Đức Phanxicô nói chuyến đi Iraq đã mang ngài “về lại đời sống” sau một năm bị Covid giam tù

178

Đức Phanxicô nói chuyến đi Iraq đã mang ngài “về lại đời sống” sau một năm bị Covid giam tù

americamagazine.org, Gerard O’Connell, 2021-03-08

Đức Phanxicô nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay từ Bagdad về Rôma ngày 8 tháng 3 – 2021. (Ảnh CNS / Paul Haring)

Trong cuộc họp báo dài một giờ trên máy bay từ Bagdad về Rôma, Đức Phanxicô trả lời tám câu hỏi, về cuộc gặp của ngài với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani, cảm giác của ngài khi đến thăm Mosul, làm sao để quyết định đi Iraq, cân nhắc nguy cơ mọi người bị nhiễm Covid qua các buổi tụ tập và liệu ngài có đi Lebanon hay không.

Ngài cũng nói về việc ngài cảm thấy mình “trở về với đời sống” như thế nào trong chuyến đi, sau hơn một năm bị “giam tù”, không được gặp giáo dân trong các buổi tiếp kiến chung hoặc trong các chuyến đi nước ngoài.

Ngài cũng gởi lời chúc tốt đẹp đến tất cả phụ nữ nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 hôm nay và ca ngợi công việc to lớn họ đã làm trong gia đình và xã hội. Ngài cũng tố cáo việc họ bị ngược đãi, buôn bán, bị bạo lực, bị cắt bộ phận sinh dục ở một số nước châu Phi.

Ngài cũng nói về việc ngài cảm thấy mình “trở về với đời sống” như thế nào trong chuyến đi, sau hơn một năm bị “giam tù”, không được gặp giáo dân trong các buổi tiếp kiến chung hoặc trong các chuyến đi nước ngoài.

Ngài cũng tiết lộ, ngài đang cân nhắc để đi thăm Lebanon, “đất nước đang gặp khủng hoảng”, và cũng có kế hoạch đi Hungary để tham dự đại hội Thánh thể Quốc tế tổ chức vào tháng 9 năm nay, và cũng để thăm nước Slovakia gần đó. Ngài cho biết, nếu có dịp ngài cũng muốn về thăm quê hương Argentina và luôn dịp thăm Uruguay và miền nam Brazil, “vì họ có nền văn hóa tương tự”.                       

Nguy cơ lây lan Covid-19

Đã có nhiều cuộc thảo luận trước khi đi, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, về việc liệu giáo hoàng đến Iraq có đúng không vì đang có nguy cơ lây lan coronavirus.

Đức Phanxicô và những người đi theo ngài đều đã được chích ngừa nhưng đa số người dân Iraq thì chưa. Mối quan tâm này được nhà báo Washington Post đưa ra, ông hỏi liệu ngài có tính đến việc nhiều người tham dự các sự kiện có thể bị nhiễm Covid-19 bị bệnh và thậm chí có thể chết hay không.

Ngài giải thích cách ngài đưa ra quyết định dù phải gặp rủi ro: “Chuyến đi được nung nấu từ lâu trong lương tâm tôi. Và đại dịch này là một trong những chuyện làm tôi tự hỏi trong đầu, có lẽ, có thể… Tôi đã cầu nguyện rất nhiều và cuối cùng, tôi đã đưa ra quyết định đến từ tự do nội tâm. Và tôi nghĩ, ‘Người đã dẫn dắt tôi đến quyết định này, hãy để Người đó chăm sóc mọi người.’ Và tôi đã quyết định trong ý thức về những rủi ro này.”

Cuộc gặp với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani al-Sistani

Cuộc gặp của Đức Phanxicô năm 2019 với Đại Imam của Viện hồi giáo Al Azhar, Ai Cập đã đưa đến việc công bố tài liệu Abu Dhabi về tình huynh đệ giữa con người. Một phóng viên hỏi liệu cuộc gặp với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani al-Sistani có đưa đến một tài liệu thứ hai hay không.

Ngài nhắc lại, tài liệu về tình huynh đệ của con người đã được chuẩn bị với Đại Imam của Viện Al Azhar “trong hơn sáu tháng, trong bí mật, cầu nguyện và sửa chữa.” Ngài mô tả đó là “bước đầu tiên” và nói “đây có thể là bước thứ hai trong một loạt bước và có thể có những bước khác”. Ngài nói: “Hành trình của tình huynh đệ giữa con người là quan trọng. Tài liệu về Abu Dhabi làm cho tôi quan tâm, do đó có Thông điệp Tất cả anh em ‘Fratelli Tutti’ ra đời” Ngài nói, quan trọng là phải nghiên cứu cả hai tài liệu, để “đi cùng một hướng, đi tìm tình huynh đệ”.

Và tôi nghĩ, ‘Đấng đã dẫn dắt tôi đến quyết định này, hãy để Ngài chăm sóc mọi người.’ Và tôi đã quyết định trong ý thức về những rủi ro này.”

 

Đức Phanxicô nhắc lại, Đại Giáo Trưởng Al-Sistani có nói một câu: “Con người là anh em qua tôn giáo và bình đẳng bởi tạo hóa.” Ngài cũng cho biết đối thoại giữa các tôn giáo là “hành trình văn hóa.” Ngài nhấn mạnh, các kitô hữu phải hiểu, với người hồi giáo “chúng ta là anh em và chúng ta phải tiếp tục đối thoại với các tôn giáo khác.” Ngài nhắc lại, “Công đồng Vatican II đã làm được nhiều điều” trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại này thông qua việc thành lập các hội đồng hiệp nhất kitô và đối thoại giữa các tôn giáo.

Sau đó, trong một phần quan trọng của câu trả lời, ngài nhấn mạnh “nhiều lần, chúng ta phải mạo hiểm để thực hiện bước tiến về trước trong đối thoại.” Ngài lưu ý, có một số nhà phê bình nói, giáo hoàng không can đảm, không ý thức, ngài làm những chuyện ngược với giáo lý công giáo, đó là một bước đi đến dị giáo, rằng có những rủi ro.”

Trả lời những lời chỉ trích này, ngài nói “những quyết định này được quyết định trong cầu nguyện, đối thoại, tham vấn và suy tư; nó không do chướng khí, nhưng phù hợp với những gì Công đồng Vatican II đã dạy.”

Ngài nhấn mạnh, các kitô hữu phải hiểu, với người hồi giáo “chúng ta là anh em và chúng ta phải tiếp tục đối thoại với các tôn giáo khác.”

Một nhà báo hỏi liệu cuộc gặp của ngài với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani có phải là một thông điệp ngài gởi đến các nhà lãnh đạo tôn giáo của Iran hay không, ngài trả lời nhưng không đề cập cụ thể đến Iran. Ngài nói: “Tôi tin đó là một thông điệp chung. Tôi cảm thấy tôi phải thực hiện cuộc hành hương vì đức tin và sám hối, đến thăm một người vĩ đại, khôn ngoan, người của Chúa. Chỉ cần nghe ngài nói, chúng ta sẽ nhận ra điều này. Còn thông điệp, thì đó là thông điệp chung cho tất cả mọi người. Và ngài là người thông tuệ và thận trọng.

Đại Giáo Trưởng Al-Sistani nói với Đức Phanxicô, “trong 10 năm, ngài đã không tiếp khách với các mục đích gì khác, dù là chính trị hay văn hóa.” Đức Phanxicô trả lời: “Ngài rất tôn trọng trong cuộc gặp gỡ; tôi cảm thấy vinh dự. Ngoài ra khi chào khách, ngài không bao giờ đứng lên, nhưng ngài đã đứng lên hai lần chào tôi. Ngài khiêm tốn và khôn ngoan, cuộc gặp đã rất tốt cho tâm hồn tôi. Ngài là một ánh sáng. Một khôn ngoan được thấy ở nhiều khía cạnh; đó là khôn ngoan của Chúa”.

Đức Phanxicô nói: “Điều tương tự như vậy cũng được tìm thấy nơi các vị thánh, những người không chỉ ở trên bàn thờ, nhưng người của đời sống hàng ngày, những vị thánh bên cạnh, những người sống nhất quán với đức tin của mình. Chúng ta phải làm nổi bật những người như vậy, đưa họ ra ánh sáng và chúng ta có nhiều tấm gương như vậy”.

Vì sao giáo hoàng sẽ đi Lebanon?

Khi được hỏi liệu ngài có đi Lebanon, đất nước đang gặp khủng hoảng mà Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI đã gọi đây là thông điệp cho thế giới về sự chung sống hòa bình giữa tín hữu kitô và hồi giáo, ngài cho biết ngài đang cân nhắc một chuyến đi. Ngài đồng ý, “Lebanon là một thông điệp nhưng bây giờ Lebanon bị đau khổ. Đây không chỉ là một trạng thái cân bằng; nó có sự cân bằng mong manh của tính đa dạng; nó có sức mạnh của sự hòa giải công khai”.

Ngài cho biết, trước khi đi Iraq, Giáo chủ Maronite Bechara Boutros Al-Rai xin ngài “dừng lại Beirut trong chuyến đi này. Đức Phanxicô nói: “Nhưng dừng lại thì quá ít với tôi, chỉ là một mảng nhỏ khi phải đối diện với một đất nước đang đau khổ như Lebanon.” Ngài cho biết, “tôi đã hứa với ngài là tôi sẽ đến Lebanon, đất nước đang bị khủng hoảng bây giờ.”  Ngài ca ngợi Lebanon đã “rất quảng đại trong việc tiếp nhận người tị nạn”.

Người di cư

Một câu hỏi khác về vấn đề di cư, Đức Phanxicô cho biết, trước khi rời Vatican đi  Iraq, 12 người nhập cư Iraq đã đến chào tôi. Ngài kể, một trong số những người này đã bị cưa chân khi họ trốn khỏi chiếc xe tải ở Pakistan. Sau đó, ngài tái khẳng định: “Di cư là một quyền, cũng như quyền không di cư. Thế giới vẫn chưa nhận thức được rằng di cư là một quyền của con người”. Ngài nói ở Ý, một nhà xã hội học cho biết, tỷ lệ sinh đẻ ở Ý rất thấp, ông nói “trong 40 năm nữa, nước Ý sẽ phải nhập khẩu người nước ngoài vì họ phải làm việc và trả thuế cho lương hưu của chúng tôi.”

Ngày chúa nhật Đức Phanxicô đã gặp người cha của em bé Alan Kurdi, em bé 3 tuổi người Syria bị chết đuối khi đến Hy Lạp bằng thuyền phao. Hình ảnh thi thể của em trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cả thế giới chú ý đến hoàn cảnh của những vượt biển Địa Trung Hải di cư năm 2015. Ngài mô tả em bé “là biểu tượng, không chỉ là một em bé mất mạng vì di cư; nhưng là biểu tượng của những nền văn minh đã chết, không thể sống còn”.

Thời gian ở Mosul

Khi được hỏi ngài cảm nhận thế nào khi nhìn cảnh đổ nát của các nhà thờ ở Mosul nơi ngài đến thăm hôm qua, ngài nói: “Tôi không thể tưởng tượng cảnh đổ nát này. Tôi không thể tưởng tượng ra những tàn tích này là của Mosul. Tôi đã đọc một quyển sách về sự hủy diệt, nhưng tôi không tưởng tượng ra. Thật xúc động.”

Ngài nói, khi nhìn tàn tích của nhà thờ bị phá hủy ở Mosul, một suy nghĩ đến trong đầu: “Ai đã bán vũ khí cho những kẻ hủy diệt này?”

Ngài nói, khi nhìn tàn tích của nhà thờ bị phá hủy ở Mosul, một suy nghĩ đến trong đầu: “Ai đã bán vũ khí cho những kẻ hủy diệt này?”

Những kẻ bán vũ khí phải chịu trách nhiệm, ít nhất cũng phải để họ thành khẩn nhận tội”.

Khi nào ngài sẽ bắt đầu lại các buổi tiếp kiến chung?

Khi được hỏi khi nào bắt đầu lại các buổi tiếp kiến chung ở Vatican, ngài cho biết, “có đề nghị tổ chức những buổi nhỏ hơn và dần dần.” Nhưng ngài cho biết, ngài chưa quyết định làm như vậy cho đến khi tình trạng lây nhiễm giảm.”

Sau đó, ngài cho biết, trong chuyến đi này ngài rất vui vì được gặp mọi người, “sau nhiều tháng bị giam tù, thật đánh động, có nghĩa là trở lại với cuộc sống, có thể chạm đến nhà thờ, đến dân thánh Chúa, vì một linh mục là linh mục phục vụ dân Chúa, không phải vì tiền bạc hay sự nghiệp”. Ngài nói thêm: “Một điều giúp linh mục chúng tôi khỏi chứng hủi kiêu ngạo và tham lam là sự gần gũi với dân Chúa, để không trở thành tầng lớp đặc quyền của các giáo sĩ hay những người thánh hiến. Tiếp xúc với mọi người chính là điều cứu chúng tôi”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Iraq và Giáo hoàng, những người chiến thắng trong vụ đánh cược rủi ro cao độ

Trên thế giới, Đức Phanxicô là tiếng nói của người không có tiếng nói