“Sự thật giải phóng chúng ta”: quyển sách mới của linh mục Alberto Maggi

241

“Sự thật giải phóng chúng ta”: quyển sách mới của linh mục Alberto Maggi

illi febbraio.it, Ban biên tập Il Libraio, 2020-09-28

Học giả Kinh thánh, linh mục Alberto Maggi xuất bản quyển sách mới “Sự thật giải phóng chúng ta”, trò chuyện với học giả Vatican Paolo Rodari. Trang Il Libraio.it trích một đoạn nói về việc phá thai.

Học giả Kinh thánh và là cộng tác viên tích cực của trang Il Libraio.it, linh mục Alberto Maggi là một trong những tiếng nói của Giáo hội được giáo dân và những người không tin nghe nhiều nhất: các quan điểm của linh mục, thường tạo tranh luận trong các cuộc thảo luận và luôn làm cho người đọc đặt câu hỏi. Vì, như Đức Phanxicô thường hay nói, chúng ta không nên tin tưởng ở những người không bao giờ nghi ngờ.

Trong quyển sách Sự thật giải phóng chúng ta (nxb. Garzanti), trò chuyện với chuyên gia Vatican Paolo Rodari, linh mục Maggi chân thành tự vấn qua các kỷ niệm của ký ức tự truyện, khám phá ơn gọi của mình, những cuộc đụng độ với các hệ thống phân cấp giáo hội đã mang lại cho linh mục danh hiệu “nhà thần học dị giáo”; linh mục cũng là chuyên gia Kinh Thánh (tác giả quyển sách Làm sao đọc Phúc Âm mà không mất đức tin), ngài giải thích suy tư của mình về một Tin Mừng thường chỉ được trình bày như một tập hợp các quy tắc và giới luật phải được tôn trọng, nếu không sẽ chịu những hình phạt khủng khiếp nhất.

Theo Chúa Giêsu thực sự không hơn không kém là phải theo quy tắc không được coi thường không? Trong những trang viết sâu sắc và vui tính, linh mục Maggi dạy chúng ta, đặc biệt là trong những lúc khó khăn nhất, khi phải đấu tranh với các thử thách gay go nhất của cuộc sống, chúng ta cần phải tin tưởng hơn vào con người và vào cuộc sống.

Linh mục Alberto Maggi, Tu sĩ Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ, đã theo học tại các phân khoa Thần học Giáo hoàng Marianum và Gregoriana ở Rôma và tại Trường Thánh Kinh và Địa chất Pháp ở Giêrusalem. Ngài sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thánh “G. Vannucci” ở Montefano chuyên phổ biến sách thánh và luôn chú giải để phục vụ công lý, không bao giờ vì quyền lực. Nhà xuất bản Garzanti đã xuất bản nhiều sách của linh mục.

Trên trang Il Libraio.it, với sự cho phép của nhà xuất bản, chúng tôi xin đăng một đoạn trích:

Điều gì xảy ra với trẻ sơ sinh bị phá thai?

Cái gì có sự sống thì không có kết thúc và cũng như trong mọi cái chết, đó chỉ là một đoạn đường phải qua để đến một chiều kích khác và sâu đậm của sự tồn tại của con người, ngay cả khi nó chỉ mới được tượng hình. Đấng Tạo Hóa không thể để cho kế hoạch yêu thương Ngài dành cho thụ tạo của mình, người được chọn “Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ” (Êp 1, 4) bị thất vọng và bị hủy diệt. Nếu bàn tay con người phá hủy thì bàn tay của Chúa tái tạo, nếu bàn tay con người giết chết thì bàn tay của Chúa phục hồi sự sống.

Trong sách Giáo Lý, Giáo Hội vẫn còn nói đến vạ tuyệt thông cho những ai phá thai. Vì sao?

Có lẽ vì Giáo hội nghĩ rằng, với những cấm đoán, trừng phạt, sợ hãi, đe dọa thì mới có thể làm chậm lại hoặc chấm dứt một hành động khủng khiếp như vậy. Nhưng không phải bằng những cú đánh mà người bị tổn thương cảm thấy mình được giúp đỡ, họ được giúp đỡ bằng sự dịu dàng, bằng âu yếm. Khi tiếp người phụ nữ phá thai, – và tôi nhắc lại, đó là thảm kịch đánh dấu cả cuộc đời họ -, tôi chưa bao giờ dùng lời lẽ trách móc, lương tâm của họ đã không ngừng trách móc; tôi chưa bao giờ làm nhục họ, tự họ đã thấy nhục rồi; tôi chưa bao giờ đối xử tệ với họ, tự họ đã phạt họ. Tôi chỉ cố gắng thể hiện sự âu yếm dịu dàng của Chúa dành cho họ, nhưng thường là không được. Họ là người phụ nữ bị tổn thương sâu đậm, người rút lui khỏi tình dịu dàng âu yếm và những gì là an ủi nhẹ nhõm thì như muối rải trên vết thương. Đây là một trong các giới hạn sâu đậm của tôi, trong nhiều năm tháng làm mục vụ, tôi gần như chưa bao giờ có thể an ủi được một phụ nữ về những gì họ đã làm. Họ mang trong mình cái chết suốt đời, một hình phạt khủng khiếp.

Cha sẽ nói gì với một phụ nữ khi họ đến với cha và thổ lộ họ đã phá thai và đã không ngăn chận?

Điều tôi nói với các phụ nữ này là hãy làm mẹ. Nếu họ đến nói chuyện với một linh mục, đó là vì họ cảm thấy mình bị hủy hoại do những gì mình đã làm. Thông thường, những áp lực bên ngoài thúc đẩy họ rất mạnh để họ qua hành động, đến mức họ không nhận thức đầy đủ được những gì mình sắp làm. Sau đó, khi họ nhận thức thì đã quá trễ. Vậy thì? Chúng ta có thể cố gắng khôi phục mối quan hệ của mình với đứa trẻ, đặt tên cho nó, nói chuyện với nó với lòng dịu dàng vô hạn và biết rằng thụ tạo của mình ở trong tình yêu của Chúa, Đấng không phán xét cũng không lên án, nhưng từ tình yêu này, họ hiệp thông với sự sống để chữa lành vết thương. Dĩ nhiên người phụ nữ không thể bù đắp cho những gì họ đã làm, nhưng họ có thể chuộc lại bằng một tình thương dịu dàng hoàn toàn mới.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Lời nói đầu sách Làm sao đọc Phúc Âm mà không mất đức tin