Covid-19: “Sự hy sinh của cha tôi phải không được quên”

250

Covid-19: “Sự hy sinh của cha tôi phải không được quên”

lapresse.ca, Caroline Touzin, 2020-06-17

Ngày 11 tháng 6, sau một tháng ở phòng săn sóc đặc biệt, ông Thông Nguyễn, 48 tuổi đã đầu hàng Covid-19. Rất có thể ông đã nhiễm Covid-19 ở phòng cấp cứu bệnh viện Jean-Talon, Montréal nơi ông là nhân viên chăm sóc.

Olivier Nguyễn, 19 tuổi, mơ có ngày báo cho cha mẹ biết mình được nhận vào trường y.

Anh cho biết, người cha tận tụy của anh làm ca đêm ở bệnh viện Jean-Talon để ban ngày có nhiều giờ cho tôi và em gái.

Giấc mơ của Olivier đã tan vỡ. Covid-19 đã cướp mất cha anh.

Tháng vừa qua, khi Olivier nhận tin Đại học Laval báo thì cha anh đã ở trong tình trạng hôn mê nhân tạo, thân thể bị cắm đủ thứ ống ở phòng chăm sóc đặc biệt ở Trung tâm bệnh viện thuộc Đại học Montréal (CHUM).

Olivier thẳng thắn nói: “Đằng sau các con số thống kê tử vong vì Covid-19, có những con người như cha tôi. Tôi mong xã hội nhận biết sự hy sinh của cha tôi và tất cả những người làm việc trong ngành y tế đã chết trong trận chiến. Họ không được bị lãng quên.”

Ngày 11 tháng 6, sau một tháng ở phòng săn sóc đặc biệt, ông Thông Nguyễn, 48 tuổi đã thua trận chiến với Covid-19. Rất có thể ông đã nhiễm Covid-19 ở phòng cấp cứu bệnh viện Jean-Talon, Montréal nơi ông làm việc trong vòng 17 năm.

“Toutou”, là tên thân mật các đồng nghiệp gọi ông Thông, đã qua đời ở bệnh viện CHUM, nơi vợ ông làm y tá và hai con làm thiện nguyện viên ở đây. Ông sẽ không bao giờ biết con ông đã được nhận vào trường y. Anh Olivier thở dài: “Cha tôi hẳn sẽ rất tự hào.”

Cha anh đã chạy trốn chiến tranh Việt Nam cùng với gia đình khi anh lên 3 để tìm nơi ẩn náu ở Montréal. Anh kể: “Cha tôi dạy chúng tôi, tất cả phải đi qua con đường giáo dục; chỉ có con đường này các con mới khá sau này.”

“Gia đình là tất cả đối với ông”

Trong lần làm ca tối cuối cùng, ông hãnh diện cho các bạn đồng nghiệp xem trên điện thoại thư nhận vào trường dược của con ông, khi đó Olivier chưa nhận tin được vào trường y.

Cô Christine Roch, phụ tá y tá trưởng phòng cấp cứu của bệnh viện Jean-Talon cho biết “gia đình là tất cả đối với ông Thông.” Bà cho biết ông Thông là một nhân viên ngoại hạng, có tâm hồn cao cả và có khả năng lắng nghe đặc biệt.

Đối với ông, mọi người đều quan trọng

Cô Christine Roch, phụ tá y tá trưởng phòng cấp cứu của bệnh viện Jean-Talon

Các “chiến binh đêm” của bệnh viện Jean-Talon sẽ không bao giờ quên “nhà vô địch ‘cốt báo động trắng’ trong cách ông thao tác, lòng kiên nhẫn và lòng tốt của ông”. Ông Thông không bao giờ ngần ngại can thiệp khi nghe có cốt báo động trắng – một quy trình khẩn cấp khi cần nhân viên ứng phó ngay lập tức.

Từ đầu nạn dịch, ông sợ bị nhiễm và nhất là nhiễm cho gia đình, khi nào ông cũng tắm trước khi rời bệnh viện. Từ đầu tháng 5 sau khi được chẩn đoán, ông nhanh chóng cách ly với người thân. “Tôi tự cô lập ở ‘phòng dơi’ dưới lầu”, ông nhắn tin cho cô y tá đồng nghiệp để cô cười. Hai ngày sau ông không còn trả lời tin nhắn.

Một đêm, vợ ông thức dậy để đi vệ sinh, bà nghe tiếng ho ầm ĩ dưới lầu. Chồng bà bị trụy hô hấp nặng. Ông được đưa vào bệnh viện Maisonneuve-Rosemont trước, sau được chuyển qua bệnh viện CHUM, ông được gắn ống thở bằng màng ngoại bào, thường được gọi là ECMO.

Bác sĩ Lan. C. Nguyễn, em họ của ông cho biết, các bác sĩ không lo ngại cho tình trạng của ông vì ông còn trẻ và không có bệnh nào khác.

Trong một bức thư gởi cho các đồng nghiệp và bộ trưởng y tế Danielle McCann về cái chết của ông Thông, bác sĩ Nguyễn tóm tắt: “Một ống nội khí quản đưa vào cổ họng, một ống thông từ mũi xuống dạ dày để nuôi ăn, một ông thoát nước tiểu, các ống thông ở mỗi bên, tả lót: đó là khí cụ cuối cùng để đương đầu với Covid-19.”

Bác sĩ Nguyễn kể tiếp: “Thật không may phổi của ông ứ máu; biến chứng nghiêm trọng của Covid-19. Cơ thể của ông không thể chịu đựng các vết thương, những cú gươm đâm của một kẻ thù vô hình.”

Sở dĩ bác sĩ Nguyễn đưa ra các chi tiết vì sợ dân chúng dỡ bỏ cách ly nhanh quá: “Phải mang khẩu trang, phải tôn trọng giãn cách xã hội để bảo vệ mạng sống nhiều nhất có thể”.

“Thật bất công”

Cả gia đình của ông Thông đều bị nhiễm. Aurélie, 16 tuổi nhập viện một tuần vì khó thở trầm trọng. May mắn là em được lành. Nhưng mẹ vợ của ông Thông, sống cùng căn nhà hai tầng với ông thì đã không thoát khỏi. Bà 78 tuổi chết tại nhà khi cả nhà cách ly. Bà bị nhồi mau cơ tim, theo biên bản khai tử, họ nghi ngờ do Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn cho biết lương ông Thông 3000$ một tháng.

Tôi thấy bất công khi được trả ít lương so với khối lượng công việc và các nguy cơ bị nhiễm kèm theo. Bác sĩ Lan C. Nguyễn, em họ của ông Thông Nguyễn

Bác sĩ Nguyễn kể tiếp: “Toutou chấp nhận làm thêm giờ phụ trội để tiết kiệm. Vì kiệt sức mà ông bị yếu không? Dụng cụ bảo vệ có đầy đủ? Hệ thống đề phòng có đủ để bảo vệ cho những người ở tuyến đầu không?”

Bác sĩ Nguyễn đã nhanh chóng nhận câu trả lời của bà bộ trưởng McCann: “Chúng tôi phải vinh danh tất cả các chiến sĩ đã gục ngã và những người hy sinh mạng sống mình để giúp những người lớn tuổi. Chúng tôi không bao giờ quên họ.” Bà bộ trưởng đã gởi lời chia buồn đến gia đình.

Các đồng nghiệp của ông Thông sẽ có buổi tưởng niệm ông chiều thứ năm ở công viên bên cạnh bệnh viện Jean-Talon. Cô y tá Christine Roch xúc động nói: “Đại dịch đã chấm dứt. Đúng, con số chết mỗi ngày đã giảm , nhưng mỗi con số này là một con người. Cả một gia đình đau khổ như gia đình ông Thông.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch