Muối mặn của các câu chuyện: Gặp gỡ và đối thoại với người khác

130

Muối mặn của các câu chuyện: Gặp gỡ và đối thoại với người khác

osservatoreromano.va, Piero Pisarra, 2020-07-16

Giá trị trị liệu của nghệ thuật kể chuyện, từ  Kinh Thánh cho đến tiểu thuyết thế kỷ 21

Kể đi, hãy nhớ lại. Đó là hai lời khuyên trải dài quyển Kinh Thánh. Trong thứ trật ưu tiên của lịch sử. Bởi vì, không có ký ức thì không có lịch sử. Câu Đức Phanxicô bắt đầu Thông điệp Ngày Truyền thông Xã hội là câu: “Và để ngươi kể lại cho con cháu ngươi nghe” sách Xuất hành (10, 2). Kể về những điều kỳ diệu của Chúa, truyền các việc Ngài làm từ đời này sang đời khác. Ký ức sống động và năng động. Nguồn chính của nó là trong lịch sử.

Kinh Thánh được viết từ các câu chuyện kể, đan xen chuyện này chuyện kia, nhất là các sách thơ ca, tập hợp các câu chuyện được kể lại, hoặc các câu chuyện khác đã được mơ, được nhìn thấy, các chữ đầu tiên nghe đã hấp dẫn “Cha tôi là người Aramê lang thang”, sách Đệ Nhị Luật (26, 5) ) và quả bóng tung ra cũng không kém phần hấp dẫn, với các thăng trầm, các tiết lộ. Đó là kho tàng tuyệt vời của những đam mê, trong đó tóm tắt các thể loại văn học.

Lời xin lỗi của quyền lực? Đây, trong sách các Thủ Lãnh (9, 7-15), các cây rừng biết nói như trong tiểu thuyết của Richard Powers, Lời thì thầm của thế giới (La nave di Teseo, 2018), Giải thưởng Pulitzer 2019. Bí ẩn khó hiểu? Một trở ngại trong lời nói, một mật khẩu xấu, có thể làm cho bạn phải trả giá bằng mạng sống, nếu bạn đi sai hướng (cũng sách các Thủ Lãnh: 12, 5-7). Câu chuyện gián điệp ư? Một trong tất cả các chuyện này: các gián điệp được gởi đến Giê-ri-cô trước và được cô gái điếm Ra-háp che giấu (sách ông Giô-suê 2, 1-24). Và dĩ nhiên sau đó là các sử thi, các cuộc chiến tranh, các bi kịch đam mê, các vụ trả thù, chủ đề của các tiểu thuyết và ai biết được Hollywood đã làm bao nhiêu phim với các đề tài trong Kinh Thánh. #Tôi cũng vậy ư? Đã có tất cả trong câu chuyện của bà Susanna và các trưởng lão (Đa-ni-ên 13, 1-64).

Các nhà tự thuật học đã phân tích chi tiết việc xây dựng văn bản, các đặc thù của biện pháp tu từ trong Kinh Thánh, việc sử dụng các biểu tượng và phép ẩn dụ, các chiến lược tường thuật khôn ngoan. Nhưng trong Kinh Thánh có một khôn ngoan khác – một di sản chung của văn học vĩ đại dưới bất kỳ bầu trời nào – thúc đẩy nhu cầu kể chuyện của chúng ta, để kể cho chúng ta nghe một chuyện khác, chuyện của một giao ước, một hiệp ước chưa từng được nghe giữa Thiên Chúa và dân Ngài.

Đức Phanxicô nhắc, “Con người là con người kể chuyện”. Nhưng không nhất thiết phải là nhà văn chuyên nghiệp để truyền sức sống cho các nhân vật mới, cho các bí ẩn mới để đi vào ký ức, hay vào các lãnh vực chưa được khai phá. Nhưng – nếu kể chuyện là một khả năng chung – thì vì sao phải can thiệp để bảo vệ thuật kể chuyện, về giá trị của các câu chuyện?

Có lẽ vì các câu chuyện của chúng ta đã trở nên thoái hóa, đã khô cằn, các bài hát của chúng ta đã tẻ nhạt trên môi. Và các nhà tiên tri tự phát đã tuyên bố hồi kết của tiểu thuyết, của chuyện kể, giống như ngày hôm qua họ đã loan báo kết thúc “lịch sử”. Sau khi phá bỏ các bức tường không tưởng của thế kỷ 20 như chúng ta đã thấy, đã đến lúc gần như chúng ta chưa nhận ra các bức tường khác đã dựng lên. Và các ảo tưởng khác được loan truyền dưới danh nghĩa “độc ác”, được chủ nghĩa hiện thực tuyên bố mình là chủ quyền và được xem là một đức tính. Họ quên mất rằng, kể từ thời ông tổ Herodotus trước công nguyên, các câu chuyện nảy sinh từ cuộc gặp gỡ và đối thoại với kẻ khác, kẻ không mời mà đến, kẻ sống bất hợp pháp, kẻ khác biệt, những người mà chúng ta khăng khăng gọi là man rợ, vì họ nói một ngôn ngữ khác ngôn ngữ chúng ta. Trong khoảng không gian trống rỗng của chính trị, được hiểu theo nghĩa tùy tiện, như nghề nghiệp và thiên chức, các kẻ làm giả lịch sử, những người nói xấu, những người làm tin giả, nghe như thuật ngữ hiện đại, nhưng Kinh Thánh đã cảnh báo: “ Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch” (sách Xuất hành 23, 1). Nghe có vẻ như lịch sử ngày nay, nhưng đó là lịch sử của mọi thời.

Các âm mưu, sự háo thắng của cái phi lý và việc dựng lên kẻ thù làm xói mòn đạo đức, những điều này nuôi dưỡng các câu chuyện bên lề, các câu chuyện lắt léo, chúng là phản lịch sử, phản biểu trưng. Vì như cố nhà văn George Steiner đã có lý, “trong các chữ, cũng như trong vật lý hạt tử, có vật chất và có phản vật chất.”  Lời nói chữa lành, nhưng lời nói lừa dối làm đau đớn. Một câu chuyện hấp dẫn làm tăng niềm vui khi nghe và đọc. Và có câu chuyện làm chúng ta đi xuống. Không phải vì nội dung, hoặc không duy chỉ nội dung, nhưng vì do cẩu thả văn phong, sự tầm thường của cách tường thuật, sự không nhất quán của các nhân vật.

Phản biểu trưng đe dọa cách kể chuyện và đe dọa cả nghệ thuật kể chuyện, như trong quyển Harun và biển các chuyện (Haroun and the Sea of Stories, 1990) hấp dẫn của nhà văn Salman Rushdie. Trong một thành phố buồn, buồn đến mức nó quên cả tên mình, các công xưởng của nỗi buồn trút làn khói xám đơn điệu lên người dân. Và ngay cả trong hòn đảo duy nhất của hài hước, một khu phố cũ và đổ nát, nơi người kể chuyện Rashid Khalifa và con trai Harun sống, chất độc của buồn chán thấm vào. Rashid, người biết tung hứng ngôn từ, người mê mẩn các câu chuyện mưu mô đa tình của mình, các kẻ hèn nhát và anh hùng, các “công chúa, ông chú xấu xa, bà dì béo mập, các tên cướp râu ria trong chiếc quần ca-rô vàng”, nhận ra ông không có gì để kể, mạch sống của ông đã cạn kiệt, có ai đó đã làm ô nhiễm nguồn của mọi câu chuyện.

Họ thay thế các ống khói của nỗi buồn bằng các nhà máy của hận thù, các thần thoại thành các xưởng làm sai lệch thông tin, đổi tên Hoàng tử im lặng thành tên các kẻ học việc độc tài lưu hành trở lại, và tại đây, bạn đang ở trong lãnh thổ quen thuộc, vì theo quy tắc cũ, đã thay đổi tên và câu chuyện, ngay cả của nhà văn Rushdie.

Chúng ta không phải là những người đầu tiên và cũng sẽ không phải là người cuối cùng cảm thấy mình ở giữa cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử, đối diện với vực thẳm, chúng ta là những người đầu tiên chứng kiến việc quay trở lại ở địa bàn công cộng các xung năng sơ khai, lô-gic bộ lạc, sự tàn phá thiên nhiên, sự lan nhiễm các virus mới và các bệnh mới. Triết gia người Đức Walter Benjamin (1892-1940) nhắc lại: “Ý thức rõ ràng và tuyệt vọng khi ở giữa cuộc khủng hoảng mang tính quyết định là một điều gì đó kinh niên trong nhân loại.” Nhưng chân trời đã thay đổi. Lần này, sức mạnh hủy diệt tích tụ trong kho vũ khí chiến tranh, thảm họa sinh thái, sự bất bình đẳng ngày càng khắc nghiệt, đe dọa đến sự tồn vong của hành tinh và khả năng của một lịch sử chung, một lịch sử được chia sẻ.

Đó là lý do vì sao Đức Phanxicô kêu gọi phải quan tâm đến các câu chuyện được đưa vào thời điểm thích hợp. Các câu chuyện là tài sản mong manh cần được gìn giữ. Nghệ thuật của nó đòi hỏi kiên nhẫn, lắng nghe, khả năng để cho hơi thở, để cho nhịp sống được đi qua. Một nghệ thuật bình thường không cần hệ thống khuếch đại mạnh, không cần nhạc cụ tinh vi. Một nhân vật trong quyển tiểu thuyết Ngày của Cái chết (The Day of the Dead, Iperborea, 2001) của nhà văn người Hà Lan Cees Nooteboom nói: “Xin trả lại cho tôi các người kể chuyện làng: Ở một đất nước xa xôi.”

Nhưng nếu cần phải gìn giữ ký ức của quá khứ, vun trồng thư viện ký ức – lá bài chủ vẫn còn rất quý trong các văn hóa trọng truyền miệng – mỗi thế hệ được mời gọi để tạo ra các câu chuyện của riêng mình, để chống lại các nguyên tắc im lặng muốn kiểm soát hoặc làm cạn kiệt kho chuyện. Và với Giáo hội cũng vậy, một công trường xây dựng mênh mông mở ra: tường thuật đức tin bằng ngôn ngữ thời đại. Đó là sự cập nhật không thể thiếu, trung thành với Chúa Giêsu Nazareth, Đấng dạy cho chúng ta bằng dụ ngôn, bậc thầy về các câu chuyện.

Nguyễn Tùng Lâm dịch