Đức Phanxicô xin người Hy Lạp-công giáo vượt lên hận thù bằng lòng bác ái và tha thứ
cath.ch, Xavier Le Normand, rum, 2019-06-02
Đức Phanxicô phong chân phước cho bảy giám mục Hy Lạp-công giáo tử đạo dưới chế độ cộng sản
Ngày chúa nhật 2 tháng 6, tại thành phố Balj, trong thánh lễ phong chân phước cho bảy giám mục Rumani tử đạo dưới chế độ cộng sản, Đức Phanxicô lên tiếng xin các tín hữu kitô có lòng thương xót và tự do đứng trước các cuộc bách hại và các ý thức hệ. Thêm một lần nữa, ngài tố cáo sự “đô hộ của các ý thức hệ.”
Sau khi gặp gỡ chính quyền và các tín hữu chính thống giáo vào ngày đầu tiên và gặp người công giáo la-tinh Hungari vào ngày thứ nhì, Đức Phanxicô dành ngày thứ ba ở Rumani cho người Hy Lạp-công giáo. Vì thế ngài đã đến Blaj, trọng tâm lịch sử của cộng đồng gắn kết với Rôma từ năm 1698. Dưới chế độ cộng sản, người công giáo Hy Lạp đặc biệt đau khổ vì Giáo hội của họ bị cấm và bị giải thể trong Giáo hội Chính thống Rumani. Chỉ đến năm 1989 với sự sụp đổ của chế độ Ceausescu, Giáo hội này mới được phục hồi.
Trong bài giảng được vỗ tay nhiệt liệt, Đức Phanxicô cho biết, các giám mục tử đạo bị bắt bớ, bị giam cầm và hôm nay các giám mục được phong chân phước nói lên một “di sản quý giá, một thông điệp ngôn sứ” : đó là tự do và lòng thương xót. Noi gương các giám mục tử đạo, tín hữu kitô phải đặt tình huynh đệ trên sự chia rẽ. Đặc biệt, qua tình huynh đệ máu mũ, cho thấy chính trong các cuộc bách hại mà các tín hữu kitô hiệp nhất. Còn đối với những kẻ hành quyết, Đức Phanxicô xin các tín hữu kitô dựa vào đức tin của mình để “thắng hận thù bắng đức bác ái và tha thứ.”
Các hệ tư tưởng vô thần mới
Theo Đức Phanxicô, đây là điều cần thiết hơn bao giờ vì hiện nay có các hệ tư tưởng mới nhằm “bứng rễ” các dân tộc. Sự đô hộ của các ý thức hệ có hại với các đề nghị cưỡng bức. Họ chỉ tìm lợi ích cá nhân ngay tức thì và sự vật hóa con người, vì thế họ cũng vô thần như chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ 20. Ngài nhấn mạnh: “Các tiếng nói này muốn “loại bỏ và chôn vùi” di sản của người dân bằng cách gieo rắc sợ hãi và chia rẽ.
Trong bài giảng của mình, Đức Phanxicô đã dùng những chữ với sức mạnh hiếm hoi để tố cáo – nhưng không bao giờ dùng chữ cộng sản – và để nói lên “sự áp bức khốc liệt” của hệ thống “ý thức hệ toàn trị và cưỡng bức” đã tạo áp lực trên nước Rumani trong hậu bán thế kỷ 20. Người Hy Lạp-công giáo, trong đó có bảy giám mục được phong chân phước trong thánh lễ, đặc biệt bị đàn áp bởi chế độ “độc tài và vô thần” này, lời nói và hành động của họ nhằm “trục xuất và tiêu diệt” các tiếng nói bất đồng chính kiến.
Dưới bầu trời xanh, Đức Phanxicô chủ sự nghi lễ phụng vụ thiêng liêng đầu tiên theo nghi thức Thánh Thể byzantin. Nghi lễ này gần với nghi thức chính thống được Đức Hồng y Y Lucian Muresan, Tổng Giám mục của Giáo hội Hy Lạp-công giáo Rumani cử hành. Có khoảng 60.000 người tham dự thánh lễ và có khoảng 20.000 người khác theo dõi trên các quảng trường của thành phố.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Giáo hội công giáo Rumani, một Giáo hội tử đạo
Đức Phanxicô phong chân phước cho các giám mục Hy Lạp-Công giáo tử đạo ở Rumani
Vì sao việc Đức Phanxicô tưởng niệm các nạn nhân của chế độ cộng sản Rumani là mốc quan trọng
Hình ảnh thánh lễ phong chân phước cho 7 Giám mục tử đạo ở thành phố Blaj chúa nhật 2 tháng 6-2019.