Sách 15 Dụ ngôn quy về điều chủ yếu
Chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả quyển sách 15 Dụ ngôn quy về điều chủ yếu của Linh mục René-Luc. Linh mục René-Luc là người nhiệt tình truyền giáo cho người trẻ. Xin giới thiệu với quý độc giả con người quá đặc biệt này.
Đáng lý là sếp băng đảng nhưng lại làm linh mục
Lời nói đầu sách 15 Dụ ngôn quy về điều chủ yếu
– René-Luc, cha phải viết một quyển sách mới!
– Vậy à, viết về đề tài gì?
– Về các dụ ngôn của cha. Các dụ ngôn này giúp chúng con rất nhiều khi đi sứ vụ. Dĩ nhiên các dụ ngôn này có trên YouTube, nhưng nếu cha viết ra thì chúng con phổ biến được dễ dàng hơn.
CapMissio dấn thân vì các bạn trẻ
CapMissio đáp ứng hai nhu cầu. Một mặt, chúng tôi nhận nhiều lời yêu cầu của các bạn trẻ, họ mong được biết nhiều hơn về đức tin của mình. Họ muốn trả lời cho được các câu hỏi khi bạn bè gặp nhau đặt cho nhau. Mặt khác, chúng tôi có một yêu cầu của Giáo hội. Giáo hội mong nối kết với các bạn trẻ và biết rõ, như Thánh Gioan-Phaolô II đã nói, “tông đồ tốt nhất cho các người trẻ là chính họ”. Vấn đề là các bạn trẻ bận học, bận công ăn việc làm, họ không có thì giờ để cống hiến theo mong chờ này của Giáo hội. Như thế CapMissio đáp ứng được hai nhu cầu; đào tạo các bạn trẻ và gởi họ đi một năm ở gần các bạn trẻ khác!
1- Dụ ngôn cánh cửa của quả tim hay làm thế nào để gặp Chúa?
Tiến trình gặp Chúa không phải dễ. Dù đã nghe chứng từ, dù đã đọc tông huấn của giáo hoàng, đôi khi chúng ta như ở trước bức tường. Có các lý do nào cho việc ngăn chận này không? Và đó là điều mà tôi muốn giải thích với các bạn về dụ ngôn cánh cửa của quả tim.
2- Dụ ngôn ngọn đèn hải đăng hay làm thế nào để phân định con đường riêng của mình?
Những câu hỏi về tương lai đặc biệt quan trọng khi chúng ta còn trẻ. Nhưng nó sẽ không biến mất với thời gian, ngược lại chúng ta phải luôn chọn đi chọn lại trong suốt đời mình: định hướng nghề nghiệp mới, dự tính cho hoàn cảnh gia đình mới, tiếng gọi mới trong tiếng đã gọi.
3- Dụ ngôn các ngôi sao hay làm thế nào nhận biết dấu chỉ của Chúa?
Một số trường hợp trùng hợp thật khó hiểu. Khi các người hoài nghi cho đó chỉ là một chuỗi các sự việc kế tiếp nhau thì người có lòng tin thấy đây là việc Chúa quan phòng, là dấu ấn của Chúa. Tình cờ có phải là phương tiện Chúa dùng để hành động trong bí mật không?
4- Dụ ngôn chiếc ca-nô hay làm thế nào để duy trì tình yêu lứa đôi?
Có người ngạc nhiên khi thấy các linh mục độc thân lại cho lời khuyên về đời sống lứa đôi. Nhưng mục vụ của chúng tôi là lắng nghe, chúng tôi bỏ ra hàng giờ để nghe các cặp đủ mọi lứa tuổi tâm sự, vậy chúng tôi có đủ khả năng!
5- Dụ ngôn phòng chờ ánh sáng hay chuyện gì xảy ra lúc lâm chung?
Chúng ta cố gắng sống trong ánh sáng Phúc Âm ngay thế gian này và đến giờ cuối chúng ta có thể nói như Thánh Têrêxa Lisiơ, nữ tu Dòng Kín chết khi 24 tuổi:
– Không, tôi không chết, tôi vào trong sự sống!
6- Dụ ngôn lò sưởi hay Chúa quá nhân lành, vì sao lại có đau khổ?
Chúng ta luôn nắm lấy bàn tay Chúa Kitô, chúng ta đau khổ nhưng với sự nâng đỡ đặc biệt này, với niềm hy vọng Chúa Kitô chiến thắng đau khổ và cái chết. Chúng ta chọn lựa đau khổ ít nhất có thể bằng cách lắng nghe Lời Chúa, theo các điều răn của Người trong đời sống, trong xã hội chúng ta. Và nếu chúng ta phải đối diện với đau khổ, chúng ta cùng đi tay trong tay với Chúa Giêsu, mặc cho mọi sự vẫn cố gắng vẫn yêu thương.
7- Dụ ngôn keo dính hay tại sao phải xưng tội với một linh mục?
Để mở đầu dụ ngôn này, tôi xin kể lại câu chuyện cuộc gặp không thể tưởng tượng tôi gặp ngoài đường và tôi đã kể trong quyển sách Chúa ở trọn tâm hồn. Câu chuyện cho chúng ta thấy Chúa đã dùng bí tích hòa giải để đưa người phạm tội về với Ngài quan trọng như thế nào.
8- Dụ ngôn phi trường hay chuyện gì xảy ra khi con người đánh mất ý nghĩa về Thiên Chúa?
Vậy mà chúng ta được dựng nên để có đời sống thiêng liêng, chúng ta được dựng nên là để cho Chúa, chúng ta được dựng nên là để chiêm niệm. Khám phá chiều kích thiêng liêng là điều thiết yếu để sống trọn vẹn nhân tính của chúng ta. Chúng ta được dựng nên để cho Chúa cũng như máy bay được chế tạo để bay. Chúng ta hãy dùng các phương tiện của mình để cất cánh, xăng tay vén áo dùng hết sức lực của mình để trở nên con người mà chúng ta phải trở nên!
9- Dụ ngôn Binh đoàn Lê dương Pháp hay vì sao Chúa cho phép các thử thách?
Đúng, chúng ta đừng xao xuyến nếu suốt đời chúng ta phải đối diện với thử thách vì, như thánh cha xứ Ars nói: “Tất cả binh lính đều tốt trong đồn. Chính trên chiến trường mà chúng ta phân biệt được ai là dũng cảm, ai là hèn.”
10- Dụ ngôn con đường hay làm thế nào để tôn trọng tất cả các tôn giáo?
Mỗi người có thể xác quyết vào tôn giáo của mình nhưng vẫn tôn trọng sâu xa tôn giáo của người khác. Bởi vì chúng ta phải vui mừng cùng đi chung với nhau trên con đường đức tin.
11- Dụ ngôn thuyền buồm hay tại sao bỏ thì giờ ra cầu nguyện là quan trọng?
Chúng ta đừng để cả đời để chèo cho nhọc sức, chúng ta hãy theo con đường nội tâm vì ở đó chúng ta khám phá một năng lực mới, một sức mạnh mới, đó là năng lực và sức mạnh của Thần Khí.
12- Dụ ngôn leo vách đá hay làm sao thăng tiến trong đời sống thiêng liêng?
Chương trình của Chúa là tất cả chúng ta phải được cứu rỗi và chúng ta phải lên tới đỉnh. Tất cả những ai lên đến đỉnh đều đã nếm niềm vui này: Tôi đã thực hiện được! Tôi đã đến! khi chúng ta lên đến đỉnh của đời sống mình, chúng ta sẽ hưởng một niềm vui còn lớn hơn, rất sâu đậm và vĩnh cửu!
13- Dụ ngôn Mặt trời hay làm thế nào để giải thích Chúa Ba Ngôi?
Thánh phó tế Êphrem người Syria sống ở thế kỷ thứ 4 đã dùng một hình ảnh khác để giải thích Chúa Ba Ngôi: “Mặt trời là Chúa Cha, tia sáng mặt trời là Chúa Con, ánh sáng và sức nóng là Chúa Thánh Thần.” Đó là hình ảnh tôi yêu thích nhất.
14- Dụ ngôn ngọn lửa hay vì sao một tín hữu kitô không thể tin ở Chúa Giêsu mà lại loại bỏ Giáo hội?
Đúng, Chúng ta phải đi ra khỏi cô lập, phải đi trên con đường của Giáo hội, của hiệp thông với nhau trong tình đoàn kết, thắp sáng lại ngọn lửa của chúng ta để thực hiện lời Chúa Giêsu: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Luc 12, 49).
15- Dụ ngôn cái xiềng hay làm sao nói về đức tin của mình mà vẫn tôn trọng tự do của người khác?
Và đúng vậy, Thánh Phaolô đã nhắc chúng ta: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Co 9,16). Vậy hạnh phúc cho tôi nếu tôi rao giảng Tin Mừng!