Hai điểm mốc của các Giáo phụ để thực hành đức bác ái

298

Hai điểm mốc của các Giáo phụ để thực hành đức bác ái

fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2020-01-02

Hai câu đã có từ 2000 năm nay của các Giáo phụ sa mạc hướng dẫn để thực hành đức ái.

Tác giả Jean-Guilhem Xerri đã giải thích trong tác phẩm mới nhất của ông: Sống lại từ bên trong (‘Re)vivez de l’intérieur’, nxb. Cerf):

“Không làm cho người khác cái gì mà mình không muốn họ làm cho mình. Làm cho người khác cái gì mà mình muốn họ làm cho mình.”

 “Nhìn lỗ rún của mình là ngăn mọi phát triển nội tâm. Ngược lại, quan tâm cụ thể đến người khác là giúp chúng ta tiến tới để phát triển nhân loại tính của mình.”

Hai thái độ không những tốt cho người khác mà tốt cho chính mình. Thực vậy, các Giáo phụ sa mạc đã phục vụ, đã lo cho người khác và đó là sự cân bằng nội tâm của họ.

Bác ái, thiện hướng tự nhiên của con người

Theo tác giả Jean-Guilhem Xerri, “hành động có ích hướng tới người khác và cho người khác mà chúng ta gọi là bác ái tương ứng với thiện hướng tự nhiên của con người. Nói cách khác, làm tốt là chuyện tốt. Thánh Antôn Cả cho rằng, : “lòng tốt nguyên sơ là một phần của bản chất con người”. Giáo phụ Gioan Chrysostome khẳng định, “bác ái là làm cho con người trở nên người”. Cũng vậy, thần học gia chính thống giáo thế kỷ 14 Nicolas Cabasilas xác nhận: “Cái gì làm cho con người thật sự sống, có phải là đức bác ái không?”.

Do đó, thực hành đức yêu thương đã có trong lòng mỗi người sẽ là yếu tố thiết yếu cho nhân loại và cho sức sống của chúng ta. 

Một chọn lựa nội tâm

Giáo phụ Basile de Césarée chính xác nêu ra: “Trong bản chất con người có mầm mống chứa đựng khả năng yêu thương này.” Một khả năng mà nếu chúng ta kích hoạt thì chúng ta sẽ trở nên trọn vẹn là con người. Tác giả Jean-Guilhem Xerri nói: “Không có chuyện dễ thương để tránh xung đột, vì phải nghe lời hay để tìm bù trừ. Thách thức là phải có quyết định phục vụ thay vì được phục vụ, giúp đỡ thay vì lợi dụng, nâng đỡ thay vì dành ưu tiên. (…) Vào buổi hoàng hôn cuộc đời, những gì còn lại sẽ chỉ là tình yêu, tình bạn, tha thứ và nếu chúng ta có thể làm, là làm những chuyện tốt chung quanh mình”.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Các lời minh triết của các Giáo phụ sa mạc

Giản dị, một minh triết sống trở thành cấp thiết

Tác giả Jean-Guilhem Xerri vừa nhận được giải Văn học Tôn giáo năm 2019, ông là nhà phân tâm học, sinh học y khoa, cựu bác sĩ nội khoa các bệnh viện Paris, tốt nghiệp Viện Pasteur, nhưng lại là chuyên gia chẩn đoán tâm hồn. Dựa trên các đề nghị của các Giáo phụ trong sa mạc, ông mời gọi chúng ta ‘tái’ khám phá lại nội tâm, đừng bỏ mặc nó, để trau dồi đức tính giản dị, phương thuốc chữa cho các căn bệnh lớn của thế kỷ này.