Sử gia Guillaume Cuchet: “Quyển sách này là phản ảnh của việc xưng tội đương thời”
lavie.fr, 2021-03-19
Sử gia tôn giáo Guillaume Cuchet đã đọc quyển sách gây tranh cãi “Cha tha cho tất cả tội của con” (Je vous pardonne tous vos péchés). Quyển sách gây tranh cãi tiết lộ các câu chuyện trong tòa giải tội của bốn mươi linh mục.
Dưới mắt tôi, quyển sách này rất ngây thơ, và hoàn toàn có chủ đích, dù phụ đề của nó là “40 linh mục tiết lộ những bí mật lớn nhỏ trong tòa giải tội”, cách trình bày của quyển sách khá gây chú ý, được đánh dấu (chắc chắn là hơi ngây thơ) trên sự kiện thỏa mãn một loại tò mò nào đó, vốn có trong loại văn học bài-giáo sĩ, trên chủ đề đã có từ thế kỷ 19, có thể dùng làm đề tài kêu gọi, và sau khi ở đó vì những “lý do sai”, để bạn có thể thoát ra sau khi đã xưng tội.
Dù sao, bí mật tòa giải tội không bị vi phạm nếu đó là chủ đề của cuộc tranh cãi và mãn nhãn của những hạn chế nhất. Trong các khảo luận về các nố lương tâm ngày xưa, rõ ràng chúng ta đã tin tưởng nhiều hơn, dù khi tiếng la-tinh là tiếng dành cho những chuyện táo bạo với một công chúng hiểu biết (chính những người bài-giáo sĩ vào cuối thế kỷ 19 đã dịch những tác phẩm này, hoặc những đoạn văn ghê rợn nhất của chúng).
“Người giải tội cũng đi xưng tội”
Về cơ bản, chắc chắn quyển sách chỉ đưa ra một số xu hướng đương đại. Nó phần nào nhắc đến một số quyển sách biện giáo của thế kỷ 19, thay đổi cái phải thay đổi, vốn cố gắng biện hộ cho việc xưng tội trong một bối cảnh khó khăn, chẳng hạn như quyển sách của Cha xứ Mullois bị lãng quên dưới thời Đế chế thứ hai. Đây cũng là một loại nhiếp ảnh, mô tả mờ mờ việc xưng tội đương thời, được nhìn từ phía những người giải tội, chứ không phải phía của người đi xưng tội, dù những người giải tội (phải hy vọng) là họ cũng đi xưng tội.
Chúng ta có thể thấy rõ tác động của thế hệ trong khuôn mẫu, đặc biệt những người lớn tuổi đi xưng tội với một danh sách tội, giống như cách xưng tội của những năm 1950 (có những danh sách như vậy ở cuối sách lễ để giúp người đi xưng xét mình, danh sách này đôi khi vẫn còn vào đầu những năm 1970).
Chúng ta cũng thấy ý tưởng quay lại xưng tội của ngày xưa, chắc chắn là hàng loạt nhưng máy móc và không có nhiều nội dung tôn giáo, một phán quyết thường được lặp lại từ những năm 1960, dĩ nhiên tương ứng với một phần sự thật, nhưng nó liên quan đến một hình thức triết học của đau khổ được cho là để an ủi chúng ta vì việc giữ đạo bị sụp đổ.
Một ghi nhận bình thường khác, so với trước đây, gần như không có câu hỏi nào về sự cứu rỗi và sợ mất linh hồn, là động lực để đi xưng tội (dù đó là hệ quả có thể có của “tội trọng”), trong khi ý tưởng phải xưng tội trước khi lên rước lễ, một hình thức vẫn còn tồn tại trong những năm 1950, đối với nhiều người bây giờ có vẻ ít nhiều làm họ nực cười.
Chứng từ và lời giải thích
Sự xen kẽ của những chứng từ và cập nhật là rất chính thống, phần lớn dựa trên Sách Giáo lý của Giáo hội công giáo năm 1992, giúp chúng ta có thể nhanh chóng giải quyết một vòng vấn đề, một cách khá chính xác. Thêm nữa, đây đó có một vài do dự về ngày tháng hoặc định nghĩa…
Đức Phanxicô thường được trích dẫn, ngài là nhân vật gây tranh luận trong Giáo hội công giáo Pháp (ngay cả trong lãnh vực xưng tội), các trích dẫn này luôn tích cực, cũng như các tài liệu tham khảo truyền thống như tài liệu của Cha xứ Ars, Thánh Têrêxa Lisiơ thế kỷ 19, của nữ tu Emmanuelle và cha Guy Gilbert, thế kỷ 20.
“Thúc đẩy xưng tội, tái tạo lại hình ảnh bị hoen ố nặng của hàng giáo phẩm”
Về những tiến triển của việc xưng tội, chúng ta có cảm giác là quay trở lại tòa giải tội, ít nhất là một phần, đã hoàn toàn biến mất nhưng đã khôi phục ở một số nơi nào đó (tuy nhiên, ở mức độ nào?).
Còn về sự hữu ích của một quyển sách như vậy, rõ ràng là tìm cách thúc đẩy việc xưng tội, nhưng lại đưa ra một hình ảnh hoen ố về hàng giáo phẩm thì cần phải xem lại việc phổ biến nó sẽ như thế nào. Nhưng, trước hết, nó có thể không phải là vô ích. Một mặt, cố gắng làm sống lại một thực hành với nội dung nhân học rất dày đặc (tối thiểu) ngay cả khi việc thú nhận luôn đặt ra vấn đề, vào thời điểm mà trong văn hóa đương đại, việc thú nhận này cũng không hơn gì “thiền định” của tân-phật giáo hay tâm lý trị liệu. Mặt khác, nhắm mục tiêu đến đối tượng của nền văn hóa công giáo khá lớn, của “vòng” thứ nhì hoặc thứ ba (như các nhà xã hội học nói), không nhất thiết phải làm thường xuyên, nhưng gắn liền với hình ảnh “cởi mở” của công giáo, với một chân dung xã hội khá rõ ràng, mà chúng ta không nên quên.
Công giáo Pháp trở thành thiểu số và các cuộc tranh luận, đôi khi rất gay gắt, chống lại các khuynh hướng công giáo, có nguy cơ làm chúng ta quên, ở đất nước này, năm này qua năm khác, vẫn còn 50% người công giáo tuyên bố, họ hoàn toàn xa lạ với những cuộc cãi vã trong nhà nguyện giữa “người truyền thống” và “những người theo công đồng”.
Không phải là một tác phẩm lớn (dù nó mong được như vậy), quyển sách có thể hữu ích.
Tác giả Guillaume Cuchet là giáo sư lịch sử đương đại tại Đại học Paris-Est Créteil và là chuyên gia về lịch sử các tôn giáo. Ông là tác giả của một số sách như Làm thế nào thế giới chúng ta không còn là thế giới kitô giáo. Giải phẫu sự sụp đổ (Comment notre monde a cessé d’être chrétien. Anatomie d’un effondrement, nxb. Seuil).
“Cha tha cho tất cả tội của con” (Je vous pardonne tous vos péchés, Vincent Mongaillard, nxb. Opportun)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Một quyển sách làm mất uy tín bí mật của xưng tội
Linh mục Olivier de Saint Martin: “Dứt khoát, quyển sách này không nên xuất bản”