Thư của cô Nadia Murad người yaziđi được giải Nobel gởi Đức Phanxicô

150

Thư của cô Nadia Murad người yaziđi được giải Nobel gởi Đức Phanxicô

Cô Nadia Murad, người yaziđi được giải Nobel Hòa bình năm 2018, đã có bức thư ngỏ gởi Đức Phanxicô về việc bảo vệ các dân tộc thiểu số ở Iraq | © Youtube – Giải Nobel

cath.ch, I. Media, 2021-03-07

Theo sáng kiến của cô Nadia Murad, người yaziđi, những người ký trong thư ngỏ gởi Đức Phanxicô, được công bố vào ngày 5 tháng 3-2021, viết: “Chúng tôi tiếp tục thấy những kẻ cực đoan tôn giáo trên khắp Iraq loan truyền những lời nói hận thù chống lại những người thiểu số.”

Theo sáng kiến của cô Nadia Murad, khoảng 50 tổ chức Phi chính phủ quốc tế và các thành viên của xã hội dân sự Iraq đã công bố một bức thư ngỏ gởi Đức Phanxicô, ngài có chuyến đi thăm Iraq từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3. Họ viết: “Chúng tôi hoan nghênh chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô,  chuyến đi này là cơ hội quan trọng để thúc đẩy hòa bình và lòng khoan dung qua việc ập hợp các cộng đồng tôn giáo dân tộc thiểu số và truyền cảm hứng cho hành động tập thể để ngăn chặn những hành động tàn bạo mới”.

Những người bảo vệ những người thiểu số này đưa ra sáu khuyến nghị với các quan chức quốc gia và quốc tế để được bảo vệ nhiều hơn và được hưởng các đền bù sau những hành động tàn ác mà họ gánh chịu trong những năm gần đây ở Iraq:

“Đề nghị bồi thường cho những người sống sót sau cuộc diệt chủng của ISIS và thông qua luật pháp để mang lại công lý cho các nạn nhân”, “đặt ra các biện pháp an ninh và các quy định chính trị sẽ bảo vệ các cộng đồng dân tộc thiểu số”, “hỗ trợ tâm lý cho những người sống sót”, “sửa đổi các luật ảnh hưởng đến tôn giáo và phẩm giá của các nhóm thiểu số tôn giáo” hoặc “tích hợp giáo dục về các nhóm thiểu số tôn giáo vào chương trình học ở Iraq”.

Đó là những khuyến nghị đồng gởi đến chính phủ Iraq, chính quyền khu vực người Kurd, các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng quốc tế.

Nỗi sợ hãi về những hành động tàn bạo mới đối với các nhóm thiểu số

Dù tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng đã thất bại ở Iraq, nhưng những người ký tên trong bức thư lo ngại về “mối đe dọa của những hành động tàn bạo trong tương lai của ISIS” trong khu vực. Họ cảnh báo: “Chúng tôi tiếp tục thấy những kẻ cực đoan tôn giáo trên khắp Iraq loan truyền những lời nói hận thù chống lại những người thiểu số.”

Các tác giả ký bức thư lấy làm tiếc về sự biến mất dần dần bức khảm phong phú của các cộng đồng tôn giáo dân tộc đã có mặt ở Iraq trong nhiều thế kỷ. Họ đau buồn: “Các cuộc diệt chủng thường xuyên đã buộc các cộng đồng phải trốn khỏi vùng đất tổ tiên của họ, phá hủy mối quan hệ gắn kết mọi người trong cái nôi của nền văn minh này.”

Họ công kích “việc lạm dụng luật charia” dẫn đến việc “định chế hóa các nhóm thiểu số không theo đạo hồi ở Iraq”, họ cũng lên án chính sách Tổng thống Saddam Hussein theo đuổi trước đây hoặc sự can thiệp của Mỹ năm 2003. Họ tóm tắt, điều này đã “làm mất thăng ằng các quan hệ liên cộng đồng” dẫn đến sự sụp đổ nhà nước, chiến tranh bè phái và tuyên truyền các ý thức hệ cực đoan và các nhóm vũ trang”.

Tầm quan trọng phải trả giá cho các hành vi tàn ác đã làm

Bức tư cho biết dân số những người theo Thiên Chúa giáo đã giảm chỉ còn 300.000 người và các cộng đồng khác ở Iraq trong hàng chục năm qua đã chịu đựng đau khổ một cách khủng khiếp. Người Yaziđi, Sabaeans-Mandeans, Turkmens, Kakais và Shabaks, tất cả các cộng đồng này “đã phải đương đầu với những mối đe dọa hiện hữu trong những năm gần đây”.

Những người ký trong thư ca ngợi nỗ lực được thực hiện để bảo vệ tự do tôn giáo ở Iraq, nhưng họ còn đi xa gơn, họ yêu cầu công lý phải thực hiện đối với những hành động tàn bạo đã gây ra: “Nếu không bắt buộc phải trả giá cho những hành vi tàn bạo đã làm ra trong quá khứ, các cộng đồng tôn giáo sẽ tiếp tục bị đàn áp và bị bạo lực đe dọa lặp đi lặp lại”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Mở một tương lai cho các nạn nhân người yaziđi của ISIS ở Irak

Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Yaziđi 1-7