Abiy Ahmed: Giải Nobel Hòa Bình được trao cho một người thuộc Giáo phái Ngũ Tuần

245

Abiy Ahmed: Giải Nobel Hòa Bình được trao cho một người thuộc Giáo phái Ngũ Tuần

Thêm một lần nữa, Giải Nobel Hòa Bình được trao cho một người thuộc Giáo phái Ngũ Tuần. Năm 2018 giải này đã được trao cho bác sĩ sản khoa Denis Mukwege người Công-gô.

lavie, Henrik Lindell, 2019-10-11

Thủ tướng Êtiôpia Abiy Ahmed © Francisco Seco/AP/SIPA

Ngày thứ sáu 11 tháng 10, Giải Nobel Hòa Bình đã được trao cho Thủ tướng Êtiôpia Abiy Ahmed vì các nỗ lực của ông nhằm giải quyết xung đột biên giới với nước láng giềng Eritrea. Sau bác sĩ Denis Mukwege năm ngoái, thêm một lần nữa, giải Nobel cao quý năm nay được trao cho một tín hữu kitô thuộc Giáo phái Ngũ Tuần.

Đây là Giải Nobel Hòa Bình – , một vài nhà quan sát nhấn mạnh, Giải này đã đúng nghĩa với tên của nó: tưởng thưởng cho nghệ nhân đích thực hoạt động cho hòa bình, giải quyết các xung đột giữa hai nước. Ủy ban Nobel Na Uy khẳng định: “Khi ông Abiy Ahmed trở thành Thủ tướng vào tháng 4 năm 2018, ông đã tuyên bố, ông muốn nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Eritrea trong sự hợp tác chặt chẽ với Tổng thống nước này. Một cuộc xung đột đã gây chiến tranh khủng khiếp giữa hai nước từ năm 1998 đến năm 2000.

Lên nắm chính quyền tháng 4 năm 2018, Thủ tướng trẻ (43 tuổi) đã ngay lập tức khởi xướng mối quan hệ với Eritrea, một tỉnh bang cũ của Êtiôpia. Vài tháng sau, ngày 9 tháng 7, Thủ tướng Abiy Ahmed đã gặp Tổng thống Eritrea Issaias Afeworki tại thủ đô Asmara của Eritrae để chấm dứt tình trạng chiến tranh. Ngay khi ký thỏa hiệp, các tòa đại sứ, các đường bay được mở lại, các gia đình được đoàn tụ, các cuộc gặp gỡ được thiết lập sau hai mươi năm gián đoạn. Kể từ đó, cơn gió hy vọng này nhường chỗ cho sự thất vọng: biên giới vẫn đóng cửa và Êtiôpia, một quốc gia không giáp biển, vẫn không được dùng hải cảng của Eritrea – đây là một trong các vấn đề chính của cuộc xung đột. Như vậy hòa bình vẫn chưa được thành lập dù đã đi đúng hướng. Vì thế, đây cũng là một khích lệ mà Ủy ban Nobel muốn gửi đến cả hai nước để họ tiếp tục nỗ lực của mình, chứ không phải chi làm nổi bật Thủ tướng Abiy Ahmed và công việc hòa giải của ông.

Hòa bình thực sự vẫn chưa giải quyết, ngay cả khi nó đang đi đúng hướng. Vì vậy, đó cũng là một sự khích lệ mà Ủy ban Nobel muốn gửi đến cả hai nước, để họ có thể tiếp tục nỗ lực của họ, và không chỉ đưa lên điểm nổi bật của Thủ tướng Abiy Ahmed và công việc hòa giải của ông. Hơn nữa, “tất cả các nhân vật chính hoạt động cho hòa bình và hòa giải ở Êtiôpia và trong các vùng Đông và Đông-Bắc Phi châu” đều có liên kết với giải thưởng. 

Đây cũng là một khích lệ mà Ủy ban Nobel muốn gửi đến cả hai nước để họ tiếp tục nỗ lực của mình

Các nỗ lực giải hòa của Thủ tướng Abiy không những để đối phó các xung đột với Eritrea mà còn hòa giải với các cộng đoàn trong nội bộ đất nước của ông. Phá vỡ các phương thức tàn bạo của người tiền nhiệm Haile Mariam Dessalegn, ông đã tạo ra một ủy ban hòa giải quốc gia, thả hàng trăm tù nhân chính trị và ký thỏa thuận với các nhóm phiến quân, bao gồm Mặt trận Giải phóng Nhân dân Oromo (FLO), một nhóm ly khai vũ trang đã chiến đấu chống lại quyền lực trung ương từ những năm 1970. Chính ông là người lai, nhưng là thành viên của một đảng chính trị, chủ yếu đại diện cho lợi ích của nhóm dân tộc lớn nhất là nhóm Omoro. Ông nhân rộng các hoạt động hòa bình với các nhóm dân tộc chống đối khác mà trước đây họ bị cấm. Mục đích của ông là tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ vào tháng năm 2020, và ông đề cử ông Birtukan Mideksa, người đối lập ông đứng đầu ủy ban bầu cử. 

Một sáng kiến táo bạo khác của ông: Thủ tướng Abiy thiết lập sự cân bằng nam nữ trong chính quyền của ông. Nhiều bộ chủ chốt đã được giao cho phụ nữ như bộ Quốc phònh và bộ Nội vụ. Tòa án Tối cao được giao cho nữ luật sư nổi tiếng bảo vệ Nhân quyền: bà Meaza Ashenafi. Ngoài ra đất nước có nữ Tổng thống: bà Salhe-Work Zewde, phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Êtiôpia.

Một quá trình tôn giáo

Quá trình cá nhân của Thủ tướng Abiy Ahmed cũng rất đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan tình báo và là đối thủ lâu năm của chế độ mácxít-lêninít trước đây, ông xuất thân từ một gia đình nghèo. Thân phụ là người hồi giáo thuộc sắc dân thiểu số Omoro, mẹ là tín hữu kitô chính thống giáo thuộc sắc dân thiểu số Amhara. Ông là người con thứ mười ba của một người cha có nhiều vợ và người con thứ sáu của mẹ ông. Ông lập gia đình với một phụ nữ kitô giáo thuộc sắc dân Amhara, hai người gặp nhau khi ở trong quân đội Êtiôpia. 

Về mặt tôn giáo, trước đây ông là tín hữu kitô chính thống giáo như mẹ, nhưng sau này ông qua Giáo phái Ngũ Tuần (pentecôtisme). Ông là thành viên tích cực của cộng đoàn Full Gospel Believers Church, một cộng đoàn Giáo phái Ngũ Tuần của Êtiôpia. Ông ít nói trước công chúng về điểm này, ông chỉ nhấn mạnh quyết tâm làm Thủ tướng để phục vụ người dân. Chứng từ kitô của ông trước hết là qua hành động cụ thể, qua công việc kiến tạo hòa bình, nhất là ông đã thành lập một ủy ban giải hòa và phóng thích các tù nhân chính trị. Ông được biết đến qua các thông điệp cứng rắn với tín hữu kitô, trong đó có Giáo phái Phúc Âm, ông mời gọi họ đảm nhận trách nhiệm của mình trong các vụ xung đột sắc tộc. Ông đã gặp Đức Phanxicô ngày 21 tháng 1 đầu năm, ngài khen ngợi nỗ lực kiến tạo hòa bình của ông. Một cuộc gặp ông nhấn mạnh đến “vai trò của kitô giáo trong lịch sử của người dân Êtiôpia” cũng như sự “đóng góp của các cơ quan công giáo trong lãnh vực giáo dục và y tế”. 

Đức Phanxicô tiếp Thủ tướng Abiy Ahmed ngày 21 tháng 1-2019 tại Vatican 

Tuy ông không nhấn mạnh đến đức tin của mình, nhưng Thủ tướng Abiy Ahmed rất nổi tiếng trong môi trường Giáo phái Ngũ Tuần ở châu Âu. Chẳng hạn tại Thụy Điển, nơi có nhiều nhà truyền giáo biết đến ông, hôm nay trong tạp chí Dagen của họ, họ bày tỏ niềm hãnh diện có “người của mình” đã lãnh nhận một trong các giải cao quý như vậy. Phấn khởi, họ cho biết đây là hai năm liền, Giải Nobel Hòa Bình được trao cho người châu Phi của Giáo phái Ngũ Tuần.

Năm 2018, bác sĩ sản khoa người Công-gô Denis Mukwege cùng chia sẻ Giải Nobel Hòa Bình với cô Nadia Murad, người Yêziđi, một cựu nô lệ tình dục của tổ chức hồi giáo ISIS, cô chiến đấu chống xem bạo lực tình dục là vũ khí chiến tranh.

Dĩ nhiên Ủy ban Nobel Hòa Bình không để ý đến tôn giáo của những người họ trao giải vì thế chọn lựa của họ trong hai năm liền lại đáng chú ý hơn, chứng tỏ vai trò tích cực của Giáo phái Ngũ Tuần ở châu Phi, trong khi các giáo phái này thường bị chỉ trích sự bành trướng lớn mạnh của họ là do chiêu dụ. Dù sao Thủ tướng Abiy Ahmed và bác sĩ Denis Mukwege rõ ràng là hình ảnh tích cực của kitô giáo hiện đại ở châu Phi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Bác sĩ Denis Mukwege, Nobel Hòa bình 2018 nói về sự dấn thân theo Chúa Giêsu Kitô của mình