Điện ảnh gia Christof Schaub: “Các nhà thờ giúp chúng ta lấp đầy trống rỗng”
Điện ảnh gia Thụy Sĩ Christof Schaub: “Khi tôi thấy một nhà thờ, tôi muốn đi vào, tôi muốn dùng thì giờ để quan sát” | © cineworx
cath.ch, Pierre Pistoletti, 2019-04-08
Kể từ ngày thứ tư 10 tháng 4 – 2019, cuốn phim Kiến trúc của vô tận (Architecture de l’infini) của nhà đạo diễn Christof Schaub sẽ được chiếu ở các rạp chiếu bóng Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp. Một cuốn phim chiêm niệm đặc biệt về các nơi này, nơi mà vô tận được vén mở: một vài nhà thờ có từ thời Trung Cổ hay hiện đại và viện bảo tàng.
Các kiến trúc của các công trình hiện đại cảm hứng từ các công trình của tổ tiên thời Trung Cổ, các kiến trúc này cũng có chỗ đứng trong tác phẩm của nhà đạo diễn Thụy Sĩ. Một vài nơi chốn có một hào quang, một năng lực vượt quá nhận thức cảm quan có thể mô tả được. Trong cuốn phim tài liệu mới “Kiến trúc của vô tận”, đạo diễn Christoph Schaub khám phá cảm nhận siêu việt và tác động trên cảm xúc của các nơi chốn này qua các cuộc gặp gỡ của các kiến trúc sư và nghệ sĩ như Peter Zumthor, Cristina Iglesias, Jojo Mayer, Alvaro Siza Vieira, Peter Märkli và James Turrell. Thêm nữa các nghệ sĩ nói về vô tận “hay hơn các linh mục hay các nhà thông thái”.
Cuốn phim “Kiến trúc của vô tận” là chuyến đi đến những nơi mà người xem cảm nhận chính cái hữu hạn của mình. Trong tấm gương của vô tận là kinh nghiệm hữu hạn mà đạo diễn Christof Schaub đề cập đến trong phần suy niệm hướng nội về ngưỡng cửa của đức tin. Phỏng vấn.
Từ đâu ông chú ý đến các nhà thờ?
Christoph Schaub: Trước hết tôi chú ý qua kiến trúc và cảm xúc mà nhà thờ có thể mang lại. Đây không phải là lần đầu tiên tôi làm việc trên chủ đề này. Với cuốn phim này, tôi đề cập đến làm thế nào trong khả năng của nó, kiến trúc có thể khơi lên một chuyện khác. Và với nhà thờ cũng vậy. Khi tôi khám phá một nhà thờ, tôi muốn đi vào, tôi muốn dùng thì giờ để quan sát. Và cũng có một lý do thứ ba khác, lý do này cá nhân hơn và tôi cũng có nhắc đến trong phim. Cha tôi qua đời khi tôi còn nhỏ. Tôi không có mặt lúc chôn ông. Khi đó tôi muốn ông hãnh diện về tôi nên tôi đi học. Trong một thời gian lâu, tôi thấy thiếu một “nơi từ giã”. Bây giờ tôi biết có những nơi mà trống rỗng có thể được lấp đầy và mình có thể nhớ lại.
Marta An Nguyễn dịch
Một số hình ảnh trong phim: