Lạm dụng trong Giáo hội: Bề trên Dòng Chartreux ra khỏi im lặng của mình (2/3)
Bề trên tu viện trưởng Dysmas de Lassus tiếp báo La Vie ở tu viện Grande Chartreuse của ngài. ngài sắp xuất bản một quyển sách, thành quả suy tư của ngài về các lạm dụng trong các dòng tu.
Khi nhà sáng lập lên hệ thống kiểm soát – không nhất thiết có ác ý -, thì thế hệ thứ hai thừa hưởng.
Trong đời sống tu trì, quan hệ uy quyền là rất quan trọng. Đòn bẫy nguy hiểm này ở cái gì?
Cách thực hành uy quyền thường là câu chuyện chuyển tiếp. Như trong phong trào hướng đạo từ cấp này đến cấp kia, về phần tôi, tôi nhận các điểm mốc. Chính khi quan sát linh mục André, cựu bề trên của tôi trong 20 năm mà tôi được rèn luyện trong lãnh vực này. Dòng Chartreux chúng tôi có chín thế kỷ truyền thống – đây là một di sản rất nặng nhưng nó lại làm cho ổn định, bảo đảm sự an toàn to lớn. Trong các cộng đoàn mới, tự do hơn nhưng không phải dễ hơn. Thông thường khi một cộng đoàn mới ra đời, cấu trúc kiểm soát được đặt ra vì sợ mất quyền lực. Tuy nhiên khi người sáng lập đặt nó vào vị trí – không nhất thiết là có ác ý – thì thế hệ thứ nhì thừa hưởng: hoặc là họ đặt vấn đề, hoặc là họ tiếp tục y hệt, lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Thật khó để đặt vấn đề về di sản của mình…
Khó khăn này được lồng vào trong quá trình chuyển đổi từ một tổ chức gần như có tính cách gia đình qua một cơ cấu lớn hơn. Tôi đến từ môi trường đường biển và hình ảnh diễn tả rõ thực tế này: lướt ván và điều khiển một hàng không mẫu hạm không giống nhau. Trong một nhóm nhỏ, chúng ta theo ý tưởng của người sáng lập và mọi thứ được thảo luận. Khi nhóm phát triển, chúng ta không thể tiếp tục như thế.
Các cuộc họp tu nghị, các khóa đào tạo thích ứng cho mọi người là điều trở nên rất cần thiết; các ý kiến khác nhau được bày tỏ, hành động của tất cả trở nên chậm hơn. Như thế thẩm quyền không còn quy về trung ương và tinh thần của nhà tu không bị mất. Sự mềm dẻo của những bước đầu nhường chỗ cho các cấu trúc nặng hơn, tự chính nó không xấu: một hàng không mẫu hạm nặng hơn ván lướt, nhưng chúng ta không thể làm gì! Chắc chắn nó không đủ để nhà sáng lập hay các người kế vị búng ngón tay để toàn bộ di chuyển… nhưng lành mạnh hơn. Tất cả quyền lực đều phải có phản-quyền lực; thành ngữ cán cân thăng bằng và kháng cự là một trong các yếu tố của thăng bằng.
Theo tôi, hiện tượng kích thước quá khổ của nhà sáng lập là một phản xạ của hiện đại.
Trong lịch sử đời sống tu trì, các nhà sáng lập luôn có một chỗ đứng quan trọng không?
Linh mục Dòng Đa Minh, giáo sư thần học Jean-Marie Gueullette nói với tôi, đối với các tu sĩ Dòng Đa Minh, Thánh Đôminicô là người đã bắt đầu. Ngài không giảm thiểu tầm quan trọng của Thánh Đôminicô nhưng không xem ngài như một hình ảnh vĩ đại. Theo tôi, hiện tượng kích thước quá khổ của nhà sáng lập là phản xạ của hiện đại. Tuy nhiên khi chúng ta có khuynh hướng tôn sùng vào cá tính thì Thần Khí khó lọt vào…
Làm thế nào đề cập đến vấn đề vâng lời?
Có một vấn đề trong việc bắt giữ vâng lời trong Giáo hội. Về mặt lịch sử, chúng ta đi từ thái cực này đến thái cực kia trong vấn đề này. Với Công đồng Vatican II, một nhận thức quá cứng nhắc về đức vâng lời đã được đặt vấn đề; chúng ta đồng ý việc thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, từ sợ đi quá quy tắc dẫn đến không có quy tắc, với hệ quả thường thường người có nhiều ảnh hưởng nhất sẽ áp đặt. Điều này kết hợp với việc mong muốn sống trong Thần Khí tạo thành việc ủy quyền cho một người có thẩm quyền mà họ không nên có.
Người tu sĩ vâng lời luôn giữ một trí thông minh và một trách nhiệm.
Trong các dòng xưa, chúng ta biết lời khấn vâng lời luôn ở trong khuôn khổ. Một tu sĩ Dòng Biển Đức vâng lời bề trên… ở mức bề trên này ở trong quy tắc. Vâng lời là hành động: không ai có thể áp đặt một tư tưởng bằng sự vâng lời. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng ngày nay chúng ta thấy không biết bao nhiêu vụ vấp ngã lạm dụng đã xảy ra chỉ vì quên đi sự thật hiển nhiên này. Người tu sĩ vâng lời luôn giữ một trí thông minh và một trách nhiệm. Không một mệnh lệnh nào có thể làm biến mất đi phân định riêng, dù phải chịu mặc cảm tội lỗi. Tôi thường nói với các tập sinh, người ta chỉ vâng lời khi mình muốn. Như thế là khá rõ ràng trong dòng của tôi, vì chúng tôi sống đơn độc. Không ai giám sát ai làm gì trong tịnh cốc của họ – và không ai được quyền. Trong đời sống tu trì, chúng tôi hứa vâng lời Chúa thông qua thẩm quyền con người, một bề trên, một giám đốc nhà tập. “Thông qua” này là cơ bản.
Marta An Nguyễn dịch
(Còn tiếp)
Xin đọc thêm: Lạm dụng trong Giáo hội: Bề trên Dòng Chartreux ra khỏi im lặng của mình (1/3)
Linh mục Dysmas: “Nạn nhân không phải là một đe dọa, nhưng là một bác sĩ”