Cuốn phim “Tân Giáo hoàng”: Vatican bốc mùi
lavie.fr, Marie Lucile Kubacki, 2020-01-09
Giữa các vụ bê bối và mưu đồ quyền lực ở Vatican, loạt phim Tân Giáo hoàng (The New Pope) của đạo diễn người Y Paolo Sorrentino đưa ra các câu hỏi sâu sắc về sự dữ, tội lỗi và cuộc chiến thiêng liêng. Cuốn phim được chiếu trên kênh Canal + kể từ ngày 13 tháng 1. Đây là phần tiếp theo của cuốn phim Giáo hoàng trẻ (The Young Pope) cũng của đạo diễn Sorrentino.
Jude Law và Ludivine Sagnier trong phim Giáo hoàng Trẻ năm 2016
Tân Giáo hoàng chuẩn mực đáng ngạc nhiên. Ông nói lắp với giọng the thé khi được hỏi liệu ông có nhận trách vụ không. Trong khi mọi người cười thầm dưới chiếc áo choàng tưởng tượng, ông này sẽ dễ bị lèo lái thì vị tân giáo hoàng làm mọi người mất phương hướng khi cho mình là tu sĩ dòng Phanxicô chính cống. Và đây đúng là các dàn cảnh theo phong cách của nhà đạo diễn thời danh Fellini với những chiếc áo dòng nâu đứng chặn đường vào bếp của các hồng y, trong khi những người vô gia cư có chỗ của mình trong nhà ăn và đoàn người di dân đi vào Vatican. Được truyền thông yêu mến và bị Giáo triều ghét bỏ, Phanxicô II qua đời thình lình vài tuần sau khi được bầu chọn, trong những điều kiện bí ẩn, mở đường cho mật nghị lần thứ hai.
Bị một vố bởi tiền lệ này, các hồng y của Giáo triều thắt chặt kiểm soát. Và để được vậy, họ quyết định tự điều khiển lấy “người của mình”: Ngài John Brannox u sầu. Rút lui về với cha mẹ trong biệt thự của gia đình, ông mặc chiếc áo choàng lụa, bị ám ảnh bởi ký ức về người anh em sinh đôi A-đam, một linh mục như mình nhưng được mọi người thích hơn. Ở giữa các bức hình của gia đình, họ trấn an ông, ông sẽ là một giáo hoàng xuất sắc …
Nhà thần nghiệm tinh hoa, trí thức của một thời đại khác, nhưng trên hết ông bị giam hãm trong nỗi chán đời và tổn thương khi thấy cha mẹ luôn thương người em hơn mình và nghĩ Chúa không thương mình, nhưng ông lại hoàn toàn suy yếu vì nịnh hót, Brannox là con mồi lý tưởng.
Ông trở thành Gioan-Phaolô III theo cách của mình, cách nuông chiều mà ông đã làm với Lenny Belardo, Piô XIII, luôn ở trong tình trạng hôn mê, dù càng ngày càng nhẹ hơn.
Diễn viên Jude Law trong vai giáo hoàng Piô XIII, diễn viên John Malkovich trong vai giáo hoàng Gioan-Phaolô III.
Người xem phải hiểu cuốn phim Tân Giáo hoàng không tự cho mình là phim dựa trên các sự kiện có thật. Cuốn phim Tân Giáo hoàng là một phim hư cấu, khác với phim Hai Giáo hoàng (Deux Papes) của Fernando Meirelles được chiếu trên kênh Netflix trước lễ Giáng Sinh. Vì thế ở đây có nét thẩm mỹ ở giữa punk và rock, giữa phục hưng và gôtic, giữa bi thảm và khôi hài. Cảm hứng của Paolo Sorrentino vay mượn từ Paolo Pasolini – ông thích phim nên thơ hơn là phim văn xuôi, cuốn phim dựa trên các cảnh quay cố định, như các bức tranh, các cảnh lễ hội mơ hồ theo phong cách của cố đạo diễn Ý Federico Fellini, và xử lý các chủ đề về quyền lực, về ghét người, về phản bội trên tông điệu bi thảm và nghệ thuật rùng rợn theo phong cách William Shakespeare.
Nhà thực hiện không ngần ngại đưa ra tất cả các chuỗi bê bối.
Mặt khác, nhà thực hiện không ngần ngại dùng hết tất cả các chuỗi bê bối: đạo đức giả, đồng tình luyến ái tích cực của một vài giám chức, gian lận tài chính ở mức cao nhất, sách nhiễu tình dục đối với các nữ tu, đe dọa, làm áp lực và tống tiền… tất cả đều có trong phim. Nếu theo công thức của Thánh Phanxicô Salê “ở đâu có con người, ở đó có chuyện bẩn thỉu của con người” thì sự bẩn thỉu của hàng giáo sĩ và ở Vatican được khai thác tối đa ở một vài cảnh đến mức chóng mặt và buồn nôn. Vì vậy, để cố gắng lập luận với chính phủ Ý, quyết tâm chấm dứt các đặc ân thuế má của Giáo hội, một hồng y tổ chức dạ hội với một nhà ngoại giao, một nhà tài phiệt mafia và một cô gái điếm trẻ, ở một nơi trông giống như nhà nguyện, tại đây ma túy được đặt trên bàn thờ. Một vài cảnh rất sốc, nhưng ngay cả những lời khiêu khích dù ảo tưởng nhất của Sorrentino cũng chứa đựng những câu hỏi rất đúng. Một giáo hoàng không còn có thể thực thi chức vụ của mình vì ông không có khả năng làm – như Piô XIII, ở trong tình trạng hôn mê vô thời hạn – thì có dứt khoát ngừng không? Đến mức độ nào, một vị thánh có thể là một tội nhân lớn? Ranh giới giữa tội lỗi và tham nhũng là gì? Thiên Chúa có “yêu” một số giáo hoàng này hơn một số giáo hoàng khác không? Ngẫu tượng là gì? (trong thời đầu, Piô XIII đã từ chối treo ảnh và các đồ vật có hình ảnh mình, điều này chỉ làm tăng thêm sự mê hoặc cá nhân ông thêm). Có cần các vị thánh để cai trị Giáo hội không? Đâu là giá trị thiêng liêng trong các sắp xếp ngoại giao và chính trị cần thiết cho việc quản trị Giáo hội? Giáo hoàng nên tham gia chính trị ở mức độ nào?
Đến mức độ nào, một vị thánh có thể là một tội nhân lớn?
Bộ phim cho thấy rõ giới hạn của một giáo hoàng, người quá bị giam hãm trong lịch sử riêng của mình và trong các điểm yếu của mình. Do đó, Brannox, người mà chúng ta không biết ông có nhiều tính cách Ca-in hơn hay A-ben hơn trong thảm kịch gia đình, người đã thấy em trai mình mất, từ chối đối đầu với lịch sử của mình, cũng như không muốn làm chính trị, một nghệ thuật mà ông cho là tiểu-tư sản. Ông trích dẫn Thánh Newman để tự bảo vệ: “Các nhân đức kitô giáo rất thi vị. Nơi sự thô tục ngự trị thì các cảm nhận phục vụ cho hùng biện: giận dữ, phẫn nộ, thi đua trong tinh thần chiến đấu. Chúng ta phải nâng cao bản thân, gắn bó với thơ ca và để thuật hùng biện cho người khác. Ông vặn lại người cố vấn: ‘Tôi sợ Newman là không đủ’. Brannox nói tiếp: ‘Thế giới khẳng định thêm một lần nữa, nó không quan tâm đến thơ ca’, nhưng tôi không phải là thế giới.”
Trên thực tế, việc từ chối làm bẩn tay khi đối diện với “những chuyện con người” đã làm cho ông bị triều thần tham nhũng thao túng, một trong những người này châm biếm, “giáo hoàng thực sự là người biết các bí mật của giáo hoàng”. Và thừa nhận sự yếu đuối khủng khiếp này: “Trong mục đích để cứu lấy triều giáo hoàng rung rinh của mình, tôi đã đặt chân vào vườn tội lỗi bằng cách giả vờ không hiểu gì, nhưng tôi biết.”
Maurizio Lombard (mặt) trong phim Tân Giáo hoàng của nhà đạo diễn Paolo Sorrentino, cùng với Cécile de France (bên trái), Javier Camara, Ramon Garcia và Silvio Orlando (Photo : Gianni Fiorito)
Một siêu hình lao xuống vực thẳm tâm hồn con người.
Tuy nhiên tội lỗi không chì dành riêng cho Vatican. Nếu nó được đại diện một cách tượng trưng bởi một loại giun đất nhỏ thỉnh thoảng lướt qua màn hình, hoặc bởi các nhân vật rõ ràng ma quái như luciphe trong phim “Tinh hoa” (Essence), một giáo sĩ láu cá và láu lỉnh, điện ảnh gia Sorrentino đặt nó trong hình ảnh nữ luật sư giàu có thanh lịch này, người, thông qua trung gian của một giáo dân tham nhũng, đã mua dịch vụ của Esther (Ludivine Sagnier), một bà mẹ trẻ bên bờ vực cháy túi, để cô trở thành “trợ lý tình dục” cho con trai mình bị dị tật bẩm sinh nặng nề: “Cô là thánh, Esther ạ”, bà nói khi ký chi phiếu cho cô. Cô Esther trả lời: “Tôi là một con điếm.” “Cô có biết sự khác biệt giữa một vị thánh và một con điếm không Esther? – Không. – Không có một sự khác biệt nào.”
Sức mạnh của điện ảnh gia Sorrentino là do ông từ chối thuyết thiện ác machiaven. Đôi khi những tội nhân lớn nhất lại mang đến những điều bất ngờ tốt nhất. Đây là trường hợp của chính trị gia theo thuyết thiện ác và đáng sợ Voiello – người đã cay độc tuyên bố: “Phải mất những con chuột như tôi để chuẩn bị cho mảnh đất màu mỡ thánh thiện” – và người, trong tuyệt đối kín đáo đã săn sóc người thanh niên trẻ bị liệt tứ chi mà ông xem như người bảo vệ linh hồn cho mình. Điều này dẫn đến một cảnh tượng choáng ngợp, khi Voiello đến thăm người cha thiêng liêng của mình, bị điếc và mù được đặt ở giữa nhà kính, ông giới thiệu người thanh niên trẻ khuyết tật, giọng thắt lại: “Giống như cha, con cũng thích hoa, hôm nay con mang đến cho cha bó hoa đẹp nhất.”
Bởi vì nhà đạo diễn không tìm cách làm cho “đúng” – rất ít tài liệu tham khảo rõ ràng về các sự kiện lịch sử, ngoại trừ cái chết của Đức Gioan-Phaolô I và sự tôn kính bi thảm đối với Giáo hoàng Phanxicô hiện tại, thông qua nhân vật Phanxicô II, một dạng biếm họa khôi hài của Bergoglio – và nhất là ông không ngại chơi trò siêu nhiên, điện ảnh gia Paolo Sorrentino cho thấy, còn hơn cả một loạt bí quyết quyền lực của Vatican, đây là một tác phẩm đầy chất thơ và sâu sắc về sự dữ và cuộc chiến thiêng liêng. Một loại siêu hình lặn xuống vực thẳm của tâm hồn con người, nín thở như phim kinh dị, lồng vào các cảnh được chuẩn bị rất chu đáo và đội ngũ diễn viên trong mơ: John Malkovitch, Jude Law, Silvio Orlando và Ludivine Sagnier, Cécile de France, Sharon Stone và Marylin Manson, những người cạnh tranh nhau trong sự quyến rũ và hài hước.
Marta An Nguyễn dịch
Trang Instagram của nhà đạo diễn Paolo Sorrentino: https://www.instagram.com/paolosorrentino_real/?hl=it
Đoạn phim giới thiệu: