“Chúng ta phải chuẩn bị sống với vi-rút này”
lefigaro.fr, Marc Cherki, 2020-04-03
Nhà nghiên cứu vi-rút Yves Gaudin, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Khoa học (CNRS), trách nhiệm Viện sinh hóa tế bào tích hợp ở Gif-sur-Yvette và được giải thưởng Bettencourt năm 2019.
Nhà nghiên cứu Yves Gaudin giải thích vi-rút SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh Covid-19 sẽ luân lưu trên thế giới ít nhất hai năm nữa.
Báo Le Figaro – Điều gì sẽ xảy ra khi nước Pháp hết phong tỏa?
Yves Gaudin – Hết phong tỏa chắc chắn không phải là hết đại dịch, Vào đầu hay giữa tháng năm, sự phát triển dịch bệnh ở Pháp sẽ không cùng giai đoạn với các nước lớn khác. Nếu các biện pháp được thực hiện ở đây đã có hiệu quả như mong đợi, thì có khả năng, cũng trong thời gian này vẫn còn nhiều trường hợp ở Mỹ và có lẽ ở cả nước Anh. Trong khi ở các nước Bắc Âu, sự tiến hóa có thể được kềm lại hơn vì dân ở đó hợp lý hơn, nhất là họ tuân thủ lệnh cách ly.
Vi-rút vẫn còn luân lưu ở Pháp?
Ở Pháp vẫn còn những người bệnh hoặc không có triệu chứng, và có nhiều rủi ro nhập từ các nước khác đến khi biên giới được mở cửa lại. Trong giả thuyết lạc quan nhất, chúng ta có thể có vài tháng nghỉ. Hy vọng vi-rút sẽ có ít tác dụng hơn trong các tháng nóng nhất. Hệ thống miễn nhiễm của con người lúc đó hoạt động hiệu quả hơn, và dưới ánh nắng mặt trời các “giọt li ti” sẽ ít bị lây hơn.
Dự báo này dựa trên cái gì?
Chung chung ở Nam bán cầu như ở Úc các trường hợp tương đối thấp. Có thể có một mùa mà vi-rút ít lây hơn trong thời gian nóng và nó cũng sẽ xảy ra như vậy từ bán cầu này qua bán cầu kia, với sự trở lại vào mùa thu.
Đây có phải là tin tốt?
Trong giả thuyết lạc quan, chúng ta có thể hy vọng có một thời gian nghỉ cho đến cuối tháng 8, với ít trường hợp bị bệnh và bệnh viện ít bị kẹt ở khoa cấp cứu và hồi sức cho đến giữa mùa thu. Để có thì giờ cơ hội sắp xếp lại trận chiến. Tuy nhiên cũng có rủi ro lớn có một làn sóng ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Chung chung đó là những gì xảy ra trong các trận dịch và đã được quan sát trong các trận dịch lớn như dịch cúm ở Tây Ban Nha và ở Âu châu trong thế kỷ trước.
Như thế vi-rút ở đó để ở lại…
Chúng ta phải chuẩn bị sống với vi-rút này ít nhất từ 18 tháng đến 2 năm. Chúng ta phải chờ cho đến khi đạt được khả năng “miễn nhiễm đàn”, có nghĩa là 60 đến 70 % dân số thế giới được chích ngừa hoặc đã phát triển được đề kháng. Khi đó vi-rút sẽ ít dễ dàng luân lưu hơn. Mức nhiễm của nó (R0) tương ứng với số người trung bình nhiễm bởi một người bệnh ưóc tính khoảng 2,5. Nó gấp đôi so với cúm nhưng 4 đến 5 lần ít hơn bệnh sởi.
Còn vắc-xin thì sao?
Dù diễn biến của dịch bệnh có như thế nào, thì vẫn còn các “túi” vi-rút ở một số quốc gia trên thế giới, ngay cả khi có vắc-xin. Tuy nhiên, chưa có loại vắc-xin nào được phát triển để chống lại coronavirus. Họ vi-rút này thường biến đổi khá nhanh, có thể ảnh hưởng đến thời gian vắc-xin bảo vệ.
Những đột biến này sẽ là gì?
Chắc chắn là trên protein “S” hay “Spike” có mặt trên bề mặt của vi-rút, nhận ra điểm nhận trên màng tế bào con người và làm cho bộ gen của vi-rút giải phóng trong tế bào. Chính protein này là mục tiêu chính của các kháng thể được vắc-xin tạo ra. Con SARS-Cov-2 có bộ gen lớn cho một loại vi-rút ARN, được tạo thành từ một chuỗi kế nhau của 30 000 cơ sở. Và vi-rút được trang bị một hệ thống “hiệu đính” (proofreading), nghĩa là một cơ chế sửa lỗi. Đây là một đặc thù duy nhất và rất đáng kể có thể tạo ra sự cố cho việc chữa trị chống vi-rút.
Có rủi ro nó có thể trở nên nguy hiểm hơn không?
Theo quy luật chung, vi-rút có khả năng tiến hóa phi thường. Nó có thể thích nghi. Nhưng tôi không nghĩ nó trở nên độc hại hơn. Bởi vì chiến lược tiến hóa của vi-rút là sao chép lại chính nó, do đó là để lan truyền và phát tán nhanh nhất có thể mà không giết chết một cách có hệ thống các vật chủ của nó…
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Giáo sư Didier Sicard: “Có một nhu cầu khẩn thiết cần điều tra về nguồn gốc động vật của Covid-19”