“Không chắc chắn là một trong các đặc thù của bệnh Covid-19”
la-croix.com, Jeanne Ferney, 2020-03-30
Mỗi ngày báo La Croix phỏng vấn một chuyên gia ở tuyến đầu y tế trong việc chống nạn dịch Covid-19. Hôm nay giáo sư Jean-Paul Stahl chuyên gia về bệnh nhiễm trùng và bệnh vùng nhiệt đới bệnh viện Đại học Grenoble (Isère), nước Pháp trả lời phỏng vấn.
Tại bệnh viện Grenoble, con số bệnh nhân tăng vọt trong nội một tuần. Chúng tôi đi từ ba mươi bệnh nhân nhập viện, trong đó có bốn bệnh nhân ở phòng hồi sức đến 80 bệnh nhân nhập viện và trên mười mấy bệnh nhân ở phòng hồi sức. Rất may là bệnh viện còn giường nên cuối tuần bệnh viện chúng tôi có thể đón thêm bệnh nhân từ Franche-Comté về. Các bệnh nhân khác sẽ đến trong vài ngày sắp tới để phụ với các bệnh viện quá tải trong vùng. Đó là các bệnh nhân đã ổn định, các bệnh nhân ở tình trạng nặng không di chuyển được.
Rất may cho đến bây giờ bệnh viện chúng tôi chưa bị tràn ngập, chúng tôi không thiếu thiết bị nhưng không biết còn đủ đến bao giờ. Tôi không biết. Thiếu chắc chắn là một trong các đặc nét của căn bệnh này. Chúng tôi tiến tới về phía trước và thích nghi dần khi kiến thức tiến triển. Cũng vậy, các triệu chứng mới cũng mới xuất hiện gần đây như mất vị giác, khứu giác, bây giờ các triệu chứng này khá đặc nét cho căn bệnh Covid-19. Đây là một tiến bộ quan trọng vì có thể giúp chúng tôi chẩn đoán sớm hơn một chút.
“Chúng ta tất cả đã lầm”
Các bí ẩn khác vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhất là chung quanh tình trạng bệnh tăng nặng sau một tuần nơi một số bệnh nhân. Đây không phải là quá trình của vi-rút nhưng là do viêm nên phải theo dõi lại hoàn toàn việc chữa trị. Chúng tôi đang suy nghĩ đến chuyện này.
Quý vị thấy đó, chúng tôi vẫn còn chưa biết. Những gì đã được đánh giá thấp là sự lây nhiễm của vi-rút. Chưa bao giờ chúng ta có thể hình dung nó gây nhiễm đến nhiều người như vậy. Chúng tôi đã bị lầm. Một số người còn có khuynh hướng đổ lỗi cho cộng đồng khoa học hay cho chính quyền vì thiếu tiên liệu trước. Nhưng làm sao có thể tiên liệu khi đứng trước một con vi-rút hoàn toàn mình không biết, cũng không biết nó sẽ hoạt động như thế nào? Không ai có thể thấy trước một dịch bệnh như vậy. Và cũng không ai có thể dự đoán được những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Giai đoạn đi ra khỏi cách ly là một bước cực kỳ tế nhị. Khi nào và băng cách nào chúng ta tổ chức? Đó là một trách nhiệm khổng lồ. Bởi vì nguy hiểm là dân số chưa được miễn nhiễm sẽ bị nhiễm và sẽ có một làn sóng thứ nhì. Thời gian cách ly càng kéo dài thì nguy cơ sẽ càng giảm.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Từ bị bệnh đến được lành, họ làm chứng