Với ma túy, rất nhiều trẻ em không còn phân biệt được tốt xấu

167

Với ma túy, rất nhiều trẻ em không còn phân biệt được tốt xấu

fr.aleteia.org, Louise Alméras, 2019-04-08

Bà Marie-Christine d’Welles, văn sĩ, tín hữu, rất tích cực trong việc phòng ngừa tác hại của ma túy nơi người trẻ, bà xác nhận: “Ma túy là một trong những dối trá lớn nhất thời chúng ta”, bà là. Lời chứng.

 

 

Gần 70 tuổi, bà Marie-Christine d’Welles tiếp tục đi nói chuyện bất cứ đâu có yêu cầu, để nói lên tác hại của ma túy trên giới trẻ. Với sức mạnh nội tâm gắn chặt với cơ thể, quá trình biến đổi của bà nhờ vào cuộc sống bám rễ chặt với đức tin, với các thăng trầm, cũng như với các kinh nghiệm phong phú, bà dùng chất liệu phong phú này để chia sẻ. Bà là nhà sáng lập tổ chức Tuổi thơ không Ma túy (Enfance sans drogue), thành viên của Phong trào Thế giới các Bà mẹ (Mouvement Mondial des Mères), tác giả của nhiều sách xuất bản, từ hai mươi năm nay, bà đi khắp nước Pháp để nói lên các nguy hiểm của ma túy.

“Trong hai mươi năm, qua các buổi nói chuyện khắp nước Pháp, tôi đã thấy hơn 300.000 người trẻ”

Sau khi đã viết câu chuyện đời mình, bà Marie-Christine d’Welles xác quyết mình có bổn phận phải chiến đấu chống ma túy. Nhưng phải bắt đầu từ đâu? Bà kể với báo Aleteia: “Như thường lệ, tôi hỏi ý kiến Chúa Giêsu và Mẹ Maria: ‘Xin giúp con để con có thể giúp người khác’. Và bà đã được giúp đỡ. ‘Trong hai mươi năm, qua các buổi nói chuyện khắp nước Pháp, tôi đã thấy hơn 300.000 người trẻ. Đa số các em ở trong các cộng đoàn tôn giáo vì tôi không biết làm sao nói với các bạn trẻ mà không nhắc đến Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đức tin là căn tính của tôi.”

Sau các buổi nói chuyện, có một số bạn trẻ đến nói với tôi: “Thưa bà, con đã ngừng ma túy khi nghe bà nói những lời này. Con biết, chính vì cho con mà bà đã nói.” Bà giải thích: “Dĩ nhiên, không phải tôi nói cho các em mà chính Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn tôi. Chúa đã dạy tôi và gởi tôi đến nơi phải đến.” Điều đáng kể đối với bà là hiệu quả của lời sự thật có tác động trên các người trẻ. Các em phản ứng, các em xin giúp đỡ. Và bà, không bao giờ có thành kiến với các em, bà cho các em biết, các em có khả năng lấy lại được ý chí và ngừng ma túy. Một lời nói tích cực cho những ai sống trong nói dối, xấu hổ, sợ hãi và tuyệt vọng.

Khi Chúa dùng quá khứ của bà để cứu người khác 

Bốn năm khi còn nhỏ bị nhốt trong dưỡng đường đã củng cố cho quyết tâm dấn thân của bà Marie-Christine d’Welles. Người ta đã “lấy mất một phần tuổi thơ của bà” khi tiêm ma túy cho bà mà “không biện minh cũng không hối hận”. Nhưng bây giờ là sự từ bỏ hoàn toàn và giao phó trọn vẹn để Chúa Thánh Thần hướng dẫn bà. “Trong phòng nói chuyện, tôi thấy những em hút ma túy và những em không hút ma túy. Tôi thấy các em mệt mỏi, buồn bã, bệnh hoạn, một số còn muốn tự tử.” Và sứ điệp của bà như làn gió nhẹ xoa dịu trước khi té hay như ngọn lửa đánh thức và cứu chữa. Khi đó các bạn trẻ nghe bà, đúng với sự thật, “để thỏa mãn mọi khát vọng, chúng ta luôn tạo ra những chuyện mới và chúng ta vẫn chưa thỏa mãn. Làm thế nào để vượt lên chính mình, trong khi chỉ gặt bất hạnh của tính ích kỷ, của bất mãn, của cô đơn.” Theo bà, đây là điều xác quyết, “không có gì mạnh hơn là nói sự thật.” 

“Lột mặt nạ các tiên tri giả của thế giới này”

Trong Mùa Chay năm 2018, Đức Phanxicô đã cảnh cáo: “Vì tầm rộng lớn của sự dữ, đức bác ái của hầu hết con người bị nguội lạnh”. Ngài nhắc, “phải lột mặt nạ các tiên tri giả của thế giới này, họ làm tê liệt tâm hồn và hành động. Họ dùng cảm xúc con người để hạ con người xuống thành nô lệ. Tình yêu có thể bị dập tắt trong chúng ta”. Ngài nói tiếp: “Các tiên tri giả này đến dưới dạng các thú vui phù du xen lẫn với hạnh phúc. Ảo tưởng về tiền bạc cũng như ảo tưởng của ma túy, tất cả chỉ là các phương thuốc giả tạo, (…) thậm chí còn suy nghĩ mình có thể tự đủ cho mình.” Trong cẩm nang mục vụ Giáo hội, Ma túy và Nghiện ma túy (1997) Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II cũng nói như vậy: ”Trong số các tác hại đe dọa giới trẻ và toàn xã hội, ma túy đứng hàng đầu danh sách, tác hại của nó còn ghê gớm hơn vì nó tiềm tàng ít thấy (…) Khi dùng ma túy, mọi cơ cấu của đời sống tâm hệ bị trật khớp dưới tác động của các xung năng khác thường và rối loạn. Nghiện, ngoài căn bệnh thể xác còn là căn bệnh tinh thần”.

Gần đây bà Marie-Christine d’Welles đã ghi nhận sự chính xác của các nhận xét này trong buổi hội thảo của hiệp hội Thánh Gioan Hy vọng (Saint-Jean Espérance) trước các người đã từng nghiện ma túy trước đây. Các sư huynh Dòng Thánh Gioan gọi những người mới đến là TPMG, cụm từ tắt của “Tất cả cho cái miệng của tôi” (Tout pour ma gueule). Họ không quan tâm đến việc phải giúp người khác. Nữ tu  Elvira (người sáng lập Cộng đoàn Tiệc Ly) cũng ghi nhận như vậy. Thánh Gioan-Phaolô II còn nói thêm: “Với ma túy, nhiều người trẻ không còn phân biệt được tốt xấu.” Bằng chứng cho câu này bà vẫn còn nghe trong các buổi nói chuyện ở trường hay khi gặp riêng: “Thưa bà, xin bà nói cho con biết cái gì là tốt, con rất muốn biết vì con không biết cái gì tốt, cái gì xấu.” Đó là điều làm các em xáo trộn nhất, vì cannabis mà các em đánh mất các khái niệm thiết yếu.

Hiện nay rất nhiều nước đã hợp pháp hóa cannabis, bà Marie-Christine d’Welles rất lo lắng. Sau cannabis, là ecstasy (thuốc lắc), là amfêtamin, là ritalin, cuối cùng là các em mất ngủ. Các em bị ở trong vòng xoáy địa ngục của nói dối, của ăn cắp và của đau khổ. Và khi cơ thể các em chịu không nổi, các em dùng thuốc ngủ, một số loại còn mạnh hơn trăm lần mọc-phin. Tác giả nêu ra câu hỏi: “Và các em tự hỏi vì sao mình chết như vậy?” “Nhưng chúng ta có thể làm gì khi nghiện? Ngay cả các Bộ trưởng cũng tự hỏi làm sao để chận sự bùng nổ này. Chúng ta hãy ngừng hợp pháp hóa ma túy, đây là một trong các lời nói dối lớn nhất của thời buổi chúng ta. Khi chúng ta đánh mất mối quan hệ với Chúa thì thật là khó. Các tôn giáo tồn tại là để cho một điều tốt.”

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Marie-Christine d’Welles, từ khép kín đến trở lại

Ma túy là gì? (C’est quoi la drogue?, tác giả Marie-Christine d’Welles, nxb. Jean-Cyrille Godefroy)