Đức Phanxicô: “Thế giới hậu-covid, mọi thứ phải được xem xét lại”

108

Đức Phanxicô: “Thế giới hậu-covid, mọi thứ phải được xem xét lại”

fr.zenit.org, Marina Droujinina, 2021-01-11

Đức Phanxicô khẳng định: “Tương lai của thế giới hậu-covid tùy thuộc vào “quyết định của chúng ta”. Ngài nhấn mạnh, “để thoát ra” khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch tốt hơn, “chúng ta sẽ phải có một con đường”, nhưng “nếu chúng ta muốn lặp lại những chuyện giống như trước… thì nó sẽ là tiêu cực. Và làm thế nào để chúng ta trở nên tốt hơn? Mọi thứ phải được xem xét lại.”

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ý Tg5, ngài giải thích làm thế nào để có lại lòng tin tưởng sau một năm khó khăn. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Fabio Marchese Ragona tại Nhà Thánh Marta, Vatican, Đức Phanxicô đã thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm đại dịch, vắc-xin, bạo loạn ở Hoa Kỳ, phá thai, chính trị cũng như cuộc sống hàng ngày của ngài.

Ngài mời gọi chúng ta “có một phân tích sâu đậm về những tình huống khủng khiếp mà thế giới ngày nay đang phải đối diện.” Ngài nhắc lại “những giá trị lớn có trong đời sống” nhưng các giá trị này “phải được chuyển thành những khoảnh khắc, vì những khoảnh khắc lịch sử không giống nhau”. Ngài nói: “Các giá trị không thay đổi trong lịch sử, nhưng diễn tả các giá trị này luôn phụ thuộc vào văn hóa của thời đó”.

Trong cuộc phỏng vấn, ngài thảo luận về hai “vấn đề nghiêm trọng”: đó là tình trạng của trẻ em và các “chiến tranh”: “Chúng ta hãy nghĩ đến những em bé không có trường học và những người bị đói. Những số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc thật đáng sợ. Chúng ta hãy nghĩ đến những em bé sinh ra trong chiến tranh, đã trải qua mười mấy năm tuổi thơ ấu với chiến tranh mà chưa biết mùi hòa bình là gì. Chỉ nghĩ đến trẻ em chung chung: các số liệu thống kê thật khủng khiếp.”

“Nuôi toàn nhân loại trong một năm”

Đức Phanxicô nói: “Tất cả chúng ta nên tự hỏi câu hỏi sau: Chúng ta có thể làm gì để tất cả trẻ em được đến trường và được có ăn?” Ngài cũng mời gọi chúng ta tự hỏi “đâu là con đường dẫn đến hòa bình.”

Ngài nhấn mạnh, đây là các vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét, và nếu chúng ta muốn thoát khỏi tình trạng này mà không muốn nhìn thấy các vấn đề này, thì lối thoát chỉ có thể tệ hơn”.

Ngài nói, trẻ em và chiến tranh “chỉ là hai vấn đề, còn nhiều vấn đề khác nữa”. Ngài mời gọi chúng ta “thoát ra khỏi nó bằng cách xem xét những điều cụ thể, không phải những chuyện tưởng tượng: chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Thống kê nói rằng, bằng cách cắt giảm chi tiêu chiến tranh của một tháng, chúng ta có thể nuôi sống cả nhân loại trong một năm.” Chúng ta phải nhận thức được thảm kịch này của thế giới… Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này mà đầu vẫn ngẩng cao và theo một cách tốt hơn, chúng ta phải thực tế. Nó cần chủ nghĩa hiện thực.”

Đức Phanxicô cũng đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ cụ thể cho những người đã mất tất cả mọi thứ vì đại dịch, những “người nghèo Covid” mới này: “Chúng ta hãy hỏi họ nhu cầu của họ là gì và giải quyết chúng. Sự gần gũi dẫn đến các giải pháp cho vấn đề.”

Đức Phanxicô nhắc lại: “Tình huynh đệ là chữ chính. Chúng ta phải sáng tạo, phải táo bạo để có những con đường gần gũi”. Và sự gần gũi này là cần thiết “để đồng hành, hóa giải, mở ra những con đường hy vọng”.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Đức Bênêđictô XVI sẽ chích ngừa Covid-19

Với Covid, Đức Phanxicô cảm thấy mình “ở trong lồng”

 

fr.zenit.org, Marina Droujinina, 2021-01-11

 

 

Đức Phanxicô khẳng định: “Tương lai của thế giới hậu-covid tùy thuộc vào “quyết định của chúng ta”. Ngài nhấn mạnh, “để thoát ra” khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch tốt hơn, “chúng ta sẽ phải có một con đường”, nhưng “nếu chúng ta muốn lặp lại những chuyện giống như trước… thì nó sẽ là tiêu cực. Và làm thế nào để chúng ta trở nên tốt hơn? Mọi thứ phải được xem xét lại.”

 

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ý Tg5, ngài giải thích làm thế nào để có lại lòng tin tưởng sau một năm khó khăn. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Fabio Marchese Ragona tại Nhà Thánh Marta, Vatican, Đức Phanxicô đã thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm đại dịch, vắc-xin, bạo loạn ở Hoa Kỳ, phá thai, chính trị cũng như cuộc sống hàng ngày của ngài.

 

Ngài mời gọi chúng ta “có một phân tích sâu đậm về những tình huống khủng khiếp mà thế giới ngày nay đang phải đối diện.” Ngài nhắc lại “những giá trị lớn có trong đời sống” nhưng các giá trị này “phải được chuyển thành những khoảnh khắc, vì những khoảnh khắc lịch sử không giống nhau”. Ngài nói: “Các giá trị không thay đổi trong lịch sử, nhưng diễn tả các giá trị này luôn phụ thuộc vào văn hóa của thời đó”.

 

Trong cuộc phỏng vấn, ngài thảo luận về hai “vấn đề nghiêm trọng”: đó là tình trạng của trẻ em và các “chiến tranh”: “Chúng ta hãy nghĩ đến những em bé không có trường học và những người bị đói. Những số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc thật đáng sợ. Chúng ta hãy nghĩ đến những em bé sinh ra trong chiến tranh, đã trải qua mười mấy năm tuổi thơ ấu với chiến tranh mà chưa biết mùi hòa bình là gì. Chỉ nghĩ đến trẻ em chung chung: các số liệu thống kê thật khủng khiếp.”

 

“Nuôi toàn nhân loại trong một năm”

 

Đức Phanxicô nói: “Tất cả chúng ta nên tự hỏi câu hỏi sau: Chúng ta có thể làm gì để tất cả trẻ em được đến trường và được có ăn?” Ngài cũng mời gọi chúng ta tự hỏi “đâu là con đường dẫn đến hòa bình.”

 

Ngài nhấn mạnh, đây là các vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét, và nếu chúng ta muốn thoát khỏi tình trạng này mà không muốn nhìn thấy các vấn đề này, thì lối thoát chỉ có thể tệ hơn”.

 

Ngài nói, trẻ em và chiến tranh “chỉ là hai vấn đề, còn nhiều vấn đề khác nữa”. Ngài mời gọi chúng ta “thoát ra khỏi nó bằng cách xem xét những điều cụ thể, không phải những chuyện tưởng tượng: chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Thống kê nói rằng, bằng cách cắt giảm chi tiêu chiến tranh của một tháng, chúng ta có thể nuôi sống cả nhân loại trong một năm.” Chúng ta phải nhận thức được thảm kịch này của thế giới… Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này mà đầu vẫn ngẩng cao và theo một cách tốt hơn, chúng ta phải thực tế. Nó cần chủ nghĩa hiện thực.”

 

Đức Phanxicô cũng đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ cụ thể cho những người đã mất tất cả mọi thứ vì đại dịch, những “người nghèo Covid” mới này: “Chúng ta hãy hỏi họ nhu cầu của họ là gì và giải quyết chúng. Sự gần gũi dẫn đến các giải pháp cho vấn đề.”

 

Đức Phanxicô nhắc lại: “Tình huynh đệ là chữ chính. Chúng ta phải sáng tạo, phải táo bạo để có những con đường gần gũi”. Và sự gần gũi này là cần thiết “để đồng hành, hóa giải, mở ra những con đường hy vọng”.

 

Marta An Nguyễn dịch

 

 

Bài đọc thêm: Đức Bênêđictô XVI sẽ chích ngừa Covid-19

Với Covid, Đức Phanxicô cảm thấy mình “ở trong lồng”