“Làm thế nào ông ấy lại tấn công Giáo hội, một Giáo hội ông ấy yêu mến? Tôi thật khó hiểu.”

303

“Làm thế nào ông ấy lại tấn công Giáo hội, một Giáo hội ông ấy yêu mến? Tôi thật khó hiểu.”

Ông bà Odile và Didier Brousse đã cho nghi can giết cha Olivier Maire tá túc vài tháng. Ông bà theo đạo tin lành, là những người dấn thân tích cực trong lĩnh vực xã hội, họ đồng ý làm chứng để mang lại nhân tính cho ông Emmanuel Abayisenga .

lavie.fr, Pascale Tournier, 2021-08-18

“Làm thế nào ông ấy lại tấn công Giáo hội, một Giáo hội ông ấy yêu mến? Tôi thật khó hiểu.” Trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn ở nhà thờ chính tòa Nantes, ông bà Odile và Didier Brousse đã đón nhận ông Emmanuel Abayisenga.

Bà Odile Brousse đồng ý nói về ông Emmanuel Abayisenga, nghi can sát hại linh mục Olivier Maire và là thủ phạm tình nghi vụ cháy nhà thờ Nantes. Không phải để bào chữa cho ông, nhưng để “tránh những phán xét vội vàng.” Để ông không nằm trong ô những người “có hành vi bỉ ổi”. Nhưng khi nghe tin ‘không thể tin được’, bà Odile Brousse đã khóc. “Làm thế nào ông ấy lại tấn công Giáo hội, một Giáo hội ông ấy yêu mến? Tôi thật khó hiểu.”

Bà là người dấn thân trong các việc xã hội của thành phố Nantes, bà biết rõ ông Abayisenga, người tị nạn Rwanda. Cùng với chồng, cựu mục sư tin lành Didier Brousse, năm 2015, ông bà đã cho đương sự tá túc vài tháng. Khi đó ông Emmanuel Abayisenga tham gia các buổi hội thảo do bà hướng dẫn. Bà nhớ lại: “Ông là tấm gương cho các người khác: ông đến đúng giờ, ông sẽ báo sớm nếu ông không đến được.” Cháu của ông bà là cô Cécile Murray dạy tiếng Pháp cho ông, cô làm chứng cho tình bạn bền chặt của họ trên trang Facebook của cô.

Tiếp đón và chương trình làm việc

Sau khi bị ban quản trị hành chánh từ chối tình trạng hợp thức hóa, ông Emmanuel không còn chỗ để ngủ. Ông bà Odile và Didier Brousse, những người sống trong một ngôi nhà chung với các gia đình ở quận Nantes Alouettes, quyết định đón ông về ở  vài tháng. Để có chỗ ở trong chiếc caravan, ông Emmanuel làm những công việc lặt vặt cho cộng đồng. Ông phân loại rau bị hư trong tiệm tạp hóa đoàn kết, ông bới đất trong vườn.

Chúng tôi không lường được sự đau khổ của ông.

Ông Didier nhớ lại: “Ông luôn sẵn sàng làm những việc được yêu cầu. Họ cùng chia sẻ những giây phút cầu nguyện xúc động, như buổi chiều ông vừa bị từ chối thêm một lần nữa đơn xin tị nạn. Trong phòng cầu nguyện được trang trí bằng biểu ngữ vải có dòng chữ “Hãy để cho Vua Vinh quang bước vào,” Emmanuel quỳ xuống. Bạn bè của ông vây chung quanh ông để bày tỏ tình yêu mến với ông.

Sau đó ông đi sống ở chỗ khác, ông đến ở với các các tu sĩ dòng Phanxicô lớn tuổi ở Nantes. Ông không cắt đứt liên hệ với hai vợ chồng cựu mục sư. Sau vụ tấn công ở nhà thờ Nantes vào cuối năm 2019, ông Emmanuel đến gõ cửa nhà họ. bà Odile lấy làm tiếc: “Đôi mắt kính bị vỡ, má bị trầy xước, ông nói năng không mạch lạc. Chúng tôi đã không đo lường được sự đau khổ của ông, chắc chắn các chấn thương cũ của ông đã tái phát. Khi đó cả hai chúng tôi đều bận rộn.”

Một người tị nạn gặp khó khăn

Vụ hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Nantes tháng 7 năm 2020 đưa ông Emmanuel trở lại con đường đến Brousse. Là tuyên úy tại trung tâm tạm giam ở Nantes, ông Didier gặp ông Emmanuel mỗi tuần một lần, trong thời gian bị giam giữ trước khi xét xử. Ông nhận xét, “ông Emmanuel không ăn nữa và liên tục nói ‘Tôi lại trở thành một em bé!’ Ông Emmanuel theo lẽ nên được trị liệu tâm thần.”

Trước sự kiện bi thảm này, liệu những người ở Brousse có còn tiếp nhận Emmanuel không?

Bà Odile trả lời, bà chỉ muốn một điều, “ông Emmanuel được Chúa tha thứ”. Dù sao, cộng đồng đang xây một căn nhà để đón những người trẻ gặp khó khăn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Người Rwanda, con dao rựa và cây thánh giá

Cha Olivier Maire, môn đệ của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort