Tách mình ra khỏi Chúa để gắn bó với Ngài tốt hơn, không vụ lợi, không chờ nhận lại

213

Tách mình ra khỏi Chúa để gắn bó với Ngài tốt hơn, không vụ lợi, không chờ nhận lại

 Bài tập 27

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Không có sự gắn bó nào mà không có sự tách rời. Không có niềm tin nào mà không có mất niềm tin. Rất cám dỗ, nhất là khi dính đến Chúa, cuồng nhiệt gắn bó, tin hết cỡ, đến mức cứng nhắc với điều hiển nhiên. Vì vậy, để tránh rơi vào cám dỗ cứ quá chiếm giữ, vì sự cần thiết cho vệ sinh thiêng liêng chúng ta phải tập nghệ thuật không bám dính.

Tự tách mình ra khỏi chính mình, tách mình ra khỏi bên ngoài, tách mình ra khỏi danh xưng đóng băng mà mình gán cho Chúa, để kết hợp  tốt hơn với mệnh lệnh duy nhất. Sự tách biệt này, không phải là thờ ơ mềm yếu nhưng đúng hơn là một đức hạnh thích hợp với đời sống thiêng liêng. Một chất lượng. Một điều cần thiết. Giữa cầm chặt, nắm giữ và giam giữ, sự khác biệt là đáng kể. Những khác biệt này cũng là tâm linh. Chúng ta tránh ôm giữ bất cứ cái gì trong lòng, kẻo nó bị ngộp thở và làm cho chính mình cũng bị ngộp thở! Khi cầm một vật gì đó, bạn phải cầm nhẹ nhàng và phải tin chắc, nhất là khi bạn giữ chặt nó và mong tránh phải giữ lại nó bằng vũ lực.

Ở điểm này, chúng ta phải rón rén đi trên đầu ngón chân, có hai nghịch lý.

Thứ nhất: khi chúng ta cho, chúng ta lại còn phải không cho. Có phi lý không? Không. Một cách nào đó, cho dẫn đến một nghĩa vụ xã hội, chờ nhận lại một món quà và nhất là làm áp lực trên người khác để họ là con nợ của mình, người bị tôi ràng buộc. Sau khi nhận được một cái gì đó, như trong vở kịch của Molière, chúng ta có nói, “tôi là đầy tớ của ngài” không. Khi đó món quà là một yếu tố của sân khấu xã hội, trong đó chúng ta giữ vị trí và đóng vai trò của mình tốt nhất có thể. Nhà nhân chủng học Marcel Mauss đã phân tích rất rõ hai tác động mong đợi của món quà (món quà trả lại, món quà phản tác dụng và nhu cầu biến đổi người khác thành con nợ, thành người bị bắt buộc), là các hệ quả của một món qua nhằm lôi kéo sự chú ý, tìm cách tạo chú ý để nhận lại kết quả tốt hơn. Ruột của món quà lúc này thành trống rỗng, không có tinh thần nhưng không. Muốn giữ được tinh thần này phải trau dồi nó, cho không chờ đáp trả, cho như thử mình đánh rơi một cái gì.

Bỏ hết mọi mưu lợi, lắp đầy tính nhưng không, cho mà như không cho. Món quà xứng đáng với món quà là món quà cho không lý do, không mong chờ, không biện minh và không trả lại.

Dĩ nhiên tinh thần cho đi này làm sững sờ, vượt ngoài cả tinh thần con người, nhưng không thể tự giải thoát mình khỏi những chuyện ti tiện.

Nghịch lý thứ hai: “Từ bỏ Chúa vì Chúa”. Nghịch lý này, đã được Thầy Eckhart đưa ra (bài giảng 12), bắt nguồn từ cùng một trạng thái tinh thần này. Từ bỏ hoặc buông bỏ, cũng giống nhau.

Nếu giữ Chúa để giữ Ngài lại tốt hơn, đi đến với Ngài mà không để Ngài chủ động, để muốn, urbi et orbi, tuyên bố Ngài như một lãnh tụ chiến tranh, hơn là để mình được Chúa chăm sóc, khi đó nỗ lực sơ khai của sự từ bỏ vẫn còn phải làm. Nó vẫn cần thiết như khi chúng ta cắt tỉa cây táo để loại bỏ những gì sẽ ngăn nó cho hoa quả đẹp theo giờ của nó.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Sự từ bỏ do Thầy Eckhart đưa ra là một cách nói: Chúa xin chúng ta từ bỏ Ngài (như chúng ta hình dung Ngài trong quyền năng của Ngài) để đến với Ngài – với mầu nhiệm của Ngài, trong mầu nhiệm của Ngài và hướng về mầu nhiệm của Ngài. Đến bằng cách nào? Bằng cách trút bỏ, không quyền lực, ngực trần không áo giáp. Những gì Thầy Eckart đòi hỏi chúng ta, chúng ta có thể (hoặc phải) làm nhiều như vậy cho chúng ta, cho đời sống tinh thần trong chúng ta. Các thực tập về sự từ bỏ này là cũng là thực tập để biết được ý nghĩa của tinh thần nhưng không – là đặc điểm của tình yêu. Tuy nhiên, sự nhưng không rất khó thực hành vì nó liên tục vấp phải sở thích chiếm hữu, nhu cầu khẳng định lại những gì tôi phải được, đếm đi đếm lại những gì thuộc về tôi.

Làm thế nào để chúng ta buông bỏ tất cả? Làm thế nào để đời sống thiêng liêng trở thành một ràng buộc cần thiết và nhất là một ràng buộc cũng đẹp như khi nó được tự do?

Đời sống tinh thần là kinh nghiệm đẹp của nhưng không

Nhưng không là kinh nghiệm đẹp nhất trong các kinh nghiệm của con người. Nó đến ở (hay không đến ở) trong các mối quan hệ tình cảm của chúng ta – quan hệ vợ chồng, quan hệ hiếu thảo, quan hệ cha mẹ, quan hệ bạn bè. Khi không có tinh thần nhưng không thì vụ lợi và nhu cầu “hoàn vốn đầu tư” sẽ trở lại. Vì vậy, để sống tốt hơn, chúng ta thường phải học tinh thần nhưng không, thường thường là ngoài ý muốn của mình, cho không mong trả lại, không mong chờ bất cứ điều gì. Đời sống thiêng liêng là một trải nghiệm tự do. Nó dạy chúng ta phải nhưng không. Tôi có một đời sống thiêng liêng quan tâm đến nhưng không không? Tôi có khả năng (hay không) học để cho, cho chính mình, tặng cho mình một tinh thần nhưng không không? Đâu là các kháng cự của tôi?

Không bám dính là đặc điểm của đời sống thiêng liêng

Nếu tôi nghĩ, tôi làm chủ cuộc sống thiêng liêng của tôi là tôi nghĩ sai. Nó không phải của tôi nhưng ở trong tôi. Tôi không điều khiển nó. Vậy thì phải làm gì? Phải sắp xếp nó. Tất cả đều ở đây. Hãy để nó sống cuộc sống của nó. Sắp xếp trong tôi một khoảng không gian để nó có thể sống, để nuôi dưỡng nó, để thỏa thích gặm nhắm. Tôi có cảm thấy mình làm chủ tâm trí mình không? Là chủ và là người chiếm giữ không? Tôi có nên để nó thở trong tôi và cho nó lại một khoảng không gian không?

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Trật tự tốt trong tâm hồn là nhu cầu thiết yếu để chống lại đời sống nội tâm hỗn độn