thể bị chi phối nghiêm trọng bởi các nội tiết tố, bản năng và các mô hình tinh thần của mình qua môi trường sống. Có thể có những ngày chúng ta có các cử chỉ, lời nói, hành động và thảo luận không dính đâu vào đâu, không hiểu gì, không biến đổi gì. Khi đó chúng ta phải xem lại tham vọng, xung đột, tình yêu, nhu cầu, các mối quan hệ của mình với người khác, cũng như các động vật cao cấp đã làm và sắp tới là rô bốt. Hoạt động như thế, tôi ở chế độ “người tâm hệ.” Để cảm nghiệm có một cách khác để tôi là tôi, sống đời sống nội tâm, thiêng liêng, giúp tôi được hướng dẫn không những chỉ các quyết định tự nhiên hay văn hóa bên ngoài, ít bị khống chế bởi con người máy, đó là hoạt động đặc biệt duy chỉ con người mới có. Nó giúp chúng ta đi từ “con người tâm hệ” cơ thể-tâm hệ qua “con người thiêng liêng” cơ thể-tâm hệ-tinh thần.
Lần tái sinh thứ nhì này không còn là sinh học nhưng thiêng liêng, giống như quá trình biến thái của một loài động vật. Tuy nhiên, hai sự biến đổi này – tự nhiên và thiêng liêng – khác nhau như bảng sau:
Sinh ra | Lần đầu tiên
(tự nhiên) |
Lần thứ nhì
(thiêng liêng)
|
Được lập trình bằng gen | Có
|
Không –
cần ý chí của tôi |
Vĩnh viễn | Có
|
Không –
đi lui (sau đó đi tới) có thể (có thể xảy ra) |
Có giới hạn trong thời gian
|
Có | Không –
có thể xảy ra cho đến hơi thở cuối cùng của tôi |
Những gì tôi giữ lại từ kinh nghiệm của các nhà trị liệu trong sa mạc
Khi sinh ra về mặt thể lý, tôi sống trong hai chiều kích, cơ thể – tâm hệ. Nếu không có tiến hóa, chức năng của tôi là chức năng của các động vật. Tôi có thể có đời sống trọn vẹn con người khi tôi bước vào chiều kích thiêng liêng của bản thể. Sự sinh ra này là liên tục và tiến bộ. Đó là công trình của cả một đời người. Nó trải qua việc gặp gỡ những người đã có được đời sống nội tâm sâu đậm.
Đề nghị
Các yếu tố xác định bên ngoài của con người, tự nhiên và văn hóa, ngày càng được xác định và ghi lại. Con người tùy thuộc vào di truyền, sinh học, khí hậu nhưng đương nhiên còn phụ thuộc vào môi trường và thời đại của mình. Nhưng có một chiều kích thứ ba cuối cùng lại mạnh hơn, dù không được biết đến, đó là yếu tố quyết định bên trong mà Con Người tự khép lại với chính mình. Đó là ở lại trong bản thân người máy hay động vật của mình, không đến được với bản thể sâu đậm. Để trở thành con người, chúng ta phải tái sinh lần thứ nhì, cho chính mình. Sinh ra, đó là gì? Như Thánh Âugutinô đã mời gọi chúng ta “Hãy trở thành chính mình”. Đúng, trở thành chính mình, ở chiều sâu, không hời hợt bên ngoài. Để làm được điều này, hãy thường xuyên gặp gỡ những người đang trên đường đi đến sự tái sinh này.
Bài tập cá nhân
Thường thường, có khi tôi trải ghiệm mọi thứ và sau đó tôi bắt qua chuyện khác làm. Như thế tôi ở chế độ tự động, tôi có nguy cơ bỏ lỡ hương vị cuộc sống và lãng phí đời tôi. Vì sao bây giờ tôi không dành thì giờ để nhớ lại một kinh nghiệm riêng tư “thiêng liêng”: một điều kỳ diệu, một cảm giác bên trong, một tình yêu, một chứng từ tác động sâu đậm trên tôi. Nhận diện nó nhiều nhất bạn có thể. Nhất là đừng suy nghĩ với lý trí và với phán đoán của bạn (nó có thật là thiêng liêng không?); chúng ta chỉ cần cảm nhận nó! Đó là lúc nào, với ai, ở đâu? Nhắm mặt lại nếu điều này giúp bạn, và từng chút một, bạn dùng cảm nhận nội tâm để thưởng thức, để nếm, để cảm nhận những gì bạn đã sống bên trong; sau đó cám ơn…
Các câu châm ngôn để suy niệm
Tâm hệ không có cuộc sống và không phải là cuộc sống. Nó sống vì nó nhận sự sống từ tinh thần. Các lời của Tatien dễ hiểu hơn của tôi: “Tâm hệ là người phàm, nhưng nó cũng có khả năng không chết”, ngụ ý, nếu nó mở ra với cuộc sống tinh thần.
Không có đời sống nội tâm này, chúng ta như bị cắt cụt, rút lại, thu nhỏ, như người máy, thậm chí đôi khi như sống-mà-chết. Nếu thành ngữ này rất hiện đại thì các Giáo phụ trị liệu đã dùng nó để mô tả hậu quả của một đời sống không có đời sống nội tâm nơi những người nghĩ mình sống, nhưng thật sự họ không sống:
… những người đang sống nhưng bị cái chết giáng xuống, dù họ vẫn đi đứng, những người mù nhưng họ nghĩ họ thấy, những người điếc nhưng họ nghĩ họ nghe: họ sống, họ thấy, họ nghe nhưng theo cách của con vật; họ suy nghĩ nhưng suy nghĩ như những người mất trí, trong lương tâm vô thức của họ, trong đời sống xác chết của họ, vì họ có thể thấy mà không thấy, nghe mà không nghe và sống mà không sống.
Triết gia François Cheng không phải Giáo phụ sa mạc nhưng khi đọc ông, chúng ta nghĩ ông là Giáo phụ:
Nếu chúng ta phát hiện ra nó muộn, vì nó là phần ẩn giấu nhất, bí mật nhất của con người, nó tham dự vào chính nguyên lý của sự sống, nguyên lý vô hình này, giống như không khí, nguyên tố mà chúng ta dùng mỗi giây phút mà chúng ta không bao giờ nghĩ đến. Nguyên tắc sống? Nó là cái gì? Sự sống có phải là cơ thể sống này hoạt động hoàn toàn tự nhiên, hoàn toàn một mình, không có khác can thiệp vào sao? Nghe như hiển nhiên. Nhưng càng nhìn sâu vào, chúng ta sẽ thấy cơ thể sống này liên tục sinh động, có nghĩa nơi nó có một cái gì đã sinh động, đồng thời có một cái gì đang sinh động.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm:
Làm thế nào để tạo ra một môi trường thăng bằng
Cảnh giác nội tâm, bạn sẽ phát triển
Từ các bệnh có nguồn gốc tâm linh của bạn, bạn chẩn đoán