Thay đổi hệ thống kinh tế: bài học của giáo sư Cyrulnik

142

Thay đổi hệ thống kinh tế: bài học của giáo sư Cyrulnik

plunkett.hautetfort.com, Patrice de Plunkett, 2020-05-06

Bác sĩ tâm thần chuyên về thần kinh Boris Cyrulnik đề cập đến vấn đề cơ bản: để chận đứng các đại dịch, phải thay đổi hệ thống kinh tế!

Quý độc giả có nghe bài phỏng vấn Giáo sư bác sĩ Boris Cyrulnik về vi-rút, về cách ly và về các vấn đề tâm lý xã hội do tình trạng này gây ra chưa? Đó là một bài phỏng vấn xuất sắc vì giáo sư bác sĩ tâm thần là một trong các người hiếm hoi suy nghĩ sâu sắc và tìm hiểu các nguyên do hơn là chỉ nói đến các hệ quả. Chúng ta hãy nghe: “Chúng ta thường quên chúng ta thuộc về một thế giới sống: chúng ta cùng chia sẻ hành tinh với các động vật! Và nếu chúng ta nhốt động vật lại thì chúng ta tạo các điều kiện để chế tạo vi-rút. Và sau đó các máy bay, các phương tiện giao thông khác làm phần việc còn lại. Ngắn gọn: nếu chúng ta tàn sát thế giới sống thì chúng ta ra đi với nó…”

Đúng, đó là những gì phải nói cho các nhà bình luận chuyên nghiệp. Bởi vì cho đến bây giờ họ chỉ nói đến hai vấn đề:

một mặt: “Làm sao khởi động lại tăng trưởng kinh tế…” (hệ quả: chúng ta hãy loại bỏ các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và động vật vì chỉ làm mất tiền cho các kỹ nghệ, cho xây dựng, cho kỹ nghệ du lịch);

mặt khác: “Hoan hô vắc-xin!” Chúng ta tất cả đều mong muốn có, nhưng dứt khoát nó phải đi theo theo một chuyện bổ sung khác: “Chúng ta phải thay đổi điều gì trong hệ thống kinh tế toàn cầu để các nạn dịch chết người như thế này ngừng nhân lên được không?”

Như giáo sư Cyrulnik nói, các dịch bệnh vi-rút này là hậu quả của cách chúng ta đối xử với thiên nhiên (đáng chú ý là thông qua nạn phá rừng và đô thị hóa tràn lan). Và tốc độ chóng mặt mà nạn dịch này biến thành đại dịch là tác động trực tiếp của một nền kinh tế quá nóng và toàn cầu hóa, dựa trên các di chuyển hàng loạt, rộng lớn, nhanh chóng và liên tục từ lục địa này sang lục địa khác.

Nhưng các giao tiếp thường xuyên của đám đông và hàng tấn hàng hóa là bản chất của hệ thống kinh tế. Và giống như kinh tế, (một quan niệm nhất định nào đó về vai trò của nền kinh tế) đã thay thế mọi thứ ngày nay, nên nó áp đặt lên con người các quy tắc ứng xử của nó. Nếu các ứng xử này – và các quy tắc ra lệnh cho chúng – cho thấy nguy hiểm hoặc thậm chí gây chết người, lô-gích đơn giản và hiện thực là chúng ta phải thay đổi các quy tắc và đặt nền kinh tế vào vị trí của nó: đóng khung nó bởi xã hội loại người, trong khi bây giờ chính xã hội bị đóng khung và thậm chí còn bị định hình bởi kinh tế (một khái niệm nhất định nào đó của kinh tế).

Sự thức tỉnh nhân văn, hệ sinh thái toàn diện, sẽ vẫn là chuyện cần thiết nếu chúng ta thực sự muốn đảm bảo một tương lai cân đối. Đây là những gì các thông điệp xã hội đòi hỏi, với một tông điệu ngày càng cấp bách vì vẫn còn một nguy cơ lớn ở đây. Chỉ có chính trị mới có thể thực hiện việc tái cân bằng này (và đó cũng là nhiệm vụ và tính chất hợp pháp của nó).

Nhưng để các môi trường chính thức ngưng quay vòng vòng, để có thể hoán cải vì lợi ích người dân thì cả là một con đường dài phải đi! Đã đến lúc chúng ta phải lo chuyện này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Các suy tư của giáo sư bác sĩ Boris Cyrulnik về dỡ bỏ cách ly