Bao nhiêu là ầm ỉ để khỏi nhìn cái chết

160

Bao nhiêu là ầm ỉ để khỏi nhìn cái chết

valeursactuelles.com, Ghislain Benhessa, luật sư, nhà viết khảo luận, 2020-05-23

Trong một bức thư gần đây, nhà văn Michel Houellebecq khẳng định thế giới tiếp theo sẽ xấu hơn trước. Photo © Isa Harsin/SIPA

Và nếu Houellebecq có lý khi ông nói, thế giới tiếp theo không những như trước mà còn tệ hơn, điều gì sẽ xảy ra? Các chiến lược để tránh thực tế khiến tất cả chúng ta làm đủ mọi cách để ngăn nhận thức rằng thảm kịch này đáng lý nên tôi rèn.

Ông nói mọi thứ chỉ trong vài hàng. Với phong cách trung tính giả tạo nhưng bi thảm một cách tự nhiên. Michel Houellebecq vừa tóm tắt quá trình kết thúc bằng những từ rất đơn giản: “Sau thời gian cách ly, chúng ta sẽ không tỉnh dậy trong một thế giới mới; sẽ là một thế giới như cũ, mà còn tệ hơn.” Bức thư ngắn này được gởi tới kênh France Inter nằm trong dòng suy nghĩ chính của tác phẩm của Sérotonine, tác phẩm gần đây của tiểu thuyết gia tập trung vào những người bị truất quyền sở hữu của nước Pháp ngoại vi. Và như thường lệ, báo chí khoái trá đọc bài viết ảm đạm về thế giới của tác giả Hạt cơ bản, với một chút đạo đức giả nhuốm mùi chủ nghĩa thuần túy của họ. Nhưng điều thiết yếu lại ở nơi khác. Trong khi các nhà vi trùng học, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, các bác sĩ và nhân viên y tế ở thành phố cũng như ở làng quê tập trung trên sàn truyền hình từ hai tháng qua, các bài xã luận, các bài biên khảo, các lời cảnh báo liên tiếp theo đuôi nhau như tốc độ khỉ chuyền cành, tác giả Houellebecq chỉnh lại đồng hồ, với giọng viết ảm đạm ở tầm cao của con “virus không phẩm chất” làm rung chuyển hành tinh. Ông, nhà xã hội học về các mối quan hệ lãng mạn trong kỷ nguyên hàng hóa cơ thể, người khinh thị không bị ảnh hưởng của đột biến tự do của phương Tây, chỉ một nét bút, ông đã điều chỉnh lại tâm điểm của cuộc tranh luận. Và như mọi khi, nhận xét của ông sáng suốt một cách lạnh tanh: không có thay đổi gì ở cuối chân trời, chỉ là sự tiếp tục của sự suy giảm vô vị đã diễn ra trong nhiều thập kỷ.

Chúng ta hãy điểm qua phần đầu của bài viết.  Sự đối lập giữa Nietzsche và Flaubert về lợi ích của việc đi bộ là câu trả lời dí dỏm cho việc cách ly quá mức dường như làm cho người Pháp mập thêm 2,5 kí. Đúng là các đức tính của cuộc sống chạy theo các bộ phim mới nhất của Netflix thì thật là nghèo nàn. Cũng tương tự như vậy, sự suy thoái kinh tế của Pháp, bị bộ máy công nghiệp Đức dìm, xác nhận sự phân tích quen thuộc của nhà văn, mà nước Pháp theo ông chỉ còn là một nước “trung bình nghèo”. Một nước đã được ông mô tả là nước có nền kinh tế bị giới hạn bởi hàng hóa xa xỉ và ngành du lịch, một loại ốc đảo của các dịch vụ giảm giá không còn nét huy hoàng ngày xưa. Từ quan điểm này, không có gì mới dưới ánh mặt trời. Và nếu việc  phân tích của ông không làm mất đi các suy tư trong quá khứ của ông, thì ông vẫn là người ghi lại những nhịp đập buồn bã nhất trong cuộc sống khép kín của chúng ta.

Theo đường thẳng của triết gia Philippe Muray (1945-2006), mà ông là một trong những người ngưỡng mộ, Houellebecq dự tính, như chẳng có gì quan trọng, sự “cáo chung tinh thần lễ hội” của các xã hội Phương Tây vào thời Covid. Khi bệnh viện không có máu, tăng cường các biện pháp tạm thời để nhồi nhét bệnh nhân thì chúng ta biết chính quyền đã hủy kho khẩu trang ít ỏi còn sót lại ngay khi virus bùng phát ở Pháp, phong trào vỗ tay vào 8 giờ tối cho những người chăm sóc mang một nét trừu tượng của cuộc diễn hành mật ngọt. Khi cái chết gõ cửa nhà chúng ta, chương trình truyền hình chiếu cảnh sống hàng ngày – người chơi vĩ cầm, người nhảy dây, người biến phòng khách của mình thành sàn nhảy -, show cách ly. Giữa mùa đại dịch, mỗi người một “cõi show” theo công thức của triết gia Rousseau. Và khi số liệu thống kê tử vong hàng ngày của ông Giám đốc Y tế Jérôme Salomon vang lên như người chủ nhà quàn không nao núng, “những người chết một mình trong bệnh viện, trong các nhà hưu dưỡng và chúng ta chôn ngay (hoặc thiêu cho hợp thời), không mời ai, chôn trong bí mật”, dùng lại những chữ châm biếm tinh tế của Houellebecq.

Cần giữ lại gì trong giai đoạn kỳ lạ này? Đúng như dự đoán, việc nguyên tử hóa và ăn mừng của thế giới này không có kỳ nghỉ hè, dù ở thời Covid. Thay vì hoán cải lương tâm mà một số người mong muốn, bi kịch của thực tế vẫn tiếp tục biến mất đàng sau các chiến lược tránh né và các nhà hưu dưỡng tiếp tục đón nhận những người càng ngày càng bị bỏ rơi bởi một xã hội tàn nhẫn loại người già ra khỏi tầm ra-đa của nó. Cuối cùng, sẽ không còn gì ngoài ký ức về một dấu ngoặc của tận thế, bị chôn vùi dưới những hy vọng sai lầm và nói líu – như các lời hoa mỹ của tổng thống huyênh hoang không gì khác hơn là “những điều không tưởng cụ thể” để đặt lại văn hóa cho đúng chỗ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch 

Xin đọc thêm: Michel Houellebecq: Tôi không tin những tuyên bố kiểu ‘sẽ không bao giờ có chuyện trở lại như cũ’.