Home Tìm hiểu Lễ Lá, thánh lễ nhiều người đi nhất trong năm?
fr.aleteia.org, Rachel Molinatti, 2019-04-12
Cây hoàng dương (buis) tượng trưng cho bất tử, giống như cây thường xuân (lierre) và cây nhựa ruồi (houx), biểu tượng của sức mạnh thiên nhiên. Cành lá hoàng dương được dùng nhiều ở các nước phía bắc và ở phần lớn nước Pháp.
Cũng với lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh, Lễ Lá là thánh lễ được giáo dân tham dự nhiều nhất trong năm. Làm thế nào để giải thích việc giáo dân tụ họp đông như vậy vào chúa nhật Lễ Lá?
Được cử hành một tuần trước lễ Phục Sinh, Lễ Lá đánh dấu ngày bước vào Tuần Thánh, người công giáo nhớ lại ngày Chúa Giêsu vào Đền thánh Giêrusalem. Như vậy Lễ Lá là một trong ba thánh lễ được giáo dân tham dự nhiều nhất trong năm, kể cả những người ít đến nhà thờ, nhiều hơn lễ Các Thánh và lễ Đức Mẹ Lên Trời. Linh mục Pierre Besson, linh mục phụ tá giáo xứ Craponne-sur-Arzon, giáo phận Puy đã sống nhiều năm ở giáo xứ Isle-sur-Sorgue, giáo phận Qvignon cho biết: “Tại đây lễ Giáng Sinh là lễ có nhiều người đi nhất, sau đó là Lễ Lá, rồi mới đến Phục Sinh. Lễ Lá là lễ quy tụ nhiều người, kể cả ở các làng nhỏ. Và cũng không phải cùng những người đi lễ Giáng Sinh. Có cả khía cạnh dị đoan với cây hoàng dương, biểu tượng che chở cho căn nhà.”
Một hành động để truyền giáo
Về phần mình, linh mục Vincent Artarit, giáo xứ Saumur thuộc giáo phận Angers cho biết, “hai lễ quy tụ giáo dân nhiều nhất là lễ Giáng Sinh và Lễ Lá, sau đó mới đến lễ Phục Sinh”. Linh mục nhận thấy những người đi Lễ Lá khác với những người đi lễ ngày thường nên ngài liên hệ đến việc làm phép là hoàng dương, ngài nói: “Việc làm phép lá rất quan trọng với họ, có thể đây là dị đoan.” Một hiện tượng mà theo cha còn quan trọng hơn ở các vùng thôn quê, ngài cười nói: “Họ đến khi làm phép lá và ra về ngay.” Nhưng ngài cho biết: “Vẫn còn những nơi mang biểu tượng phúc âm hóa. Đây là hành vi bên lề phụng vụ, chúng ta còn phải giới thiệu về kitô giáo hơn, vì hành vi này mang nhiều ý nghĩa”.
Một cách giải thích được linh mục Michel Guégen, giáo xứ Saint-Honoré-d’Eylau quận 16 thủ đô Paris cùng chia sẻ: “Đây là thánh lễ có nhiều người đến dự nhất vì họ đến lấy các cành lá đã làm phép. Thánh lễ được nhiều người theo dõi”. Linh mục còn nhớ có năm có đến 2.200 người tham dự, bình thường mỗi tuần chỉ có tối đa 700 người tham dự. Ngài cho biết: “Nhà thờ chật ních và tôi rất thích. Tôi có thể nói đây là lòng mộ đạo bình dân nhưng tôi rất tôn trọng. Lòng mộ đạo này giúp chúng ta đến gần với người không đến nhà thờ thường xuyên. Theo tôi, đây cũng giống như giáo dân hành hương đến phủi bụi chân Thánh Phêrô ở đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Tôi nghĩ Chúa Nhân Lành sẽ tìm họ ở đó. Thêm nữa Lễ Lá được cử hành rất đẹp, khá hoàn hảo và gần như tóm gọn cả Tuần Thánh. Niềm vui Phục Sinh như đã có ở đó”.
“Cơ hội để tìm lại nền tảng đức tin”
Linh mục Olivier Barnay, cha xứ của giáo xứ Pont-de-Veyle, giáo phận Ars nhìn sự việc dưới một cái nhìn khác. Theo ngài đây không phải là dị đoan nhưng đúng hơn là tiến trình của một đức tin sâu đậm: “Ngược với lễ Giáng Sinh, một thánh lễ khó giữ tập trung, trong khi với lễ Phục Sinh, Lễ Lá tâm tình đón nhận rất sốt sắng, sâu đậm. Tôi nhận thấy có một bầu khí đức tin mang ấn tượng mãnh liệt. Theo tôi nó vượt lên dị đoan. Hãy đến với Lễ Lá nếu lòng bạn mong muốn. Tôi để ý càng ngày càng có nhiều người tham dự các nghi thức Tuần Thánh, phổ biến nhất là đi đàng Thánh giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh”. Linh mục cũng cho biết mỗi năm có nhiều người đến nhà thờ hơn năm trước: “Có một nhu cầu đến nhà thờ vào dịp lễ Phục Sinh để tìm lại nền tảng đức tin. Có một nhu cầu trong lòng giáo dân để nghe câu chuyện về Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Chúng ta không thể đến với sáng chúa nhật Phục Sinh mà không nghe Phúc Âm về cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu”. Một thánh lễ mà linh mục thừa nhận, được phổ biến hơn vì “giáo dân đến tìm một cái gì đó mà họ nhận ra ở nơi mình.” Theo ngài, chiều kích hiện thể này rất mạnh: “Chúng ta đập ba lần vào cánh cửa lớn nhà thờ, rồi có các cành lá, có kiệu chung quanh ngôi vườn bên cạnh nhà thờ”.
Dấu hiệu của sự thức tỉnh tâm linh?
Đối với linh mục của một giáo xứ nông thôn thì không có gì tầm thường: “Tôi nghĩ đây là dấu hiệu thức tỉnh tâm linh của nước Pháp. Cái mới ở đây là thực chất. Mười mấy năm trước đây, giáo dân còn đến nhà thờ ngày Lễ Lá để tìm một cành lá vì truyền thống, nhưng bây giờ thì Lễ Lá mang ý nghĩa sâu đậm hơn. Ngày nay giới truyền thông bám rịt đưa tin chống Giáo hội. Vào dịp lễ Phục Sinh dĩ nhiên nó sẽ tạo một phản ứng ngược. Họ không lấy đi đỉnh cao đức tin của chúng ta. Chính vì vậy mà giáo dân đến với Lễ Lá”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Cây hoàng dương (buis)
Cây thường xuân (lierre)
Cây nhựa ruồi (houx),
Thích điều này:
Thích Đang tải...