Mỗi thế hệ có giáo hoàng của mình?
27 tháng 7 2016: Ngày JMJ ở Krakow
la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2019-01-19
“Thế hệ” Gioan-Phaolô II, Bênêđictô và bây giờ là Phanxicô: từ ba mươi năm nay, gần như các người trẻ công giáo đều muốn gắn một cách chặt chẽ và lâu dài với giáo hoàng của tuổi thanh xuân của mình. Trước thềm ngày JMJ Panama, chúng ta tìm hiểu hiện tượng “thế hệ” này.
“Thế hệ Gioan-Phaolô II” được đánh dấu bởi việc tân phúc âm hóa, “thế hệ Bênêđictô XVI” là thế hệ tìm lại niềm vui chiêm niệm và lập luận giữa đức tin và lý trí, còn “thế hệ Phanxicô” sắp gặp nhau trong ngày JMJ Panama là thế hệ nào? Một thế hệ được đánh dấu bằng bài diễn văn của Giáo hoàng Phanxicô về môi sinh, về lời kêu gọi khẩn cấp của ngài quan tâm đến người nghèo nhất, đến việc đón nhận người di dân. Ông Paul Piccarreta, 29 tuổi, người thành lập tạp chí môi sinh toàn diện Limite cho biết: “Theo tôi, đây đúng là giáo hoàng của những người trở về với đức tin.” Chính ông là người trở về với Giáo hội từ đầu triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, ông ca ngợi “cách thể hiện đức tin” của ngài và “tính độc đáo trong tiến trình nhấn mạnh đến sự khẩn cấp về môi sinh và cách ngài đề cập”. Nhà báo trẻ nhiệt tình nói: “Ngài không những nói đến các vùng ngoại vi, ngài còn đi đến đó.”
Nhưng từ đâu có ý tưởng mỗi thế hệ người công giáo được đánh dấu qua giáo hoàng thời trẻ của mình và các chọn lựa đặc biệt của triều giáo hoàng? Chúng ta có nên thấy đàng sau các thế hệ kế tiếp đơn thuần là bắt chước tác động của “thế hệ Gioan-Phaolô II”, hay một sự gần gũi thực sự với một giáo hoàng, bắt nguồn từ cuộc gặp biểu tượng của các ngày JMJ không?
Như thế chúng ta nên xem lại định nghĩa của chữ “thế hệ”. Rõ ràng phải để “chữ thế hệ” trong ngoặc kép vì không thể bao gồm tất cả người trẻ Pháp, người công giáo chỉ là thiểu số và chúng ta phải hiểu điều này, dù đây là một trong các đặc nét của “thế hệ” công giáo trẻ. Và cũng nơi người trẻ công giáo, sự gắn bó vào hình ảnh một giáo hoàng chưa khi nào được đồng nhất chia sẻ.
Sử gia Charles Mercier, giảng viên đại học Bordeaux tuân theo giả thuyết, theo đó “vào khoảng tuổi hai mươi, có sự kết tụ các giá trị chung quanh một sự kiện được chia sẻ chung”. Theo ông, “một sự kiện đủ quan trọng để “có thể cấu thành”: như sự kiện phong trào sinh viên nổi dậy tại Pháp Tháng 5, 68 (Mai 68) hay các thế hệ được đánh dấu bởi hai thế chiến. Ông tóm tắt: “Trong giả thuyết này, nếu các người trẻ mà hình ảnh của giáo hoàng quan trọng đủ để đánh dấu, qua gặp gỡ với ngài ở tuổi mà thang bậc giá trị của họ đã được ổn định, thì khi đó có thể nói có các thế hệ được đánh dấu bởi các giáo hoàng”.
Theo Linh mục Vincent Breynaert, giám đốc Ủy ban quốc gia rao giảng phúc âm cho người trẻ và ơn gọi của Hội đồng giám mục Pháp: “Là chuyện bình thường khi mỗi giáo hoàng in dấu ấn của mình trên các người trẻ, nhất là tại các xã hội muốn giao tiếp của chúng ta. Chắc chắn giáo hoàng là hình ảnh phụ tử, nhưng cũng là người mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội để trả lời cho các vấn đề lớn của đương thời.”
Và cuộc gặp gỡ tiêu biểu để đánh dấu lâu dài của tuổi trẻ là các ngày JMJ. Đối với Giáo hội công giáo Pháp, Ngày JMJ Paris mùa hè năm 1997 là hình ảnh tiêu biểu. Nhiều người bây giờ còn nói, đối với họ và với toàn Giáo hội Pháp, đó là thời điểm cơ bản của sự thức tỉnh thiêng liêng. Sử gia Charles Mercier đang viết một quyển sách về lịch sử các ngày JMJ ghi nhận, so với các ngày JMJ trước, các ngày JMJ sau này đã cho thấy tính tích cực của nó. Các quan sát viên dù thù nghịch nhất cũng thấy ở đây một tuổi trẻ cởi mở và hạnh phúc, ít đối lập với tính hiện đại như các ngày JMJ ở Denver hay ở Manila. Một âm hưởng theo đó dấu ấn của giáo hoàng ít được đánh dấu hơn so với các nhà tổ chức của sự kiện, đứng đầu là hồng y Lustiger, khi đó là Tổng Giám mục giáo phận Paris.
Nếu hiện tượng đồng nhất tuổi trẻ với giáo hoàng bắt đầu với Đức Gioan-Phaolô II là vì triều giáo hoàng của ngài tương ứng với việc triển khai một mục vụ giáo hoàng của tuổi trẻ. Giáo sư sử gia Charles Mercier nhấn mạnh: “Trước Đức Gioan-Phaolô II, tuổi trẻ chưa bao giờ là đối tượng ưu tiên của Giáo hội”. Cho đến khi có sự bỏ đi hàng loạt của người công giáo trong những năm 1960. “Trong bối cảnh của một sự khủng hoảng xã hội hóa tôn giáo ở thời thơ ấu và ở thời niên thiếu, chúng ta đi từ lô-gích một sự trao truyền tự động đức tin qua lô-gích của việc trở lại.” Để đáp ứng nhu cầu này, Giáo hội phải tái chinh phục lại người trẻ, thêm nữa giáo hoàng Karol Wojtyla ngày trước là tuyên úy sinh viên nên ngài hiểu vấn đề này. Nhưng sử gia Charles Mercier đặt sự phát triển này của Giáo hội trong một bình diện rộng hơn của một “phong trào toàn cầu đánh giá lại giới trẻ, đôi khi được chuyển thành một loại chủ nghĩa làm trẻ văn hóa lại”.
Một phân tích được nhà xã hội học Yann Raison du Cleuziou xác nhận. “Không phải lúc nào cũng hợp pháp hóa để tuyên bố ‘tuổi trẻ với chúng tôi’. Chỉ từ những năm 1960 chúng ta mơi bắt đầu khẳng định là phải nghe khát vọng tuổi trẻ để xây dựng thế giới ngày mai. Trước đó ngược lại, chúng ta xem tuổi trẻ là tuổi cần phải học hỏi và đánh giá cao sự khôn ngoan của những người có kinh nghiệm”.
Nếu Đức Gioan-Phaolô II là người bắt đầu đặt người trẻ vào trọng tâm chú ý của Giáo hội thì năng động này gần như đến cực điểm vào thời của Đức Phanxicô. Ngày JMJ Panama thực sự là kết quả của một chuỗi dài tác động: thư của giáo hoàng gởi người trẻ (Chúa thì trẻ), Thượng hội đồng các giám mục tháng 10 năm 2018 mà một thông báo vừa cho biết, một diễn đàn quốc tế về người trẻ sẽ được kéo dài vào tháng 6 năm nay ở Rôma.
Giáo hội sẽ đi vào chủ nghĩa trẻ trung? Linh mục Breynaert trả lời: “Không, nhưng có một nhận thức về các thiếu sót đối với giới trẻ. Chúng tôi biết chúng tôi đã đánh mất một phần tuổi trẻ của chúng tôi. Dĩ nhiên các người trẻ là một ưu tiên của Giáo hội”.
Chúng ta có một ý kiến khác, theo nhà xã hội học Yann Raison du Cleuziou, trên tất cả, các vấn đề gọi là “thế hệ” chỉ là các hiện tượng cổ điển của việc dán nhãn, mượn từ các các quy tắc của dân quân chính trị và bài văn hóa, chúng ta nên so sánh với “Thế hệ Mitterrand” được Phong trào tuổi trẻ xã hội đưa ra vào cuối những năm 1980. “Đó là một cách nói, ‘chúng tôi là thế hệ mới, như thế chúng tôi khác với các xu hướng chính’”. Một chiến lược dán nhãn mà theo ông nhắm cả ở bên ngoài lẫn bên trong Giáo hội: họ cậy đến giáo hoàng để hợp pháp hóa một vài đấu tranh hay một vài lựa chọn nào đó trong nội bộ. “Những người bảo thủ đã có thể nói “thế hệ Gioan-Phaolô II” để chỉ trích hàng giám mục Pháp, một số người tự xưng là “thế hệ Phanxicô” để chỉ trích phong trào ‘Phản kháng cho tất cả mọi người” (La Manif pour tous) và những người công giáo chủ trương đồng nhất.
Điều này đặt ra câu hỏi liệu các “thế hệ” kế tiếp liên hệ đến các giáo hoàng và các triều giáo hoàng khác nhau có thể nào ‘cạnh tranh’ với nhau. Chúng ta nghĩ đến những người gần gũi với Bênêđictô có thể cảm thấy mình bị bức bách bởi phong thái của Đức Phanxicô. Nhưng không hẳn chỉ có vậy. Vì như nhà báo Paul Piccarreta cho rằng, “một cách khách quan, môi sinh thì quan trọng hơn là phụng vụ”, thì chắc chắn Đức Phanxicô để lại dấu vết lâu dài hơn Bênêđictô.
Các vết nứt mà sử gia Charles Mercier đã gia giảm một cách rộng rãi: “Có xu hướng chọn lọc, chỉ lựa một phần nội dung của mỗi giáo hoàng để làm thành một chọn lựa đặc biệt cho triều giáo hoàng đó, nhưng nếu chúng ta nhìn trong tổng thể thì sự liên tục giữa các giáo hoàng thì lớn hơn là các khác biệt.” Từ đó, một số người trẻ công giáo ngày nay không ngần ngại cho rằng họ có được di sản của ba giáo hoàng gần đây.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: JMJ Panama 2019: Các đặc nét của chuyến tông du